Chuyển đến nội dung chính

Món ăn: Cải Bó Xôi

Cải bó xôi (CBX) là loại rau rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các khoáng tố: natri, kali, canxi, photpho, magiê, mangan, kẽm, sắt, đồng… và cũng rất phong phú vitamin B, C, tiền sinh tố A (caroten), B9 (axit folic), B12; các dưỡng chất: protid, glucid, lipid, arginin...

Theo Đông y, CBX tính ngọt, mát, không độc có tính năng bổ ngũ tạng, thanh nhiệt trường vị, giải độc rượu, làm mắt sáng, chữa quáng gà, đẩy nhanh sự phát dục bình thường của trẻ em, phòng chống các chứng lở môi, lưỡi, miệng và các chứng viêm khác như viêm bao tử.

Chữa thiếu máu, khí huyết hư, suy nhược: dùng một lượng CBX vừa ý, luộc hoặc nhúng nước sôi xong đem nấu canh với thịt lợn nạc, gan lợn, hoặc trứng gà.

Thiếu máu, mất máu, trĩ táo bón, ngứa: tiết lợn 250g luộc chín kỹ xong thái lát rồi cho lại vào nước cùng CBX với lượng vừa ý nấu thành canh (khoảng 500g rau) nêm gia vị.

Bổ âm nhuận phế, chữa tăng huyết áp, dưỡng huyết, chỉ huyết: CBX 300g, gừng tươi 15g, hành 10g, xì dầu 10g, dầu vừng 10g, muối 6g, tỏi 5g. Tỏi, gừng giã nhuyễn vắt lấy nước, hành tỉa hoa, CBX nhúng nước sôi vắt ráo nước. Cho tất cả vào trộn đều. Ngày ăn 2 lần với cơm.

Chữa thiếu máu, rối loạn tiêu hóa, bệnh đường hô hấp: CBX 100g cho vào bát với 200ml nước đun cách thủy 10 phút, uống vào buổi sáng, trưa.

Tăng huyết áp gây đỏ mặt, nhức đầu: CBX lượng tùy ý rửa sạch bỏ vào nước sôi 2 - 3 phút quấy lên vớt ra. Lấy con sứa biển rửa sạch thái nhỏ nhúng qua nước sôi. Cho hai thứ trên vào dầu vừng, ít muối, gia vị trộn để ăn. Hoặc: CBX 250g, rau cần 250g, cả 2 rửa sạch, bỏ rễ, thái khúc ngâm nước sôi 2 - 3 phút vớt ra cho vào tô, nêm dầu vừng, gia vị trộn để ăn với cơm hoặc để nấu cháo.

Bổ âm dưỡng huyết, chữa tăng huyết áp: CBX 300g, mực tươi 300g, tỏi 20g, xì dầu 10g, dầu 50g, hành 10g, muối 5g, CBX cắt đoạn 5cm, mực tươi cắt đoạn 4cm. Đổ dầu, phi thơm hành tỏi cho mực vào trước xào sơ, rồi cho rau và các thứ gia vị vào xào chín. Ngày 1 lần ăn với cơm.

Bổ âm trị ho, chữa tăng huyết áp: CBX 200g, ngân nhĩ 20g, tỏi 10g hành 10g, dầu ăn 30g, gừng 5g. Muối 5g. Rau cắt đoạn 5cm dùng nước sôi luộc chín để ráo nước. Ngân nhĩ bổ cuống, rang sơ, xé nhỏ. Cho cùng gia vị vào xào. Ngày ăn 2 lần với cơm.

Tư âm dưỡng tâm, thanh nhiệt, tiêu độc: CBX 300g, trứng muối 2 quả, gia vị. Đặt nước sôi bỏ trứng muối bóc vỏ thái lát vào rồi cho CBX cắt đoạn vào tiếp cùng gia vị. Nấu canh ăn với cơm. Dùng tốt cho trường hợp gan nhiễm mỡ.

Vị âm bất túc, đau nóng rát thượng vị, miệng khô không muốn ăn, thích uống nước, táo bón: CBX 200g thái sẵn, lấy đậu phụ 200g giã nhuyễn, trộn với 50g thịt heo xay, gia ít nước, tinh bột, muối, trộn với trứng gà (1 quả) vắt thành viên thả vào nước sôi nấu chín, rồi cho CBX vào.

Chữa suy nhược thần kinh và thể lực, chống lão hóa: CBX sống, giã lấy nước uống hoặc nấu chín, hoặc lấy dịch ép pha rượu uống. Có thể phối hợp với cải soong.

Kiện tỳ, tiêu thũng trị suy nhược cơ thể: CBX 200g, nhân sâm (hoặc đảng sâm) 40g, thịt lợn 100g, bột mì hoặc bột gạo, gừng, hồ tiêu, dầu, tương, dầu thơm, muối. Làm như bài trên.

Chữa khát nước, táo bón của người bị đái tháo đường: 90g CBX, 10g mộc nhĩ trắng, nấu nước uống.

Bổ thận, tráng dương: CBX 200g, sò khô 50g, câu kỷ 10g, táo đỏ 10 quả. Hành 10g, dầu 30g, muối 5g, sò khô rửa sạch cắt miếng, táo đỏ bỏ hột, câu kỷ tử bỏ tạp chất. Đổ dầu vào phi thơm hành, cho 1.000ml nước sôi, bỏ sò, CBX, câu kỷ vào nấu 5 - 10 phút thì chín. Ngày ăn 1 lần với cơm.

Lưu ý: Tránh dùng cho những người có các bệnh sỏi thận, sỏi mật, người hay đi ngoài lỏng vì nó chứa nhiều canxi. Nên phối hợp CBX với một vài thực phẩm khác, không dùng đơn thuần CBX. Không nên ăn, uống kéo dài CBX.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,