Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phong thủy

Thờ cúng Táo Quân

Bếp ăn , từ ngàn xưa đã được người cổ đại sùng bái, sau trở thành biểu trưng của sự no ấm thịnh vượng của mỗi gia đình, là đà phát triển tất yếu của con người. Việc cầu Táo Quân ban cho phước lộc cũng là điều dễ hiểu thôi. Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể (thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo. Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất. Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau: Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ

Văn khấn Đón Gia Tiên

Tổ đức vĩnh thùy thiên tải thịnh Gia phong hàm lạc tứ thời xuân. Tư thời, tiết giao thừa xxxx niên, tử tôn chúng con là xxxx ngụ tại Việt Nam quốc, ... tỉnh, ... quận, ... xã Cung nghinh tiên tổ hồi giáng gia đường, chứng giám lòng thành, thụ kỳ lễ vật, khuôn phù gia nội đắc bình an. Nhất tâm bái thỉnh: Bản cảnh Thành hoàng đại vương, Truy hồn sứ giả, Thiếp phách quan quân, Trì phan đồng tử, Dẫn lộ tướng quân, Bản xứ Thần linh Thổ địa; Phúc Đức chính thần; Ngũ Phương - Ngũ Thổ Long thần; Tiền Hậu Địa chúa Tài thần; Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân tiếp dẫn vong linh chư vị gia tiên (đọc tên những người thờ phụng) lai đáo gia đường, chứng minh công đức. Duy nguyện: chư tôn hiền thánh, khứ tự xuy phong, lai như xiết điện, bảo hộ tiên tổ giáng phó gia đường. Duy nguyện: tổ tiên giám cách, nguyện than phục chỉ, hiếu phụng xuân thu, giáng phó gia đường, chứng minh công đức. Nhất tâm bái thỉnh: Cao cao chi tổ, viễn viễn chi tông, thúc bá đệ huynh, cô di tỷ muội, bà cô ông mãnh;

Văn khấn Giao thừa (Ngoài sân)

Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là: Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan. Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan. Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan. Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan. Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan. Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan. Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thi

Văn khấn Giao thừa (Trong nhà)

Kính lạy Hoàng Thiên - Hậu Thổ chư vị tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa; Phúc Đức chính thần; Ngũ Phương - Ngũ Thổ Long thần; Tiền Hậu Địa chúa Tài thần; Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân; Cửu Huyền Thất Tổ chư vị tiên linh Tín chủ chúng con là xxxx cùng toàn gia già trẻ lớn bé, ngụ tại  Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, Tống cựu nghênh tân, Giờ Tý đầu xuân, Đón mừng Nguyên đán, Tam dương khai thái , Vạn tượng canh tân. Tín chủ chúng con thành tâm tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dâng Phật - Thánh, dâng hiến Tôn thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh. Tín chủ chúng con kính mời Hoàng Thiên - Hậu Thổ chư vị tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa; Phúc đức chính thần; Ngũ Phương - Ngũ Thổ Long thần; Tiền Hậu Địa chúa Tài thần; Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Cửu huyền Th

Thờ cúng Thần tài, Thổ địa

Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công. Bản chất Trường Khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính Âm, không ưa sự phô trương, mang tính đối nội (ngay cả trong ngày giỗ hay Tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài đến muốn thắp nén nhang phải xin phép gia chủ). Thần tài:    神 財 Thần: - vị Thần, - Tinh thần,  Thần: Thiêng liêng mầu nhiệm, Tài:  - trí phi thường.             Tài: tiền bạc, của cải. Thần tài là vị Thần cai quản về tiền bạc và của cải. Theo tín ngưỡng dân gian, Thần tài mang lại tiền bạc hay của cải cho mỗi gia đình, nên mỗi gia đình, nhứt là gia đình mua bán hay kinh doanh đều có bàn thờ Thần tài, đốt nhang nghi ngút để cầu xin Thần tài cho mua may bán đắt, trúng mối lời nhiều, đem lại nhiều tiền bạc sung túc. Người đời rất quí trọng tiền bạc nên rất quí trọng Thần tài. Những nhà kinh doanh đều có lập bàn thờ Thần tài rất long trọng, đặc biệt bàn thờ Thần tài