Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Dự án

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,

PHẦN 2: MỘT HỆ THỐNG CUNG CẤP GIÁ TRỊ

 Thông tin trong phần này cung cấp phạm vi cho phân phối giá trị, quản trị, chức năng dự án, môi trường dự án và quản lý sản phẩm. Mục 2.1 Tạo giá trị (Create Value) . Phần này mô tả cách các dự án hoạt động trong một hệ thống để tạo ra giá trị cho các tổ chức và các bên liên quan (stakeholder) của họ. Mục 2.2 Hệ thống quản trị tổ chức (Organization Governance System) . Phần này mô tả cách thức quản trị hỗ trợ một hệ thống cung cấp giá trị. Mục  2.3 Các chức năng liên quan đến dự án (Function Associated with Projects) . Phần này xác định các chức năng có thể hỗ trợ các dự án. Mục 2.4 Môi trường dự án (The Project Environment) . Phần này xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến các dự án và việc phân phối giá trị. Mục 2.5 Các quan tâm về Quản lý Sản phẩm (Product Management Consideration) . Phần này xác định các cách thức liên quan giữa danh mục đầu tư, chương trình, dự án và sản phẩm.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1. Giới thiệu Tiêu chuẩn Quản lý Dự án (The Standard for Project Management) xác định các nguyên tắc quản lý dự án nhằm hướng dẫn các hành vi và các hành động của các chuyên gia dự án và các bên liên quan khác đang làm việc hoặc tham gia vào các dự án. Phần giới thiệu này mô tả mục đích của tiêu chuẩn này, xác định các thuật ngữ và khái niệm chính và xác định đối tượng sử dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn Quản lý Dự án bao gồm các phần sau: - Phần 1 Giới thiệu. - Phần 2 Một hệ thống của các giá trị bàn giao. - Phần 3 Nguyên tắc Quản lý Dự án. 1.1 MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ DỰ ÁN Tiêu chuẩn Quản lý Dự án cung cấp một cơ sở để hiểu về quản lý dự án và cách một dự án tạo ra các kết quả dự kiến. Tiêu chuẩn này được áp dụng bất kể ngành, vị trí, quy mô hoặc phương pháp tiếp cận (delivery approach) ví dụ như dự đoán, kết hợp hoặc thích ứng. Tiêu chuẩn Quản lý Dự án mô tả hệ thống mà các dự án hoạt động bên trong nó, bao gồm quản trị, các chức năng khả thi, môi trường dự án và các mối quan hệ

10 Best Practice For Integrating Your Customer Data

You say integration, I say integration: Shared understanding of what you mean by "integration"assure better integration. Begin by establishing a common lexicon between all members of your team and all of your stakeholders so there is no misunderstanding or misconstrued intent or action along the way. It is never safe to assume that everyone is "on the same page''.  Whether you mean combining, sharing, or referring to information, integration must be result in people and the tools they use working better together to achieve common goals .    In the context of a customer data integration project, it is important that every stakeholder and every person involved share a common understanding of the end goal of the integration activity. Have a plan with a measurable outcome: It must have a well-developed plan. The saying “A journey of a thousand miles must begin with a single step” has been attributed to Lao-Tzu, the founder of “Tao Te Ching. That planning b

Nghệ thuật thương thuyết:Nói chuyện với các ông Tây, bà Tàu...

Mua nhà máy điện hoặc metro thì phải nói chuyện với những tay chuyên môn là người Đức, Nhật hoặc Pháp, mua nhà máy lọc nước thì chắc chắn sẽ chạm trán với người Pháp, phát biểu nhà máy vật liệu điện tử thì có Mỹ, Nhật, và Hàn Quốc, và nếu xây dựng những chương trình địa ốc lớn sẽ không sao tránh khỏi việc phải thương thuyết với Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Đó là việc mua. Thế còn việc bán thì sao? Việt Nam cũng xuất cảng vật liệu xây dựng, sản phẩm canh nông, công nghiệp… trong bối cảnh toàn cầu hóa, chắc chắn chúng ta càng ngày càng tiếp cận nhiều hơn các thị trường nước ngoài. Và tiếp cận là gì, nếu không phải là thương thuyết với người nước ngoài? Mỗi quốc tịch, một cách làm việc, một lối nhìn, lý luận, ý thích khác nhau. Ngay màu sắc của hàng hóa cũng quan trọng. Ví dụ các nước Ảrập rất thích màu xanh lá cây! Các nước châu Âu thích màu xanh nước biển. Mỹ, Canada và Trung Quốc thích màu đỏ. Bên châu Á có nước rất chuộng màu vàng, màu trắng. Chỉ nói đến màu sắc hàng hóa thôi đã thấy việ

Bối cảnh hợp đồng

Nếu hợp đồng là một bức tranh thì bối cảnh chính là tờ giấy vẽ tranh. Bức tranh sẽ như thế nào nếu các bên ký kết chưa biết được tờ giấy của mình to hay nhỏ, vuông hay tròn? Câu hỏi này có thể khiến một số người giật mình vì không nhiều người nghĩ đến bối cảnh khi soạn hợp đồng. Hợp đồng cần bối cảnh Hợp đồng là công cụ pháp lý không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Một khi được ký kết, hợp đồng chính là “luật” của các bên tham gia. Như những văn bản khác, hợp đồng thể hiện một hoàn cảnh cụ thể với những bên cụ thể, những mong muốn cụ thể. Sẽ không có một hợp đồng mẫu phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng. Bối cảnh khác nhau thì hợp đồng sẽ khác nhau, bối cảnh thay đổi thì hợp đồng cần phải thay đổi theo. Vậy bối cảnh hợp đồng là gì và ảnh hưởng như thế nào đến giá trị pháp lý của hợp đồng? Bối cảnh hợp đồng ghi nhận những sự kiện, hoàn cảnh làm cơ sở cho các bên ký kết, như tư cách, chức năng của các bên, địa vị kinh tế, cơ sở pháp lý, kết quả mong muốn đạt được khi giao kết

Những bí quyết trên bàn đàm phán

Tại cuộc tọa đàm “Những bí quyết trên bàn đàm phán”, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức hồi đầu tuần trước, Giáo sư Phan Văn Trường chia sẻ kinh nghiệm qua những cuộc đàm phán ở nhiều nơi trên thế giới. Câu chuyện của ông đã cuốn hút hơn 100 khách tham dự. Ông Phan Văn Trường mở đầu buổi tọa đàm bằng câu chuyện về cuộc đàm phán lạ đời - đàm phán với một đứa trẻ sơ sinh. Ông kể: năm 2003, vợ chồng ông đón đứa cháu ngoại đầu lòng. Đứa trẻ cứ “oe oe” hoài mà không biết cháu khóc vì đói, khóc đòi ẵm hay cháu khó chịu vì bẩn! “Chỉ hai tiếng “oe oe” nghe nhức cả đầu khiến tôi muốn đàm phán với nó... Chưa bao giờ tôi gặp một đối tượng khó chịu như vậy trong thương thuyết. Và rõ ràng, vì tình thương, đứa trẻ ở thế tay trên”, ông nói. Rồi ông rút ra những bài học nho nhỏ (trong đàm phán) từ câu chuyện trên, kiểu như: (i) không phải cứ có sức mạnh, nhiều lời, hay văn hóa cao là thắng; (ii) sự thành thật, không lừa dối cũng là sức mạnh; (iii) áp lực của con tim và tình thương rất lớn; (iv) kết c

Xót xa đồng tiền dự án

(TBKTSG) - Tính trung bình các nước phát triển thường dành từ 0,2-0,7% GDP của mình hàng năm để viện trợ cho các nước đang phát triển dưới dạng cho vay với thời hạn vay lâu hàng chục năm và có ân hạn (ODA) hoặc viện trợ không hoàn lại. Bên cạnh các chương trình dự án viện trợ không hoàn lại thu được kết quả tốt như mong đợi, không ít dự án đạt hiệu quả thấp và tạo ra tác động không lớn như kỳ vọng. Đối với Việt Nam, Luật Ngân sách nhà nước (2002) quy định tiền viện trợ là một bộ phận cấu thành của ngân sách nhà nước. Lãng phí trong việc sử dụng tiền viện trợ là vi phạm Luật Ngân sách. Bài này phân tích hiện tượng kém hiệu quả phổ biến ở các chương trình dự án viện trợ không hoàn lại (sau đây gọi tắt là “dự án”), nguyên nhân sâu xa của tình trạng này và thử đưa ra một “phác đồ điều trị” để cùng xem xét góp ý nhằm cải thiện tình hình. Hội chứng “con nuôi” Hội chứng “con nuôi” xảy ra khá phổ biến ở hầu hết các dự án. Gọi là “con nuôi” vì trên thực tế không ít các cơ quan tiếp nhận và thự

Nghệ thuật thương thuyết: Biết người, biết ta

(TBKTSG) - Đọc lại bài thơ dân gian “Thằng Bờm” và luận bàn về nghệ thuật thương thuyết. Tôi đã từng dẫn đoàn đi thương thuyết, cũng như đã được dự những cuộc thương thuyết hào hứng hồi còn là kỹ sư trẻ tuổi. 40 năm làm việc rong ruổi khắp năm châu, tôi đúc kết cho mình một bài học: những cuộc thương thuyết thành công mỹ mãn là khi đôi bên có những nhà lãnh đạo sắc sảo áp dụng những chiến thuật đơn giản, ngồi vào bàn đàm phán với lòng chân thật nhất và biết rõ “phe mình” muốn gì, “phe trước mặt” muốn gì. Cả hai bên đều hiểu được lý do tại sao cùng ngồi lại với nhau, dù “đi guốc trong bụng nhau” vẫn giúp nhau đạt đến mục đích tối hậu. Tất nhiên, tôi không phủ nhận trên thương trường đã có những cuộc đàm phán thành công nhờ mánh khóe, chiến thuật lắt léo, nghĩ một đằng nói một nẻo… Nhưng kinh nghiệm cho thấy những cuộc đàm phán trong tinh thần dối trá nhau thường kéo dài vô ích, và hai bên khó đi đường dài cùng nhau. Trong những lớp cao học quy hoạch vùng và kinh tế đô thị mà tôi

Chủ quan và khách quan trong ngôn ngữ thương thuyết

(TBKTSG) - LTS: Tiếp sau bài báo “ Biết người, biết ta và câu chuyện của thằng Bờm ” về nghệ thuật thương thuyết đăng trong mục Sổ tay quản trị của  TBKTSG  số ra ngày 25-6-2009, kỳ này chuyên mục giới thiệu bài viết của cùng tác giả, bàn đến khía cạnh ngôn ngữ trong thương thuyết. Khi ngồi vào bàn đàm phán, không có gì nguy hiểm bằng đôi bên (hay đa bên) không hiểu rõ những gì phe bên kia phát biểu. Có thể bạn cho rằng làm gì có chuyện hiểu sai những câu đại loại như: giá cao quá, công ty không có kinh nghiệm xây dựng loại nhà máy này, phần bê tông không đủ dày… Hiểu lầm nhau không thể dễ đến thế vì thương thuyết bao giờ cũng là một cuộc đàm thoại với ít nhiều tính cách kỹ thuật. Thêm nữa, họp đến đâu đã có văn bản đến đó, đâu còn chỗ cho sự phân vân. Nói tóm lại, không dễ gì hiểu sai nghĩa trong quá trình đàm phán và vì thế ta dễ dàng yên tâm để tiếp tục đàm phán vô tư. Hồi còn là chuyên viên trẻ tuổi, tôi thường có suy nghĩ như thế, nhất là vào thời điểm đó, những cuộc thương