Chuyển đến nội dung chính

Glucosamin dùng sao cho đúng

Glucosamin là một chất tự nhiên được tìm thấy trong các sụn khớp khỏe mạnh của cơ thể. Ở dạng dược phẩm, glucosamin được dùng để trị viêm khớp gối mạn, giúp giảm triệu chứng của thoái hóa khớp nhẹ và trung bình. Trong khi các lợi ích của glucosamin vẫn còn đang được bàn cãi thì thuốc lại được nhiều người sử dụng bừa bãi, mang đến những kết quả không mong muốn.

Ở Mỹ, glucosamin chưa được công nhận là thuốc, chỉ được công nhận là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Nhưng trên thế giới, hiện nay có khoảng 70 quốc gia công nhận glucosamin là thuốc điều trị thoái hóa khớp.

Tác dụng của glucosamin

Glucosamin được tổng hợp tự nhiên trong cơ thể, nhưng khả năng tổng hợp này giảm dần khi tuổi càng cao. Chế phẩm glucosamin được chiết xuất từ mô động vật, đặc biệt là từ vỏ cua, tôm và tôm hùm. Glucosamin được sử dụng rộng rãi cho bệnh viêm khớp mạn tính, đặc biệt là viêm khớp gối. Trong bệnh này, các sụn - là các vật liệu có tính chất đàn hồi tạo thành lớp đệm cho các khớp xương trở nên cứng và mất độ đàn hồi. Nó làm cho các khớp xương dễ bị thương tổn và dẫn đến đau, sưng, khó cử động.

Việc dùng glucosamin để tái tạo và sửa chữa các sụn khớp. Có bằng chứng khả quan cho thấy, glucosamin có thể làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm lại tiến trình của thoái hóa khớp mạn. Có một vài báo cáo sơ bộ gợi ý việc kết hợp glucosamin với vitamin C, bromelain, chondroitin sulfat hay mangan có thể tăng cường tác dụng của glucosamin đối với viêm khớp mạn. Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn. Chondrotin tạo tính đàn hồi cho sụn và được tin là ngăn ngừa sự phá hủy của sụn bởi các enzym. Một báo cáo khác cho thấy có thể có tác dụng trên bệnh vảy nến khi dùng chung glucosamin với dầu cá.

Lưu ý khi sử dụng glucosamin

Về cách dùng và liều dùng, người bệnh nên đến bác sĩ để được chỉ định liều lượng cụ thể phù hợp với thể trạng và mức độ thoái hoá khớp. Một điều cần lưu ý, glucosamin là thuốc điều trị nguyên nhân gây thoái hoá, gây đau khớp, không phải là thuốc giảm đau nên không thể có tác dụng tức thời, cần phải dùng trong thời gian nhất định. Cần phối hợp các loại thuốc chống viêm, giảm đau cùng với glucosamin đến khi hết đau. Nếu thuốc chống viêm giảm đau thuộc loại NSAID như celecoxib, diclofenac... thì phải dùng kèm với thuốc chống loét dạ dày.

Người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên dùng glucosamin. Cần thận trọng khi sử dụng glucosamin cho những người cảm cúm, bệnh nhiễm khuẩn tai - mũi - họng. Glucosamin là một đường amino nên bệnh nhân đái tháo đường hay người bị hạ đường huyết cần thận trọng khi sử dụng glucosamin và phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc dùng glucosamin cho người béo mập vì nhóm người này có thể rất nhạy cảm với bất cứ tác dụng nào của glucosamin về đề kháng insulin.

Glucosamin có thể tăng nguy cơ chảy máu ở một số bệnh nhân. Những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nếu dùng glucosamin nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.

Những tác dụng phụ thông thường liên quan đến glucosamin: đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng... Glucosamin cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch. Glucosamin không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,