Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nghiên cứu

ISI, tiêu chí thẩm định, và các động lực ngược

Phùng Hồ Hải, Ngô Quang Hưng (TBKTSG Online) - Nhân vụ kiện liên quan đến một tạp chí khoa học chuyên ngành hẹp gần đây, chúng ta cần xem xét kỹ hơn về nguyên nhân sâu xa của sự kiện: đó là tiêu chí thẩm định chất lượng nghiên cứu khoa học trong giới hàn lâm của chúng ta hiện nay đã và đang có khả năng dẫn đến các động lực ngược (tạm dịch từ “perverse incentive” của Kinh tế học), làm cho đầu tư công vào nghiên cứu khoa học kém hiệu quả. Trong bài này chúng tôi điểm qua cách mà các nước tiên tiến thẩm định kết quả nghiên cứu khoa học, cách nước ta đang dùng, và cuối cùng đưa ra một vài đề xuất để thay đổi tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu. Những tiêu chí tốt sẽ tạo “động lực thuận" thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học nước nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đầu tư công vào nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học ở các nước tiên tiến Bất kể là đánh giá từng bài báo khoa học cụ thể, đánh giá các dự thảo xin kinh phí tài trợ, hay đánh

Mười "điều răn" để xây dựng thành công một viện nghiên cứu

Assar Lindbeck, Cựu giám đốc viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thế Giới (The Institute for International Economic Studies, IIES), Đại học Stockholm.  Nguyễn Huy Vũ dịch, (bản gốc: “Principles for Successful Research: Ten Commandments") Đâu là phương pháp tốt nhất để điều hành một viện nghiên cứu ?  Mỗi nghiên cứu viên chắc chắn có những ý kiến riêng về vấn đề này - chẳng hạn như những đòi hỏi, và chắc hẳn là định nghĩa thế nào là thành công. Những kinh nghiệm của riêng tôi trong suốt 25 năm với tư cách là người đứng đầu Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Thế Giới (the Institute for International Economic Studies, IIES) có thể tóm tắt trong mười nguyên tắc.    1. Một viện nghiên cứu nên cố gắng vươn đến những biên cương nghiên cứu (research frontier) của thế giới và, hẳn nhiên, góp phần đẩy biên cương nghiên cứu này xa hơn. Đây là cách hợp lý duy nhất làm nên sự xuất sắc trong nghiên cứu, và do đó, tránh được những nghiên cứu tầm thường, thậm chí chất lượng kém. Thật ra thì nghiên cứu ch

Nhặt nhạnh thông tin về tình hình thẻ và thanh toán thẻ tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến hết năm 2013, tổng số lượng thẻ phát hành của 50 ngân hàng đã đạt hơn 66,2 triệu thẻ, tăng hơn 20% so với 2012. Trong số này thẻ ghi nợ chiếm 92,3%, thẻ tín dụng 3,67% và thẻ trả trước 4,03%.Tổng doanh số thanh toán thẻ đạt hơn 1,2 triệu tỉ đồng, có khoảng 15.300 ATM và gần 130.000 POS đã được lắp đặt. Tính đến cuối tháng 03/2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lượng thẻ được phát hành của 48 tổ chức đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011) với khoảng 378 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện: Đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã tra

Mười nguyên lí để tăng khả năng công bố bài báo khoa học

"...Đây là một chương mới trong cuốn sách "Từ nghiên cứu đến công bố" của tôi (GS. Nguyễn Văn Tuấn), đang tái bản và sắp "trình làng" nay mai. Nhân lần tái bản này, tôi muốn chia sẻ cùng các bạn 10 nguyên lí để nâng cao khả năng bài báo khoa học được chấp nhận cho công bố. Phải nói ngay rằng không có một qui định hay một công thức nào để đảm bảo bài báo khoa học được công bố trên một tập san quốc tế. Tùy theo tập san, xác suất công bố bài báo khoa học có khi chỉ là một sự may mắn. Cùng một công trình và cùng một đề tài, nhưng có công trình được đăng, còn công trình khác thì đành xếp trong ngăn tủ. Tuy nhiên, nếu chúng ta chuẩn bị tốt thì xác suất được công bố vẫn cao hơn là không chuẩn bị. “Chuẩn bị” ở đây có nghĩa là tuân thủ theo một số chỉ dẫn mà những người đi trước hay từng phục vụ trong các ban biên tập vạch ra. Trong thực tế, đã có nhiều bài báo trên các tập san chỉ dẫn cách thức tăng cơ may cho công trình được công bố trên tập san khoa học. Thay vì là

Vỉa hè Sài Gòn trong mắt giáo sư người Mỹ

Annette Kim hiện là giáo sư đô thị học và quy hoạch của Viện Công nghệ Massachusetts. Cô lấy bằng tiến sĩ về quy hoạch vùng và đô thị tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ) năm 2002 với nghiên cứu “Tạo dựng thị trường: những cơ chế hỗ trợ thị trường phát triển đất đô thị TP.HCM”. Các dự án của Annette Kim tại TP.HCM: Tuyến đi bộ du lịch trung tâm TP.HCM, Giám khảo cuộc thi quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (2007-2008), Đánh giá hoạt động thị trường bất động sản và áp lực đất đai tại TP.HCM - Dự án của Ngân hàng Thế giới - 2000-2001, thành viên nhóm nghiên cứu quy hoạch Nam Sài Gòn (1996). Cô đã xuất bản sách Học làm kinh tế tư bản: Các doanh nhân VN trong nền kinh tế chuyển đổi (NXB Đại học Oxford, 2008), sắp xuất bản Thành phố vỉa hè: Lập bản đồ không gian công cộng TP.HCM (NXB Đại học Chicago, 2014). Annette Kim là người đã sáng lập phòng nghiên cứu vỉa hè (Lab vỉa hè - SLAB) tại MIT, tìm kiếm những phương pháp họa đồ sáng tạo để mô tả không gian công cộng quan trọng này.

Vỉa hè và câu chuyện quản lý

(TBKTSG) - Chuyện cấm đoán hoạt động buôn bán trên vỉa hè trong nhiều năm qua đã tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy, chính quyền TPHCM đã phải chấp nhận nền kinh tế vỉa hè khi ban hành “Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố”. Thế nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Thừa nhận kinh tế vỉa hè Tự bao giờ, vỉa hè đã trở thành nơi buôn bán, kinh doanh! Từ chị bán hàng rong, cô chủ tiệm tạp hóa, anh bán hủ tiếu gõ, người vá ruột xe, bà bán hàng nước, ông giữ xe gắn máy... đều bám vào vỉa hè. Viện Kinh tế TPHCM đã có đề tài nghiên cứu về kinh tế vỉa hè tại TPHCM. Kết quả khảo sát một số điểm trên 35 tuyến đường trọng điểm cho thấy: có gần 500 trường hợp buôn bán lưu động, 2.100 trường hợp buôn bán trên vỉa hè và hơn 5.000 trường hợp các hộ mặt tiền lấn ra vỉa hè buôn bán. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm buôn bán lưu động đa số là dân ngoại thành và ngoại tỉnh còn buôn bán cố định trên vỉa hè, đa số là dân địa phương. Có 33% kinh doanh ăn uống, 44,3% kinh doan

Hướng nghiên cứu

Trong năm học 2010 - 2011, mình tập trung nghiên cứu vào các phần sau: Kiến trúc hệ thống thông tin (Enterprise Architecture). Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System). Hệ thống quản lý tài liệu (Document Management System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống làm việc cộng tác (Collaboration System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống cổng thông tin (Portal System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligent) sử dụng mã nguồn mở. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu có các kỹ năng sau: Kỹ năng phân tích thiết kế hệ thống. Kỹ năng lập trình sử dụng công nghệ Java. Kiến thức về một trong các lĩnh vực ứng dụng gồm quản lý tài liệu, làm việc cộng tác, kinh doanh thông minh và cổng thông tin. Yêu thích sử dụng mã nguồn mở và phát triển ứng dụng trên mã nguồn mở. Sinh viên có thể liên lạc trực tiếp theo địa chỉ: Email: elearning.hcmvn@gmail.com Subject: RS_HovaTen_LopXXXXX_NoidungEmail