Chuyển đến nội dung chính

Khàn tiếng

Khàn tiếng do phong nhiệt: người bệnh có cảm giác khát nước, họng sưng đau, ngũ tâm phiền nhiệt, tà uất ở phế dùng sinh kha tử 10g, liên kiều 10g, thuyền thoái 6g, xuyên khung 6g, cát cánh 10g, bạc hà 6g, cam thảo 6g, nam hoàng bá (núc nác) 12g, ngưu bàng tử 10g, mạch môn đông 10g. Sắc uống.

Khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết dùng xạ can 6g, hạt bí đao 9g, mã đậu lình 6g, thuyền thoái 3g, qua lâu bì 9g, sa sâm 9g, tỳ bà diệp 9g, sinh ngưu bàng tử 9g, sinh cam thảo 3g, xuyên bối mẫu 3g. Sắc uống.

Khàn tiếng do âm hư nội nhiệt. Nếu khàn tiếng kéo dài họng khô, đau rát, đờm dính, sốt nhẹ dùng sa sâm 12g, huyền sâm 10g, bạch quả 10g, câu kỷ tử 10g, núc nác 6g, mạch môn đông 10g, bạc hà 10g, đan bì 10g, sinh cam thảo 10g. Hoặc có thể dùng la hán 1/2 quả, đười ươi 3-4 quả, ngày 1 thang, sắc đặc ngậm rồi nuốt ngày 3-4 lần.

Khàn tiếng do phong hàn, nói không thành tiếng, họng đau, hơi thở thô, phát sốt dùng tiền hồ 8g, tô diệp 6g, trần bì 6g, cam thảo 4g, cát cánh 8g, thuyền thoái 6g, hạnh nhân 10g. Sắc uống.

Khàn tiếng do khí âm hư, huyết lạc bị ứ trệ dùng nhân sâm 12g, đan sâm 12g, sinh địa 12g, bạch cương tàm 12g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 6g, thuyền thoái 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Khàn tiến do phế hư dùng phương thanh âm thang gồm: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, sinh địa 12g, thiên môn đông 10g, mạch môn đông 10g, kha tử 10g, ô mai 10g, a giao 10g, ngưu nhũ 16g, mật ong 10g, lê tươi 1 quả. Sắc uống.

Để dưỡng phế dùng bài Dưỡng kim thang gồm sinh địa 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 10g, a giao 10g, tri mẫu 10g, sa sâm 12g, mạch môn đông 12g, phong mật 10g. Sắc uống.

Nếu ho nhiều khàn tiếng dùng bách hợp 30g, khoản đông hoa 15g, nghiền thành bột mịn rồi dùng mật luyện hoàn viên, chia 2-3 lần, uống sau bữa ăn trong 5 ngày. Hoặc dùng sinh kha tử 10g, cát cánh 10g, sinh thảo 6g. Sắc uống.

Trường hợp tiếng nói nhỏ, không phát âm thành tiếng, thanh đới co giãn kém dùng bài Gia vị bổ trung ích khí thang: đương quy 16g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, đảng sâm 16g, sài hồ 10g, cam thảo trích 6g, kha tử 10g, thiên trúc hoàng 10g, trần bì 8g, thăng ma 10g, cát cánh 10g, xuyên bối mẫu 6g. Sắc uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...