Chuyển đến nội dung chính

Gia tăng tỉ lệ cơ hội "gõ cửa" bằng cách nào?

Bạn đã bao giờ gõ tên mình trong một mạng xã hội và quan sát kết quả hiện ra chưa? Có nhiều lý do để một người tìm kiếm bạn. Nhà tuyển dụng, Headhunter đối tác hay bạn bè chẳng hạn. Chẳng ai muốn người tìm kiếm chỉ thấy những hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, thông tin nghèo nàn và tệ hơn, họ chẳng thể tìm ra mình.

Một số người nói rằng họ "lười" cập nhật profile Anphabe mà không biết là một profile đủ thông tin được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, được xem và liên hệ gấp 5-8 lần so với profile ít thông tin. Con số đó có lẽ cũng tương ứng với tỉ lệ các cơ hội gặp gỡ, kinh doanh hay nghề nghiệp "gõ cửa" nhà bạn.

Chia sẻ với bạn vài bí quyết chỉ tốn 5' nhưng sẽ gia tăng đáng kể cơ hội bạn được "nhận diện, biết tên":
  • Avatar chuyên nghiệp: “Một bức ảnh có giá trị như ngàn lời nói”. Cập nhật ảnh chất lượng cao, chụp cận cảnh để mọi người dễ nhận mình và nhất là chọn hình thể hiện tốt nhất bạn là ai, tính cách và độ chuyên nghiệp ra sao nhằm tạo thiện cảm với người xem ngay cả trước khi gặp bạn.
  • Marketing thông minh: Tạo dựng ấn tượng đầu tiên với phần Giới thiệu “tóm gọn” các điểm mạnh và thành tích nổi bật của bạn. Thay vì kể lể công việc, hãy nhấn mạnh vào các kết quả tích cực đã đạt được nhằm giúp người xem có thể nắm bắt nhanh thông tin về bạn & muốn liên lạc ngay.
  • Nhân rộng kết nối: Dù nên chọn lọc khi kết nối nhưng việc có quá ít mối liên kết cũng sẽ hạn chế đáng kể “tầm ảnh hưởng” online của bạn. Vì thế mời thêm bạn bè để có ít nhất 150-200 kết nối sẽ gia tăng gấp ba khả năng tìm kiếm và được tìm kiếm trực tuyến.
  • Tích cực chia sẻ: “Linh hồn” của một social profile được thể hiện nhiều qua tương tác của bạn với các thành viên khác. Việc chia sẻ kiến thức không chỉ thể hiện sinh động kinh nghiệm và năng lực của bạn mà còn giúp Google “tìm thấy” bạn dễ dàng hơn. Ngoài ra, thái độ tích cực chia sẻ sẽ luôn được cộng đồng ghi nhận và đánh giá cao.

Không hề khó để “thổi hồn” cho profile của bạn và gia tăng những giá trị tích cực mà nó mang lại. Chúc bạn luôn kết nối được với nhiều cơ hôi bất ngờ và giá trị.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...