Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Luận bàn

9 "luật trời" bất khả phá vỡ, lĩnh hội được cả đời sẽ an nhiên!

1. Để mọi việc xuôi như nước chảy Nước là vật chất không sở hữu hình dáng cố định, cứ thuận thế, thuận dòng mà lưu chuyển. Thế nhưng, cổ nhân cũng có câu núi không cản nổi nước, nước chảy đá mòn. Bởi vậy, người Trung Quốc tin rằng, cư xử nhu hòa, thuận thế thời giống dòng nước thì tất cả mọi việc sẽ hanh thông, được như ý nguyện. Tất cả những điều ấy được gói gọn trong quan niệm "không tranh giành". Không tranh giành khác với thái độ không cầu tiến. Bởi việc hạn chế tranh giành bày tỏ tấm lòng tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh phá vỡ thế cân bằng của vạn sự, vạn vật, không vì cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, càng không vì dòng đời vạn biến mà đánh mất bản thân. Hành sự cũng không nên gấp gáp, bởi có câu "dục tốc bất đạt". Trước khi làm bất kỳ một việc gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ, sau đó định ra kế hoạch rồi cẩn trọng thực hiện từng bước một. Cách hành sự ấy cũng giống như dòng nước, chầm chậm chảy xuôi, không phân sau trước, không lấy làm gấp gáp. Lại...

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam

Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào. Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: “Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung”. Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lê...

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại: Lời nói dối trung thực

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại đang diễn ra đến hồi gay cấn. Các công ty sữa nội ra sức tuyên truyền các công thức sản xuất sữa, công nghệ chế biến sữa và thành phần sản xuất sữa trong nước tương đương với các loại sữa ngoại nhập khác. Các công ty sữa ngoại với ưu thế về công thức sản xuất, công nghệ chế biến, thành phần sản xuất kết hợp với trình độ quản lý và marketing thì đang mặc sức tăng giá làm cho các ông bố và bà mẹ Việt Nam mệt mỏi và đau đầu. Chọn sữa nội và sữa ngoại cho con uống là một bài toán nhiều mục tiêu mà ông bố, bà mẹ phải giải? Mục tiêu lựa chọn phải: Có các thành phấn  công thức sữa đảm bảo phù hợp với độ tuổi trẻ theo các loại công thức 1, công thức 2... Xã hội phát triển nên sinh ra nhiều loại thể trạng như trẻ béo phì, trẻ thiếu cân, trẻ không dung nạp lactose... Nuôi một đứa trẻ đủ cân đã mệt bây giờ phải nuôi làm sao không dư cân càng mệt hơn! Vụ thiếu các thành phần dinh dưỡng sữa làm cho trẻ đầu to ở Tàu vừa kết thúc thì đến vụ sữa có melamin trên ...

Trình độ công nghệ của Việt Nam giữ vị trí cao trên thế giới

Ngày 9 tháng 01 năm 2010, Toyota Motor thông báo thu hồi một loạt các loại xe Camry, Altis, Vios, Forturner và Hiace tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Nhật vì lỗi bị kẹt chân ga. Riêng Toyota Việt Nam thông báo các loại xe nêu trên được lắp ráp tại Việt Nam không bị lỗi mặc dù Toyota Việt Nam đang sản xuất theo dạng IKD với hầu hết các thiết bị chủ yếu đều nhập khẩu. Trình độ sản xuất ô tô Việt Nam đã vượt qua trình độ các nhà máy khác của Toyota tại châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản. Tin mừng đầu tiên! Tiếp bước Toyota, một loạt các hãng ô tô trên thế giới như GM, Honda, Ford, KIA đều thu hồi một số loại xe do lỗi kỹ thuật nhưng các loại xe được sản xuất tại Việt nam đều không có lỗi và không cần thu hồi. Trình độ công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam tuy còn non (chỉ sản xuất được chưa đến 10% các thiết bị của xe) và còn trẻ...(con) (10 năm được ân hạn và bảo hộ nhưng không chịu lớn, chỉ thích nhập khẩu và chỉ xây dựng được vài nhà máy phụ trợ) nhưng đã "sản xuất" ra được cá...

Cấm, hạn chế game online - Nhiệm vụ bất khả thi

"Có 43 trò chơi mang tính bạo lực, chiếm 66% trong tổng số 65 trò chơi; chơi cờ và chơi bài có năm trò chơi (8%); các thể loại khác (phiêu lưu, bóng đá, đua xe, khiêu vũ...) có 17 trò chơi (26%). Con số trên cho thấy số lượng trò chơi có tính bạo lực được cấp phép ở mức cao". Những con số thống kê về game online làm đau đầu những người làm công tác giáo dục. Hệ quả của game online được đánh giá là rất lớn: nhiều trẻ em (và cả người lớn) vì say mê game mà bỏ học, bỏ làm việc; nhiều tệ nạn xã hội như đánh nhau, giết người...đã xảy ra vì chơi game; nhiều người đắm chìm trong cuộc sống ảo mà quên đi cuộc sống thực vì chơi game. Với lý do đó mọi người mong muốn được đóng cửa các cửa hàng Internet, đóng cửa các công ty cung cấp dịch vụ chơi game hay ít nhất cũng hạn chế được thời gian chơi game từ 6h đến 23h. Lòng dân, ý Đảng nên cả một hệ thống chính trị rùng rùng chuyển động gồm các cơ quan quản lý, các cơ quan truyền thông đại chúng, các đoàn thể cùng tham gia vào hoạt đ...

Tư duy phân tích và liên kết tổng thể

Đối với người đi học, niềm hạnh phúc đến từ tiến trình gồm ba bước: khám phá kiến thức mới – làm chủ kiến thức – vận dụng để sáng tạo ra thành quả được người khác công nhận. Tư duy phân tích và liên kết tổng thể là chất liệu không thể thiếu cho người học xuyên suốt tiến trình ba bước này. Nhu cầu làm chủ kiến thức trong xã hội Mục tiêu căn bản cho mọi người học là làm chủ được kiến thức mà mình tiếp thu. Khi chưa làm chủ được kiến thức thì người ta buộc phải hi vọng vào vận may để vận dụng thành công trong giải quyết các vấn đề. Bàn về nghiệp làm thuốc, Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: “người đời chỉ xem tạp chứng mà tìm những phương thuốc cũ, gặp chứng nhẹ mà khỏi, tự cho là thần thánh, gặp chứng nặng mà chết thời đổ cho mệnh trời.” (2) Điều Lãn Ông phê phán ở đây chính là sự tùy tiện, thiếu suy xét nghiêm túc thấu đáo trong việc học tập của người thầy thuốc. Nghiên cứu và vận dụng kiến thức theo lối đánh quả như vậy dẫn tới nguy cơ tổn hại khó lường cho sức khỏe người bệnh. Người th...

Trí thức là ai

Trí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia. Bàn chuyện trí thức, “trước khi ngồi vào bàn hãy thống nhất khái niệm”, tôi xin nêu lên một số quan niệm và cách hiểu về “trí thức” ở nước ngoài. Chữ “Intelligentsia” mà ta dịch là “trí thức” gốc từ Nga. Cách đây gần hai chục năm trên một tờ tạp chí Liên Xô có một cuộc thảo luận bàn tròn về “Trí thức xưa và nay”. Tham gia thảo luận là các nhà đông phương học Liên Xô hồi đó. Tôi xin trích dịch một số ý kiến nêu ra đây tham khảoi. V. I. Maksimenko quan niệm trí thức : “ Đó là một kiểu ý thức và đó cũng là một môi trường văn hóa xã hội, nhờ đó ý thức này được sinh ra, được duy trì, được phổ biến và được truyền lại cho thế hệ khác hay dân tộc khác. Có thể có những quá trình xã hội - lịch sử mà trong lòng chúng trí thức không những thể hiện mình ra, mà về nhiều mặt...

Để có lớp trí thức xứng đáng

Thời thế tạo anh hùng thì cũng thời thế, cơ chế tạo ra phẩm chất người trí thức. Nói rõ hơn là hoàn cảnh chính trị xã hội, là bản lĩnh, tài năng các nhà lãnh đạo quốc gia, và một phần chính yếu, là môi trường giáo dục đương thời. Cho nên tôi rất tán thành hãy bắt đầu bằng vấn đề giáo dục để bàn chuyện xây dựng lớp trí thức mới. Về triết lý giáo dục Sau nhiều năm Phần Lan nổi lên với những thành tựu kinh tế, khoa học, công nghệ làm cả thế giới khâm phục, người ta phát hiện ra cái gốc của sự thịnh vượng ấy là giáo dục. Ba phần tư thế kỷ qua, nước Mỹ đã chiếm vị trí số một trên hầu hết mọi lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt. Nếu nói trí thức là nói tài năng thì không đâu tài năng nở rộ nhiều như ở Mỹ. Nhiều người chúng ta bất bình, phẫn nộ chính đáng với một số chính sách nước lớn có khi quá tàn bạo của giới cầm quyền Mỹ, song vẫn chưa bao giờ hết ngưỡng mộ trí tuệ và tài năng của trí thức Mỹ mà những mầm mống thịnh vượng đã nảy nở từ những đại học đầu tiên khi Mỹ mới lập quốc. Đọc th...