Chuyển đến nội dung chính

Bạn là Người săn việc hay Người tìm việc?

Thực tế cho thấy hai đối tượng trên là một, nhưng cao hơn một cấp bậc Người săn việc, thường nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược hơn cho sự nghiệp của mình. Chính đẳng cấp đó đã giúp tỉ lệ kiếm việc thành công của họ cao hơn gấp nhiều lần so với Người tìm việc. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực săn đầu người, tôi nhận ra Người săn việc thường có những ưu điểm sau mà Người tìm việc không có được:

Làm tốt công việc hiện tại: Người tìm việc thường tích cực tìm khi có nhu cầu thay đổi công việc và bỏ bê công việc hiện tại. Với người săn việc, họ không như vậy vì đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ngay lúc chuẩn bị thay đổi công việc, họ còn làm tốt công việc hơn. Đây là lúc họ tiếp tục gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp, những người sẽ là người tham khảo quý báu và sẵn sàng kể câu chuyện hay về họ với nhà tuyển dụng mới.

Xác định công việc mục tiêu: Người săn việc biết xác định công việc mục tiêu để lên kế hoạch ngay khi họ đang làm công việc hiện tại. Kiến thức họ thường xuyên trau dồi không chỉ cho công việc hiện tại mà còn giúp họ dễ dàng bước lên một nấc thang mới của sự nghiệp. Khi kiến thức đủ chín cho một cơ hội mới họ bắt đầu đi săn việc. Họ sẽ bỏ qua bất cứ công việc nào không đủ hấp dẫn, không đúng với mục tiêu mong muốn, mà chỉ theo đuổi công việc và vị trí mà họ đã xác định từ lâu. Như vậy, khác với người tìm việc, họ không rơi vào tình huống “lỡ” nhận một công việc không mong muốn để rồi lại chán nản đi tìm việc khác sau một thời gian ngắn.

Xác định công ty mục tiêu: Ngoài công việc mục tiêu, Người tìm việc còn xác định cả công ty mục tiêu. Họ chủ động tìm hiểu các công ty có tiếng trên thị trường, từ cơ cấu tổ chức, văn hóa, cơ hội thăng tiến, chế độ lương bổng, … và sẽ khoanh vùng các công ty mong muốn. Họ không đợi đến khi mất việc hoặc thất thế trong công việc rồi mới bấn loạn đi tìm một công việc mới, mà chủ động tìm hiểu thông tin tuyển dụng của các công ty này để ứng tuyển. Họ đi săn cơ hội mới khi công việc hiện tại vẫn tốt nên họ không buộc phải nhận việc mới bằng mọi cách. Như vậy họ có khả năng thương lượng về lương bổng và trợ cấp tốt hơn hẳn những người đang thất nghiệp.

Cập nhật thông tin có liên quan đến sự nghiệp: Để xác định công việc và công ty mục tiêu thành công, người săn việc luôn theo dõi các sự kiện liên quan đến các công ty trong ngành của mình. Họ luôn cập nhật công ty nào đang dẫn đầu thị trường, hoặc trong nghề của mình ngành nào có mức độ cạnh tranh nhân tài cao nhất để có sự trang bị cần thiết cho sự nghiệp.

Kiên trì xây dựng và giữ mối quan hệ với các Head Hunter: Một khi đã xác định được công ty và công việc mục tiêu, Người săn việc thường kiên trì theo đuổi. Họ không chỉ nhẫn nại với các công ty mục tiêu mà cả các công ty săn đầu người để các công ty này làm đầu mối giúp họ. Tôi đã giới thiệu một ứng viên cho vị trí Customer Care Manager cho khách hàng sau một năm được anh “theo đuổi”. Tôi tình cờ gặp ứng viên này trong một sự kiện, nhưng lúc đó tôi không có khách hàng có nhu cầu tuyển dụng vị trí tương tự. Không vì vậy mà ứng viên này “bỏ rơi” tôi. Anh chủ động xây dựng và duy trì mối quan hệ với tôi, thi thoảng gọi điện hoặc ghé văn phòng tôi chỉ để hỏi thăm. Vì vậy, khi khách hàng tôi có nhu cầu tuyển dụng thì anh đã trở thành ứng viên đầu tiên mà tôi nghĩ đến. Sau trường hợp này, tôi đã trở thành “job hunter” cho khá nhiều ứng viên sáng giá và kiên trì.

Quản lý quá trình tìm việc chặt chẽ: Người săn việc thường có một bảng thống kê sau mỗi lần săn việc. Đó là tên, đặc điểm công ty, tình trạng săn việc cho những lần nộp đơn... Người săn việc cũng chuẩn bị CV khác với Người tìm việc. Với mỗi công việc, họ thường điều chỉnh kinh nghiệm, kỹ năng cho phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng vẫn đúng với mình, trong khi người tìm việc chỉ áp dụng một bản cho tất cả các công ty. Với Mạng xã hội hay trang web tuyển dụng, họ thường lưu lại username và password của những tài khoản để dễ quản lý. Đây là thói quen rất hữu ích để săn việc thành công.

Như vậy, với người săn việc, thành công không tự đến với họ nhờ tình cờ hay may mắn như nhiều người suy nghĩ. Thành công họ gặt hái được nhờ họ biết “săn” cơ hội tốt cho mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...