Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2010

13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi

Thời kỳ khủng hoảng đã đẩy các nhà lãnh đạo vào một cuộc thử nghiệm. Làm cách nào chúng ta đối phó được với mọi bất ngờ không mong đợi và những rủi ro không ngờ đối với những kế hoạch đã được sắp đặt.... Sự thay đổi lớn thường đã đủ khắc nghiệt không cần phải làm cho mọi quan hệ trở nên xấu hơn đi. Khi các cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà lãnh đạo cần phải biết cách để tránh các bẫy có thể làm cho khó có thể hồi phục lại. Sau đây là 13 lỗi thông thường gặp phải và một số hướng dẫn để tránh những lỗi này. 1. Áp lực phải có những quyết định nhanh chóng đã ảnh hưởng đến các giá trị và văn hoá công ty. Các nhà lãnh đạo cần thực hiện các bước quyết liệt nhanh chóng mà không có thời gian để xem xét các khả năng thay thế khác. Các giá trị về mức độ tham gia, tính bao hàm hoặc tính liên quan đến con người bắt đầu biến mất. Sự hoài nghi bắt đầu nảy sinh. Giải pháp : Tránh bị cám dỗ để đưa ra các quyết định tức thì. Tìm ra vấn đề có thể có lợi từ sự cống hiến của các

Thông tin có đến đúng lúc bạn cần?

Bạn thực sự cần có được thông tin nhanh như thế nào? Cùng với Jim Hagemann Snabe, đồng CEO của SAP tôi đã thực hiện một nghiên cứu về những loại thông tin các nhà quản lý cần và họ cần có những thông tin đó nhanh như thế nào. Tôi phỏng vấn cả nhân viên cấp cao (15 cựu hoặc đương nhiệm CEO hoặc trưởng các đơn vị kinh doanh) cũng như các nhà quản lý chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin. Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát 302 nhân viên cấp cao tại các công ty lớn của Mỹ về tốc độ họ nhận được thông tin họ cần và mong muốn của họ đối với việc có được thông tinh nhanh hơn. Không có gì ngạc nhiên, rất nhiều người (hầu như là tất cả) nói họ muốn có thông tin nhanh hơn. Nhưng cũng có những sự khác biệt lớn mà theo đó họ muốn có những loại thông tin nhất định với tốc độ nhanh hơn và dưới những điều kiện kinh doanh nào thì tốc độ của việc có thông tin nhanh hơn là quan trọng và cần thiết. Và bởi vì mỗi nhân viên cấp cao được phỏng vấn lại có những nhu cầu và mong

Dữ liệu - nhiều không bằng dùng khôn ngoan

Các tổ chức luôn yêu dữ liệu: những con số, báo cáo, những đường xu hướng, biểu đồ, bảng tính - càng nhiều càng tốt. Và hậu quả là rất nhiều tổ chức có hẳn một kho dữ liệu cơ sở ở bên trong, cũng như những nguồn lực bên ngoài tạo ra các dữ liệu cho những câu hỏi và cuộc nghiên cứu một lần. Nhưng liệu có gì minh chứng rằng tất cả những dữ liệu ấy đều giá trị và thực sự đưa chúng ta đến những quyết định kinh doanh có lợi? Liệu có phải một phần không nhỏ những dữ liệu này là không cần thiết, thậm chí làm tổn hại đến tổ chức của bạn bởi sự phức tạp và rắc rối nó mang lại? Hãy xem xét một cuộc nghiên cứu nhanh: Trong nhiều năm một CEO của công ty đứng đầu trong mặt hàng tiêu dùng luôn yêu cầu báo cáo tiến trình kinh doanh hàng tháng trong đó sử dụng các dữ liệu chuyên sâu. Cốt lõi của nó là một tài liệu chứa tất cả những tài liệu thu chi của từng mặt hàng sản xuất, chia theo từng đơn vị kinh doanh, kênh, địa lý, và phân khúc người tiêu dùng. Tài liệu này (luôn có

Tổ chức hợp lý sẽ kiếm bộn tiền

Điều than phiền phổ biến nhất mà tôi nghe từ các nhà quản lý những ngày này là họ có quá nhiều việc phải làm, họ không thể thực hiện được tất cả mọi việc mà không phải làm cho bản thân và nhân viên kéo căng ra. Một cách giải thích, tất nhiên, đó là sự suy thoái trong mười tám tháng vừa qua đã khiến nhiều công ty không còn các nguồn lực để hỗ trợ việc thúc đẩy kinh doanh. Một nhân tố khác là bây giờ, do hậu quả của suy thoái, nhiều công ty đang suy nghĩ lại cách làm kinh doanh, và thực hiện những thay đổi này cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực. Mặc dù việc tuyển nhân viên mới, sử dụng người tư vấn hoặc nhân viên tạm thời sẽ giúp làm giảm áp lực, thực tế là hầu hết các tổ chức vẫn muốn giữ nguyên mức chi phí, và không thêm nguồn lực nào đáng kể. Nếu bạn đang ở trong tình huống đó, bạn cần phải suy nghĩ về một cách thức mới để quản lý tình trạng quá tải. Dưới đây là một vài lựa chọn để xem xét: Xem lại các khối lượng công việc của các ưu tiên chiến lược . Nếu bạn có n

Ưu tiên điều gì: Lãnh đạo hay tính hiệu quả?Ưu tiên điều gì: Lãnh đạo hay tính hiệu quả?

Vấn đề nào hơn, lãnh đạo hay hiệu quả? Nếu bạn hỏi tôi câu hỏi đó vài tháng trước đây, tôi đã trả lời rằng hai yếu tố này không thể tách rời nhau, và bạn không thể có một mà thiếu yếu tố còn lại. David Weinberger, đồng tác giả của The Cluetrain Manifesto; gần đây đã dành một ngày ở West Point nói chuyện với chúng tôi. Cách quan sát trung tâm của ông đó là với những người có quan điểm tán thành chú trọng vào yếu tố lãnh đạo như chúng tôi, thì tất cả hãy nói về tính hiệu quả. Điều này khiến tôi suy nghĩ. Trong quân đội Mỹ, thành công là hoàn thành sứ mệnh với chi phí thấp nhất - trên phương diện cuộc sống. Nhưng sẽ thế nào khi tình hình phức tạp với sự mơ hồ, thậm chí có những phản hồi đối lập về việc bạn có đang thành công hay không? Hãy cụ thể ở đây. Hãy xem kịch bản dưới đây (Lưu ý: tên nhân vật trong câu chuyện này đã được thay đổi). Bạn là Chris, một lãnh đạo lính bộ binh 23 tuổi người gần đây đã đến Afghanistan. Bạn có chứng chỉ 4 năm và hành trang trên l

Bốn điều nhân viên cần ở lãnh đạo

Trong năm 2000, chi nhánh Arizona của công ty truyền thông Cox Communications đã không đạt được mục tiêu ngân sách cho 3 năm, báo cáo lợi nhuận và thua lỗ thì lung tung, không rõ ràng và tinh thần nhân viên thì cực kỳ sa sút. Ngày nay, chi nhánh này tiêu biểu cho hiệu quả tổ chức và là chi nhánh khu vực lớn nhất và thành công nhất. Điều gì đã tạo ra sự thành công này? Tất cả chỉ là sự đánh giá lại phong cách lãnh đạo và lợi nhuận theo đó được tạo ra. Steve Rizley đảm nhận Cox Arizona vào thời điểm then chốt. Là một nhà lãnh đạo chu đáo và tận tâm nhưng nghiêm khắc và có tài lãnh đạo bẩm sinh, Steve ngay lập tức tập trung vào người trong tổ chức của ông. Và với sự khôn ngoan sáng suốt của ông thì sự chuyển đổi phong cách lãnh đạo này đã mang lại sự tăng trưởng khó tin từ 700 triệu đô đến 1,3 tỷ đô chỉ trong hơn hai năm. Vậy mấu chốt của phương thức lãnh đạo phiên bản mới là gì? Một nhà lãnh đạo truyền thống hoặc theo kiểu quản lý kinh doanh nói: "Tôi là ngườ

Bài học thành công từ một tỉ phú Trung Quốc

Cây bút Shaun Rein của tạp chí Forbes danh tiếng tìm đến một tỉ phú người Trung Quốc để tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản mà ông ấy - đại diện cho tầng lớp siêu giàu mới ở đất nước hơn một tỉ dân - theo đuổi để hiện thực hóa quyết tâm thoát nghèo làm giàu. Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc là nơi có nhiều những tỉ phú nổi lên hơn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Hiện tại Trung Quốc có ít nhất 79 tỉ phú. Người giàu Trung Quốc đang góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng xa xỉ 15% mỗi năm của quốc gia này, đạt mức 9 tỉ USD một năm, biến Trung Quốc thành thị trường lớn thứ hai thế giới về sản phẩm cấp cao. Chỉ cần đợi một năm là có một chiếc Ferrari mới ở Trung Quốc. Porsche thì giới thiệu dòng sản phẩm Panamera ở Trung Quốc trước khi đưa nó sang Mỹ. Còn trước các cửa hiệu của Louis Vuitton và Hermès luôn có hàng dài người đứng chờ mua. Vậy ai là những người Trung Quốc siêu giàu? Trông họ thế nào? Làm thế nào mà họ trở nên giàu có như vậy? Để tìm ra câu trả lời cho n

Đi tìm doanh nhân "ẩn" trong bạn

Đối với mỗi câu thành ngữ, luôn có những câu thành ngữ khác có ý nghĩa tương đồng hoặc đối lập với nó. Làm thế nào mà chúng ta có thể hòa hợp hai câu thành ngữ: "Thả mồi bắt bóng" với "Không thử sao biết có được hay không" hay cặp thành ngữ "Cẩn tắc vô ưu" với "Việc gì đến sẽ phải đến". Nếu cuộc sống con người như một cuốn sách hướng dẫn thì cuốn sách đó sẽ cực kì mâu thuẫn và khó hiểu, và doanh nhân là những người cảm nhận thấy sự căng thẳng đó hơn ai hết. Họ thường xuyên làm việc thâu đêm với những ám ảnh về sự phá sản, thất bại một cách bẽ bàng luôn nhảy nhót trong đầu. Sự tin tưởng mà các nhà đầu tư dành cho họ đã biến thành áp lực vô hình đè nặng lên vai mà hầu hết mọi người không thể tưởng tượng nổi. Những nhà doanh nghiệp lao vào sự mơ hồ, hoang mang, lo lắng và tự vấn bản thân - về danh tiếng của, về sự an toàn, về con cái họ, và thậm chí là hình ảnh của họ trong mắt con em mình - một khi họ không

Tranh luận một cách đúng đắn

Sự khác biệt về quan điểm trong công việc là không thể tránh khỏi và cũng cần thiết cho cải tiến, giải quyết vấn đề, và cải thiện hiệu quả làm việc. Nhưng nhận thức được rằng hầu hết những bất đồng là có lợi cũng không làm cho sự khác biệt trở nên dễ dàng điều tiết. Sự bất đồng với đồng nghiệp có thể khó chịu, và nếu xử lý kém, sẽ dẫn đến xung đột không hữu ích và thậm chí có hại. Tin tốt là với một chút kế hoạch, bạn có thể tránh được cuộc cãi vã và tìm ra câu trả lời mà mọi người đều đồng thuận. Các chuyên gia nói gì? Vì hầu hết mọi người đều không thoải mái khi bàn luận đến các vấn đề khác biệt, nên hiếm khi sự bất đồng có thể giải quyết suôn sẻ. "Hầu hết những xung đột đều được giải quyết qua vũ lực hoặc chia rẽ sự khác biệt đó", phát biểu của Jeff Weiss, một thành viên sáng lập của Vantage Partners, LLC. Thật không may, cách tiếp cận này thường có nghĩa cả hai phía đều không vui vẻ với kết quả. Một bất đồng hữu ích phải bắt đầu từ trong tư du

Bảo vệ ý kiến mà không cần tỏ ra thủ thế

Giữ vững tâm trạng bình thản khi đối mặt với sự hoài nghi hay thậm chí thù địch là nguyên tắc sống còn khi ở cương vị lãnh đạo, nó giống như như một mùi hương bạn tỏa ra nếu bạn muốn mê hoặc người khác. Nêu lên một ý tưởng nghĩa là đặt vào ý tưởng đó niềm tin và sự say mê của chúng ta. Khi bạn muốn thúc đẩy việc thực hiện một ý tưởng hay một đề nghị mà bạn cho là quan trọng, sự tận tâm là điều cần thiết. Sự nhiệt tình này cũng mang lại những thứ khác cho động cơ của bạn. Nhưng nó cũng có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của bạn khi ai đó, chẳng hạn như ông chủ của bạn, không chấp nhận. Vì bạn rất say mê các ý tưởng của bạn, bản năng của bạn là bảo vệ nó như thể một đứa trẻ. (Chỉ cần nghĩ đến cụm từ thông thường "dự án này là con đẻ của tôi"). Sai lầm lớn! Điều này sẽ đặt bạn vào thế phòng ngự. Khi bạn phải đối mặt với những lời chỉ trích bạn cần bảo vệ mình mà không tỏ ra thủ thế. Nếu tỏ ra như vậy, bạn sẽ bị chỉ trích thêm vì thường xuyên phòng thủ sẽ

Cấm, hạn chế game online - Nhiệm vụ bất khả thi

"Có 43 trò chơi mang tính bạo lực, chiếm 66% trong tổng số 65 trò chơi; chơi cờ và chơi bài có năm trò chơi (8%); các thể loại khác (phiêu lưu, bóng đá, đua xe, khiêu vũ...) có 17 trò chơi (26%). Con số trên cho thấy số lượng trò chơi có tính bạo lực được cấp phép ở mức cao". Những con số thống kê về game online làm đau đầu những người làm công tác giáo dục. Hệ quả của game online được đánh giá là rất lớn: nhiều trẻ em (và cả người lớn) vì say mê game mà bỏ học, bỏ làm việc; nhiều tệ nạn xã hội như đánh nhau, giết người...đã xảy ra vì chơi game; nhiều người đắm chìm trong cuộc sống ảo mà quên đi cuộc sống thực vì chơi game. Với lý do đó mọi người mong muốn được đóng cửa các cửa hàng Internet, đóng cửa các công ty cung cấp dịch vụ chơi game hay ít nhất cũng hạn chế được thời gian chơi game từ 6h đến 23h. Lòng dân, ý Đảng nên cả một hệ thống chính trị rùng rùng chuyển động gồm các cơ quan quản lý, các cơ quan truyền thông đại chúng, các đoàn thể cùng tham gia vào hoạt đ