Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2011

Quan hệ sếp - nhân viên

Quan hệ sếp – nhân viên là một bộ phim dài tập, trong đó có rất nhiều tình tiết xảy ra. Cũng có lúc sếp được nhân viên yêu mến , tận tâm phò tá và hợp tác. Cũng có lúc giữa họ “cơm không lành canh không ngọt”, lúc đó sẽ xảy ra chiến tranh ngầm mà hậu quả là công việc đình trệ và ảnh hưởng đến công ty. Vì sao giữa họ lại xảy ra mâu thuẫn? Những lý do sau có thể phần nào lý giải chuyện này. Nhân viên không phục sếp Một trong những điều quan trọng đối với một nhà quản lý là được nhân viên nể trọng. Nhà quản lý giống như một vị tướng, tướng giỏi thì mới điều động binh lính thành công. Tuy nhiên, không nhất thiết người sếp phải rất giỏi mới được nhân viên nể phục, mà họ phục vì trăm ngàn lý do khác nhau. Nhân viên thường kính trọng những vị sếp làm nhiều hơn nói, đưa ra được những ý kiến, giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn nào đó... Khi Loan vừa được tuyển vào vị trí quản lý cho một bộ phận trong công ty, nhân viên những tưởng sẽ có một người sếp mới tài năng có th

Nhà quản lý, hãy để nhân viên tự “lớn”!

Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực, và cho anh (cô) ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Sau đó, bạn làm gì tiếp theo? Để nhân viên tự tiến hành công việc và chỉ kiểm tra theo từng mốc thời gian đã định? Hay bạn sẽ liên tục gặp anh (cô) ấy và gửi email để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc?   Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, có lẽ bạn thuộc dạng nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết. Nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết là những người cầu toàn đến mức cực đoan vì luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình có trách nhiệm phải luôn thúc đẩy mọi người làm việc để đạt đến thành công. Vì thế, họ không dám phân quyền cho nhân viên. Hậu quả là họ làm nhân viên mất tự tin, suy giảm hiệu quả làm việc và cảm thấy khó chịu, đôi lúc đến mức phải nghỉ việc. Tuy nhiên, thật may mắn là luôn có những cách xác định sớm bệnh “thích kiểm soát” này ở các nhà quản lý để loại trừ nó trước khi nó gây nhiều tác hại. Còn nếu là nhân viên và

Quy tắc PERMA cân bằng cuộc sống

Ai cũng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Khi hạnh phúc, bạn làm việc hiệu quả hơn, mối quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn, và bạn cảm thấy mọi thứ thật tuyệt! Quy tắc PERMA chỉ ra cho bạn 5 yếu tố cần thiết để sống tích cực, cân bằng từ đó bạn sẽ hạnh phúc và thành công hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Quy tắc này được Martin Sligman, một nhà tâm lý học rất có uy tín công bố rộng rãi trong quyển “Flourish” (Thành đạt) của ông – một quyển sách có tầm ảnh hường lớn xuất bản năm 2011. PERMA gồm 5 yếu tố sau: 1. Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions) Những cảm xúc tích cực có thể kế đến như cảm giác hài lòng, hạnh phúc, thỏa mãn, bình yên, vui vẻ, tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này mang đến cho bạn một nguồn năng lượng tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn thấy mình vẫn chưa nếm trải đủ những cảm xúc tích cực trong cuộc sống, hãy ngừng lại và tự hỏi tại sao. Trước tiên, xét về khía cạnh nghề nghiệp. Bạn đã thực sự phát huy

CÔNG VIỆC CỦA BẠN: HÃY THỬ ĐO SỰ HÀI LÒNG!

Bạn có hào hứng với công việc đang làm hay phải “cố gắng” bước đến công ty mỗi ngày? Bạn hài lòng với vị trí hiện tại hay đó lại là điều bạn đang tìm kiếm? Chúng ta đều dành hầu hết thời gian mỗi ngày tại nơi làm việc, vì vậy đừng “nhốt” mình với một công việc không mang lại niềm vui. Hãy thử kiểm tra lại mức độ hài lòng trong công việc của bạn từ những tiêu chí sau: 1. Hướng phát triển Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, bạn không thể hài lòng nếu công việc đó không giúp bạn phát triển và thăng tiến. Đối với một số người, sự phát triển về kiến thức và kỹ năng là quan trọng nhất; một số khác, ngoài kiến thức, sự thăng cấp mới là quan trọng. Trong cả hai trường hợp trên, sự tiến bộ - phát triển là yếu tố chính góp phần tạo nên sự thỏa mãn trong công việc.   Hãy liệt kê những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học hỏi được trong suốt thời gian qua, bạn sẽ có câu trả lời. Nếu bạn thấy mình vẫn dậm chân tại chỗ, đã đến lúc bạn cần nhìn lại bản thân và công việc để có sự

7 cách Đắc nhân tâm nơi công sở

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc. Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả: 1.    Thân thiện với mọi người Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.   2.    Giúp đỡ nhiệt tình Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và t

Xây dựng lòng tin nơi sếp - Không quá khó!

Những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững đều được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc, khi được sếp tin tưởng, bạn sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi công việc đang làm. Cộng với tài năng và niềm đam mê, đây chính là cơ hội để bạn có những bước tiến mới trong sự nghiệp. Bạn cũng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi làm việc với người tin tưởng mình. Để tạo dựng lòng tin nơi sếp, trước hết bạn cần hiểu rõ phong cách quản lý của sếp. Thông thường, có hai dạng quản lý: quản lý “cầm tay chỉ việc” (micromanager) và quản lý “trao quyền” (hands off manager). Với từng phong cách quản lý, bạn hãy chọn cách làm việc phù hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tín nhiệm lẫn nhau. Quản lý “Cầm tay chỉ việc” Người quản lý dạng này luôn muốn quản lý mọi việc đến từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng bước thực hiện một dự án và sẽ tham gia vào từng công việc trong dự án đó. Họ cũng để ý đến cách nhân viên làm công việc được giao và mong muốn kết quả đạt được theo đúng tiêu