Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2014

Vỉa hè Sài Gòn trong mắt giáo sư người Mỹ

Annette Kim hiện là giáo sư đô thị học và quy hoạch của Viện Công nghệ Massachusetts. Cô lấy bằng tiến sĩ về quy hoạch vùng và đô thị tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ) năm 2002 với nghiên cứu “Tạo dựng thị trường: những cơ chế hỗ trợ thị trường phát triển đất đô thị TP.HCM”. Các dự án của Annette Kim tại TP.HCM: Tuyến đi bộ du lịch trung tâm TP.HCM, Giám khảo cuộc thi quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (2007-2008), Đánh giá hoạt động thị trường bất động sản và áp lực đất đai tại TP.HCM - Dự án của Ngân hàng Thế giới - 2000-2001, thành viên nhóm nghiên cứu quy hoạch Nam Sài Gòn (1996). Cô đã xuất bản sách Học làm kinh tế tư bản: Các doanh nhân VN trong nền kinh tế chuyển đổi (NXB Đại học Oxford, 2008), sắp xuất bản Thành phố vỉa hè: Lập bản đồ không gian công cộng TP.HCM (NXB Đại học Chicago, 2014). Annette Kim là người đã sáng lập phòng nghiên cứu vỉa hè (Lab vỉa hè - SLAB) tại MIT, tìm kiếm những phương pháp họa đồ sáng tạo để mô tả không gian công cộng quan trọng này.

Vỉa hè và câu chuyện quản lý

(TBKTSG) - Chuyện cấm đoán hoạt động buôn bán trên vỉa hè trong nhiều năm qua đã tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy, chính quyền TPHCM đã phải chấp nhận nền kinh tế vỉa hè khi ban hành “Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố”. Thế nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó. Thừa nhận kinh tế vỉa hè Tự bao giờ, vỉa hè đã trở thành nơi buôn bán, kinh doanh! Từ chị bán hàng rong, cô chủ tiệm tạp hóa, anh bán hủ tiếu gõ, người vá ruột xe, bà bán hàng nước, ông giữ xe gắn máy... đều bám vào vỉa hè. Viện Kinh tế TPHCM đã có đề tài nghiên cứu về kinh tế vỉa hè tại TPHCM. Kết quả khảo sát một số điểm trên 35 tuyến đường trọng điểm cho thấy: có gần 500 trường hợp buôn bán lưu động, 2.100 trường hợp buôn bán trên vỉa hè và hơn 5.000 trường hợp các hộ mặt tiền lấn ra vỉa hè buôn bán. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm buôn bán lưu động đa số là dân ngoại thành và ngoại tỉnh còn buôn bán cố định trên vỉa hè, đa số là dân địa phương. Có 33% kinh doanh ăn uống, 44,3% kinh doan

Vỉa hè và câu chuyện quản lý

(TBKTSG) - Nếu xã hội là một đàn chim én đang bay thì tốc độ bay của cả đàn không phải theo con chim đầu đàn, mà chính là con chim cuối đàn. Xã hội không phát triển theo bước tiến của những người thành đạt nhất mà chỉ tiến bộ theo nhịp của thành phần nghèo khó nhất. Cả xã hội nên đợi và giúp thành phần nghèo khó nhất cùng đi, cùng tiến. Vì nếu đàn én đi chậm, mùa xuân khó trở lại! Luật pháp và thói quen Tại các đô thị Việt Nam, đặc biệt là TPHCM, vỉa hè là “đất sống” của hàng trăm ngàn người bán hàng rong và nhiều thứ khác. Có thể thấy hoạt động kinh tế diễn ra trên vỉa hè sôi động đến mức chức năng chính của vỉa hè là phục vụ người bộ hành bị ảnh hưởng. Hiện tượng buôn bán trên vỉa hè buộc chúng ta phải nghĩ gì và làm gì? Nếu thấy là tốt thì phải làm gì để mở rộng thêm? Nếu thấy là không tốt thì phải nghĩ đến việc cải thiện, thay đổi hoặc cấm hoàn toàn? Hẳn kinh tế vỉa hè có một chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế đô thị TPHCM. Có thể nói, nếu không có kinh tế vỉa hè, TPHCM

Kiếm tiền theo kiểu Google

Chuyện tác giả trò chơi miễn phí Flappy Bird kiềm tiền tỷ mỗi ngày, và nhiều trang tin, tờ báo, diễn đàn đua nhau tìm mọi cách câu khách, câu “view” dường như liên quan rất mật thiết. Đó là vì càng được nhiều người truy cập, các trang web hay trò chơi… càng có nhiều cơ hội hái ra tiền khi trở thành đối tác của hệ thống quảng cáo như Google Adsense. Khởi nghiệp bán hoa chỉ với 20 triệu đồng, Phạm Hoàng Thái Dương không đủ sức để xây một cửa hàng. Vốn xuất thân từ dân công nghệ thông tin, Dương chọn cho mình cách kinh doanh trên mạng. Và để người tiêu dùng biết đến hoayeuthuong.com, tên cửa hàng, Dương chọn Google làm công cụ quảng bá. Ban đầu, Dương chi 200.000 đồng mỗi ngày cho quảng cáo từ khóa, gọi là Google Adwords. Sau đó, Dương chi mạnh tay hơn khi trang web của công ty đã được nhiều người biết đến, và sử dụng hệ thống quảng cáo Google Display Network (GDN). Logo của hoayeuthuong.com xuất hiện khắp nơi, từ các mạng xã hội, các trang tin, các tờ báo trong nước, và cả báo nước n

Kinh nghiệm học tiếng Anh

Pronuciation Học lại cách phát âm các âm trong tiếng anh ( Sounds of English) cho thật chuẩn : Vào trang web của BBC (http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/sounds/) sẽ thấy phần hướng dẫn của Ms. Alex Bellem. Thực hành phát âm các âm đó cho nhuyễn : Sách English Pronunciation in Use. Tập đọc các đoạn văn dài : Đọc các bài Reports của VOA Special Learning English. Cách học là in transcript của bài mình quan tâm ra 1 tờ giấy A4, để font chữ to, giãn rộng, sau đó nghe từng câu một, đánh dấu cách ngắt nghỉ, lên xuống, nối âm, trọng âm ... rồi đọc theo chậm rãi. Học đọc kiểu này lâu nhưng có cái ưu điểm tuyệt vời là đã học từ nào thì sẽ không bao giờ quên được cách phát âm của nó, và khi nghe nó sẽ nhận ra ngay. Học về Ngữ âm, quyển “Pronunciation in Use”. Nhờ có những bài học về ngữ âm, mình mới phát hiện ra nguyên nhân mình nghe kém là do phát âm sai, nên khi nghe không hiểu người ta nói gì, cũng như khi mình nói người ta không hiểu. Theo mình, ngữ

Tiếp thị cho người đi chợ

Khái niệm shopper marketing mới xuất hiện vài năm gần đây, khi mà các chiến lược gia về thương hiệu nhận ra rằng các hoạt động tiếp thị theo cách họ từng nghĩ đã trở nên kém hiệu quả. Tình yêu thương hiệu của người tiêu dùng nay đã khác xưa. Tình yêu đó không chỉ xuất phát từ trái tim mà còn từ tai và mắt, từ cái đầu xửa lý thông tin để lựa chọn. Theo Markus Stahlberg, Tổng giám đốc Phenomena Group – công ty chuyên về shopper marketing tại Châu Âu - hiện chỉ có 5% người trung thành với nhãn hiệu mà họ yêu thích, 70% trường hợp mua đến các cửa hàng mới và lựa chọn thương hiệu để mua, 68% trường hợp quyết định mua hàng mà không có kế hoạch trước Doanh nghiệp thời nay đã có thể nhận ra rằng, sẽ là không tưởng nếu chỉ dựa vào hoạt động xây dựng thương hiệu để trông chờ sự trung thành tuyệt đối trong mua sắm của khách hàng. Nhà quản trị tiếp thị biết họ cần phải dành thêm nhiều công sức và tiền của mới có thể tạo ra ảnh hưởng có tính quyết định và người tiêu dùng ngay tại thời đi

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno". Cạn kiệt niềm tin Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin. Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt của người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau thay vì phối hợp làm việc chung. Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội

(TBKTSG) - 2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây. Biểu hiện của các v

Đạo đức và kinh tế thị trường

Từ khi có đổi mới (1986), Việt Nam từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất như tư bản, lao động đã phát triển từng bước. Dĩ nhiên trình độ phát triển của thị trường mới ở giai đoạn thấp, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất. Các luật lệ, quy định, nói chung là khung pháp lý phải được cải thiện, bổ sung hơn nữa để thể chế thị trường phát triển lên giai đoạn cao hơn. Nhưng mới ở giai đoạn thấp mà kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, yếu kém, méo mó, đến nỗi có người cho rằng chủ nghĩa tư bản hoang dã đang ngự trị; nếu không sửa chữa thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mà việc sửa chữa nầy, ngoài trách nhiệm, vai trò của nhà nước, đòi hỏi sự quan tâm và ý thức của toàn xã hội. Hiện nay ở Việt Nam nhiều người hiểu sai về kinh tế thị trường. Nhiều người không hiểu rằng sự giao dịch, trao đổi trong kinh tế thị trường chỉ bền vững khi chất lượng của

Thị trường và đạo đức

(TBKTSG) - Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người. Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người. Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sande

Sự dịch chuyển của ngành quảng cáo

Xu hướng digital Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Quốc tế (ICP) Phan Quốc Công cho hay công ty ông đã bắt đầu quảng cáo digital bốn năm về trước khi nhận thấy người tiêu dùng truy cập internet ngày càng nhiều. Ngân sách tiếp thị của ICP được chia theo tỷ lệ 70 – 20 – 10, theo đó 70% được thực hiện trên các phương tiện đã được chứng minh hiệu quả, thông thường là truyền hình, 20% chạy trên các kênh mới và có thể đo lường được hiệu quả, và 10% còn lại là dùng cho các chiến dịch “mới và chưa đo lường được”. Theo ông Công, một chiến dịch của ICP quảng cáo trên truyền hình ngốn hết 1 triệu đô la Mỹ “là chuyện bình thường”. Trong khi đó, công ty thực hiện một chiến dịch trên internet thì chỉ bằng khoảng 1/10, tức khoảng 100.000 đô la Mỹ. Động thái của một công ty tiêu khá nhiều tiền cho các chiến dịch tiếp thị như ICP đang cho thấy một xu hướng của ngành quảng cáo. Rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, lớn có, nhỏ có đã nhòm ngó đến quảng cáo digital, bao gồm cả quảng cáo t

Đi tìm hướng phát triển cho Việt Nam

Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn. Một cách luận rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là quan trọng. Vấn đề của Việt Nam