Chuyển đến nội dung chính

Vỉa hè và câu chuyện quản lý

(TBKTSG) - Chuyện cấm đoán hoạt động buôn bán trên vỉa hè trong nhiều năm qua đã tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy, chính quyền TPHCM đã phải chấp nhận nền kinh tế vỉa hè khi ban hành “Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố”. Thế nhưng câu chuyện chưa dừng ở đó.
Thừa nhận kinh tế vỉa hè

Tự bao giờ, vỉa hè đã trở thành nơi buôn bán, kinh doanh! Từ chị bán hàng rong, cô chủ tiệm tạp hóa, anh bán hủ tiếu gõ, người vá ruột xe, bà bán hàng nước, ông giữ xe gắn máy... đều bám vào vỉa hè.

Viện Kinh tế TPHCM đã có đề tài nghiên cứu về kinh tế vỉa hè tại TPHCM. Kết quả khảo sát một số điểm trên 35 tuyến đường trọng điểm cho thấy: có gần 500 trường hợp buôn bán lưu động, 2.100 trường hợp buôn bán trên vỉa hè và hơn 5.000 trường hợp các hộ mặt tiền lấn ra vỉa hè buôn bán.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm buôn bán lưu động đa số là dân ngoại thành và ngoại tỉnh còn buôn bán cố định trên vỉa hè, đa số là dân địa phương. Có 33% kinh doanh ăn uống, 44,3% kinh doanh dịch vụ, 22,7% kinh doanh khác.

Theo nhóm nghiên cứu, hầu hết những người buôn bán trên vỉa hè đều xem đây là việc làm kiếm sống phù hợp, chỉ có 4% cho rằng vì chưa tìm được việc làm. Gần 85% người kinh doanh trên vỉa hè cho biết đã từng bị giải tỏa, nhưng họ hoạt động trở lại ngay sau đó hoặc ngày hôm sau.

Những người kinh doanh trên vỉa hè không đồng tình với chủ trương giải tỏa và sắp xếp lại của Nhà nước. Hơn 60% người kinh doanh trên vỉa hè cho rằng họ sẽ mất khách hàng quen; 41% người kinh doanh lưu động sợ ngồi cố định phải đóng phí. Và họ khẳng định sẽ tiếp tục kinh doanh và muốn được yên ổn kinh doanh.

Nhóm nghiên cứu cho rằng do quỹ đường nhỏ, dân số và phương tiện cá nhân (chủ yếu là xe gắn máy) ngày càng tăng, cộng với thực trạng thiếu bãi đậu xe dẫn đến tâm lý người đi xe gắn máy thường dừng ở vỉa hè, lề đường để mua hàng hóa - tạo nguồn cầu cho kinh doanh trên vỉa hè.

Trên thực tế, hầu hết các địa phương đều thừa nhận sự tồn tại của kinh tế vỉa hè vì nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư thành phố. Do đó, theo nhóm nghiên cứu, trước mắt, phải chấp nhận sự tồn tại và duy trì kinh tế vỉa hè.

Giải quyết mâu thuẫn giữa mỹ quan đô thị và nhu cầu mưu sinh của bộ phận dân cư phụ thuộc vào kinh tế vỉa hè cần rất nhiều thời gian. Điều quan trọng là từng bước sắp xếp và quản lý khu vực này đi liền với việc thay đổi thói quen mua bán trên vỉa hè.

Quản lý như thế nào?

Kinh tế vỉa hè của TPHCM đã chắp cánh cho nhiều giấc mơ đổi đời. Thật vậy, trên mặt báo không hiếm các tin: “Bán than dạo nuôi ba con học đại học”, “Bán vé số dạo nuôi con thành bác sĩ”... Tuy nhiên, kinh tế vỉa hè cũng có những mặt trái của nó.

Việc buôn bán trên vỉa hè tự phát làm mất vẻ mỹ quan đô thị và cản trở giao thông. Để xây dựng văn minh đô thị, chính quyền TPHCM đã thử đưa ra nhiều biện pháp như cấm bán hàng rong, cấm để xe máy và cấm kinh doanh trên vỉa hè một số tuyến đường.

Thế nhưng, ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam TPHCM cho rằng, nếu không tạo ra được việc làm cho người dân mà cấm họ buôn bán trên vỉa hè thì chưa ổn. Theo ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND TPHCM, phải từng bước sắp xếp lại một cách thận trọng vì đụng đến miếng cơm manh áo của đại bộ phận người dân có thu nhập thấp trong đô thị.

Mới đây, UBND TPHCM đã ban hành Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn thành phố (Quyết định 74). Theo đó, các hoạt động như: tổ chức tiệc cưới, tang lễ; hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình; hoạt động trông giữ xe công cộng có thu phí; hoạt động phục vụ việc kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa; hoạt động xã hội; hoạt động để xe hai bánh tự quản trước cửa nhà... được phép sử dụng vỉa hè.

Cụ thể, phạm vi vỉa hè được sử dụng: đối với vỉa hè có bề rộng trên 3 mét, phạm vi cho phép sử dụng tạm thời ngoài mục đích giao thông có bề rộng lớn nhất 1,5 mét tính từ mép tiếp giáp nhà bên trong vỉa hè trở ra hoặc từ mép bó vỉa trở vào; đối với vỉa hè có bề rộng nhỏ hơn 3 mét, chỉ được cấp phép sử dụng trong các trường hợp tiệc cưới, tang lễ; hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công trình (có thời gian thực hiện từ 21 giờ đến 6 giờ hôm sau); hoạt động xã hội.

Quyết định mới này cũng cho phép việc sử dụng lòng đường đô thị làm nơi đậu xe, với những điều kiện đi kèm.Tuy nhiên, muốn sử dụng vỉa hè, lòng đường phải có sự cho phép của các cơ quan chức năng (giấy phép) và phải chịu phí, trừ trường hợp tang lễ, tiệc cưới. Phí sử dụng tạm thời lòng đường và vỉa hè được thực hiện theo quyết định của UBND thành phố nhưng đến nay vẫn chưa ban hành dù Quyết định 74 đã có hiệu lực từ đầu tháng 11-2008.

Còn nhiều điểm chưa rõ

Quy định về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TPHCM đã có hiệu lực gần một tháng nhưng xem ra nhiều địa phương (quận, huyện) chưa thể triển khai. Đại diện quận 1 cho biết quận đang tổ chức thu phí lòng đường, khi nào thành phố có mức phí mới thì quận sẽ điều chỉnh. Đại diện quận 3 cho biết sẽ triển khai thí điểm trước ở một vài tuyến đường.

Nhưng nhiều quận, huyện khác thì đang lấy ý kiến từ các phường...Quyết định đã được ban hành nhưng việc triển khai chậm có lẽ vì một số quy định còn bất cập. Như quy định: “Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét việc cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữ xe đạp, xe mô tô có thu phí tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh mục khu vực, tuyến đường đã được UBND các quận, huyện, Sở Giao thông Vận tải và Công an thành phố thống nhất sắp xếp, tổ chức làm bãi giữ xe trên vỉa hè. Danh mục này phải được UBND thành phố thông qua”.

Tại sao cần phải thông qua phức tạp như thế? Sao không đưa ra những tiêu chí cụ thể cho người dân cứ theo đó mà làm!?Hay như quy định về thu phí (điều 12, Quyết định 74) sử dụng cụm từ “phí sử dụng tạm thời”; hay quy định về thủ tục cấp phép (điều 7, Quyết định 71) sử dụng cụm từ “giấy phép sử dụng tạm thời”...

Nếu các chữ “tạm thời” này không được làm rõ (hiện tại chưa được làm rõ) thì rất dễ nảy sinh tiêu cực.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,