Chuyển đến nội dung chính

Vỉa hè Sài Gòn trong mắt giáo sư người Mỹ

Annette Kim hiện là giáo sư đô thị học và quy hoạch của Viện Công nghệ Massachusetts. Cô lấy bằng tiến sĩ về quy hoạch vùng và đô thị tại Đại học California ở Berkeley (Mỹ) năm 2002 với nghiên cứu “Tạo dựng thị trường: những cơ chế hỗ trợ thị trường phát triển đất đô thị TP.HCM”.

Các dự án của Annette Kim tại TP.HCM: Tuyến đi bộ du lịch trung tâm TP.HCM, Giám khảo cuộc thi quy hoạch khu trung tâm hiện hữu TP.HCM (2007-2008), Đánh giá hoạt động thị trường bất động sản và áp lực đất đai tại TP.HCM - Dự án của Ngân hàng Thế giới - 2000-2001, thành viên nhóm nghiên cứu quy hoạch Nam Sài Gòn (1996). Cô đã xuất bản sách Học làm kinh tế tư bản: Các doanh nhân VN trong nền kinh tế chuyển đổi (NXB Đại học Oxford, 2008), sắp xuất bản Thành phố vỉa hè: Lập bản đồ không gian công cộng TP.HCM (NXB Đại học Chicago, 2014).

Annette Kim là người đã sáng lập phòng nghiên cứu vỉa hè (Lab vỉa hè - SLAB) tại MIT, tìm kiếm những phương pháp họa đồ sáng tạo để mô tả không gian công cộng quan trọng này.

Các nhà nghiên cứu tại SLAB đã lăn lộn trên những con đường của sáu phường ở TP.HCM để ghi lại hàng ngàn hoạt động trên vỉa hè và phỏng vấn 250 người bán hàng rong. Kết quả của ba năm làm việc cần mẫn là triển lãm khai mạc ngày 4-1 tại TP. HCM.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Annette Kim cho biết cô đã khám phá được vô vàn điều thú vị từ vỉa hè TP.HCM.

Cô nói:

Phát hiện thú vị nhất là về mức độ tin tưởng và hợp tác xã hội diễn ra trên vỉa hè. Hầu hết những người bán hàng rong chia sẻ rằng các cửa tiệm thường giúp đỡ họ, cho họ dùng điện nước miễn phí và gửi đồ qua đêm. Lý do để giải thích cho sự giúp đỡ này là vì mọi người hiểu rằng những người bán hàng rong cần phải kiếm sống. Thậm chí các cửa tiệm cũng coi những gánh hàng rong là phần bổ sung cho dịch vụ của họ, ví dụ các nhà hàng thì phục vụ đồ ăn còn cà phê được bán trên vỉa hè. Lý do khác nữa là người dân thấy sự tiện lợi mà những gánh hàng rong mang lại. Những người bán hàng rong cũng hợp tác với nhau như trường hợp ba người bán hủ tiếu, bán nước và bán kẹo góp chung tiền mua bàn ghế nhựa và linh động về chuyện khách ngồi ở đâu. Tất cả sinh hoạt trên vỉa hè, bao gồm cả buôn bán, chỉ chiếm 10-40% không gian, còn để lại khá nhiều chỗ trống cho người đi bộ. Trong khi đó, hoạt động chiếm nhiều không gian nhất là đỗ xe máy.

Trên những vỉa hè TP.HCM, nhiều người cùng chia sẻ không gian cho những hoạt động khác nhau, vào những thời điểm khác nhau. Ở một góc phố, lúc 5g sáng, vỉa hè là nơi gặp gỡ của những người muốn hưởng sự thoáng đãng của khí trời. Sau đó là nơi phục vụ bữa sáng và cà phê. Có một khoảng lặng trước khi vỉa hè lại đông đúc trong giờ ăn trưa. Vào lúc xế chiều, vỉa hè là nơi mọi người ngồi nghỉ, ngắm phố phường hoặc mua bán. Tất cả những câu chuyện này diễn ra trên một đoạn vỉa hè. Thật kỳ diệu khi ta nhận ra rằng bao nhiêu phần của cuộc sống có thể được nuôi dưỡng trong không gian công cộng khiêm nhường này.

Với một nhà quy hoạch đô thị, những quan sát này có ý nghĩa như thế nào?

Không gian đô thị sống động của TP.HCM có nhiều điều để thế giới học hỏi. Và phần lớn sự sống động đó diễn ra trên vỉa hè. Các thành phố trên thế giới đang bối rối với việc quy hoạch và quản lý không gian công cộng như thế nào khi có quá nhiều người nhập cư và các đô thị trở nên đông đúc. Cho tới nay, hầu hết các nhà quy hoạch tập trung vào những không gian công cộng hoành tráng như quảng trường. Tuy nhiên, chính những vỉa hè khiêm nhường mới là không gian công cộng quan trọng nhất, nơi mà mọi người sử dụng, gặp gỡ và tương tác với nhau mỗi ngày.

Vỉa hè cũng là nơi có thể giúp rất nhiều người kiếm sống, đồng thời mang lại lợi ích cho xã hội. Từ góc nhìn của nhà quy hoạch, tôi tự hỏi liệu vỉa hè có phải chỉ dành cho người đi bộ? Vỉa hè đa chức năng, cũng giống như khái niệm sử dụng đất hỗn hợp, là một phần tạo nên một thành phố sôi động, bền vững và đóng góp vào sinh hoạt cộng đồng. Vỉa hè ở TP.HCM còn dạy cho các nhà quy hoạch về chiều thời gian trong quy hoạch không gian công cộng, vốn cho phép sự linh hoạt và chia sẻ không gian, đặc biệt ở những thành phố chật chội.

Bên cạnh nét độc đáo, sống động và tính nhân bản như cô nhận định, đâu là những giá trị kinh tế - xã hội của vỉa hè Sài Gòn?

Cuộc sống vỉa hè là một trong những ấn tượng đậm nhất mà TP.HCM để lại trong lòng du khách. Tôi đã khảo sát du khách quốc tế từ bốn nhóm ngôn ngữ khác nhau xem họ chia sẻ những gì về chuyến đi tới thành phố và 40% những trao đổi là về vỉa hè. Họ yêu thích các món ăn, uống cà phê, trò chuyện với người dân địa phương, ngồi trên những chiếc ghế nhựa và nhìn cuộc sống diễn ra trên vỉa hè. Đô thị Sài Gòn khiến nhiều du khách hồi tưởng về quá khứ và tiếc rằng cuộc sống vỉa hè đã biến mất khỏi quê hương họ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng kinh tế vỉa hè là một phần quan trọng của an sinh xã hội. Một số ước tính rằng nền kinh tế vỉa hè cung ứng tới 30% việc làm và lượng thực phẩm cho thành phố.

Nhiều người cho rằng cuộc sống vỉa hè ở Sài Gòn là biểu hiện của kinh tế phi chính thức và một xã hội còn nghèo với những vấn đề vệ sinh môi trường và trật tự đô thị. Cô có đề xuất gì để vỉa hè thành phố trở thành không gian công cộng tốt hơn cho tất cả mọi người mà không làm mất đi những “cá tính” tích cực của nó?

Trong khảo sát của chúng tôi, du khách quốc tế chia sẻ rằng đi bộ trên vỉa hè là phần thú vị nhất, nhưng họ không biết định hướng như thế nào và do đó không có cơ hội khám phá thêm về cuộc sống đường phố Sài Gòn. Vào năm 2011, tôi đã đề xuất một dự án thí điểm: sơn một vạch màu dọc theo vỉa hè, nối kết các điểm du lịch chính, đi qua những khu dân cư bình dị, nhằm tạo nên một trải nghiệm thú vị cho du khách. Tôi hi vọng ý tưởng duy trì và bảo tồn những sinh hoạt cộng đồng sống động trên đường phố vẫn còn tiếp diễn. Đó là những gì mà triển lãm của tôi tôn vinh: TP.HCM trong cuộc sống thường nhật.

Cô đã truyền tải những khám phá của mình vào cuộc triển lãm này như thế nào?

Có nhiều điều thú vị diễn ra trên vỉa hè, câu hỏi là liệu chúng ta còn có đủ sự nhạy cảm để nhận ra hay không. Thật tuyệt vời với tôi khi thấy những người sinh ra và lớn lên ngay tại Sài Gòn, nhìn thấy thành phố mỗi ngày, chợt nhận ra những gì mình đã bỏ qua. Điều đó truyền cho tôi cảm hứng để thực hiện triển lãm này và những thử nghiệm mới với họa đồ, để chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn cuộc sống quanh mình.

Nguyễn Đỗ Dũng, Đỗ Như Quỳnh - Báo Tuổi Trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...