Chuyển đến nội dung chính

Kinh nghiệm học tiếng Anh

Pronuciation
  • Học lại cách phát âm các âm trong tiếng anh ( Sounds of English) cho thật chuẩn : Vào trang web của BBC (http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/grammar/pron/sounds/) sẽ thấy phần hướng dẫn của Ms. Alex Bellem.
  • Thực hành phát âm các âm đó cho nhuyễn : Sách English Pronunciation in Use.
  • Tập đọc các đoạn văn dài : Đọc các bài Reports của VOA Special Learning English. Cách học là in transcript của bài mình quan tâm ra 1 tờ giấy A4, để font chữ to, giãn rộng, sau đó nghe từng câu một, đánh dấu cách ngắt nghỉ, lên xuống, nối âm, trọng âm ... rồi đọc theo chậm rãi. Học đọc kiểu này lâu nhưng có cái ưu điểm tuyệt vời là đã học từ nào thì sẽ không bao giờ quên được cách phát âm của nó, và khi nghe nó sẽ nhận ra ngay.
  • Học về Ngữ âm, quyển “Pronunciation in Use”. Nhờ có những bài học về ngữ âm, mình mới phát hiện ra nguyên nhân mình nghe kém là do phát âm sai, nên khi nghe không hiểu người ta nói gì, cũng như khi mình nói người ta không hiểu. Theo mình, ngữ âm dóng vai trò rất quan trọng trong việc bắt đầu học các kĩ năng, nếu biết và phân biệt đúng ngay từ đầu các cặp âm dễ nhầm, về sau, học sẽ rất nhàn, và cải thiện đáng kể khả năng nghe và nói. Với những bạn đã có nền tảng ngữ pháp tốt, nhưng lại gặp khó khăn trong việc học các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết thì nên bắt đầu từ ngữ âm, học các quyển đơn giản như “Pronunciation in Use” hoặc “Sheep or Ship”, chỉ cần chịu khó làm bài tập và nghe đi nghe lại nhiều lần, sau 1-2 tháng, bạn sẽ thấy khả năng nghe, nói của mình được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, có thể tham khảo một số trang web học free như: http://www.shiporsheep.com/ hay http://www.bbc.co.uk/worldservice/learningenglish/
Vocabulary

Học từ vựng, làm bài tập nhỏ ( cả nghe và đọc) trong các quyển sách sau ( xếp theo độ khó tăng dần) : 
  • Cambridge vocabulary for IELTS ( Pauline Cullen) 
  • Achieve IELTS Grammar and Vocabulary  
  • English Vocabulary in Use Advance ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) 
  • English Collocation in Use ( Michael McCathy – Felicity O’Dell) 
Grammar
  • Hệ thống toàn bộ ngữ pháp căn bản : Cái này có rất nhiều sách, nhưng mình dùng website này, nó hệ thống rất trực quan và dễ hiểu dễ nhớ  www.englishpage.com
  • English Grammar in Use ( Raymond Murphy)
Trong vòng 3 tháng này, phải thực hành và chiến đấu cả 3 mảng này cùng lúc, ví dụ buổi sáng học phát âm khoảng 20-30 phút ( đọc xong 1 bài VOA cho chuẩn mực là mỏi nhừ mồm luôn), xong làm vocabulary và grammar, trong khi làm 2 cái này thì luyện Listening luôn vì bài tập nghe khá nhiều, đến tối luyện giọng lần nữa bằng 1 bài trong cuốn English pronuncation in use là được.

Ngoài ra, mình cũng bắt đầu học đọc các bản tin trên BBC và CNN để tăng vốn từ vựng. Hồi đó mình có 1 quyển sổ Vocab, chia thành nhiều mục khác nhau như: politics, science, environment, education, sports…. Với mỗi từ, mình lại chia ra thành N, V, Adj, kèm theo ví dụ, 2 ngày lại mang ra xem 1 lần cho nhớ. Vì sao mình làm vậy? Vì mình nhận thấy các bản tin thường sử dụng văn phong và từ ngữ giống nhau, đọc 1 vài lần sẽ nhớ được nghĩa, từ sau cứ gặp thấy là biết ngay k cần tra từ điển. Tuy nhiên, hồi đấy lượng từ mới quá nhiều, có lúc cảm thấy nản kinh khủng vì tiêu hóa k nổi. Sau này khi sang học ở Úc, được học về văn phong báo chí, mình mới phát hiện ra sai lầm của mình hồi xưa khi cứ cố sống cố chết đọc các bài báo trên BBC & CNN. Lí do là vì các trang này hướng tới đối tượng có trình độ học vấn cao nên cách sử dụng ngôn ngữ phức tạp và văn hoa, nếu k có khả năng ngôn ngữ tốt, đọc 1 lúc sẽ thấy đầu óc quay cuồng, k tải được hết. Với những bạn mới bắt đầu học, vốn từ vựng chưa cao thì tốt nhất k nên đọc bài trên 2 trang này, thay vào đó, mình thấy nên đọc những trang dễ hiểu, đã được giản lược như Speacial VOA, hoặc nếu muốn đọc BBC thì nên vào trang BBC Learning English, mục Words in the News.

Mình cũng khuyên các bạn là không nên tham lam, nhảy vào nghe ngay nếu bạn chưa thực sự có vốn từ vựng tốt. Ngày xưa mình cũng đã từng rất stress vì nghe không hiểu các bản tin, về sau nhận ra là đến lúc đọc script mình còn không hiểu thì sao nghe hiểu được. Thế nên phải luyện từng bước, bắt đầu từ đọc hiểu script trước, sau đó mới nghe. Về sau vốn từ vựng tốt, mình đổi lại cách học là NGHE - CHÉP- SO SÁNH VỚI BẢN SCRIPT ĐƯỢC CUNG CẤP. Cách học này sẽ có hiệu quả rất lớn khi bạn học IELTS sau này, giúp bạn bắt nhanh được từ cần điền và nghe hiểu cũng chính xác hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ học được nhiều cách diễn đạt nghe “Tây” hơn từ văn phong của các bài báo, giúp cải thiển khả năng viết lách.

Bạn nào có thời gian rảnh có thể tới British Council hoặc American Center để mượn sách, truyện bằng TA để đọc thêm. Hồi xưa mình vì nhà xa, nên chỉ mượn ít truyện tiểu thuyết của thư viện khoa. Hồi đấy mình đọc được hết quyển Wuthering Heights của Emily Brontë và Lord of the Ring, đọc xong thì cũng biết thêm khá nhiều về cách hành văn và ngôn ngữ cổ. Tuy nhiên, mình recommend là nên chọn tiểu thuyết nhẹ nhàng, dễ đọc, kiểu tình yêu hoặc k thì Harry Potter là chuyện bạn đã đọc bằng TV và đã xem film, điều này sẽ dễ dàng cho bạn hơn khi hấp thụ các từ mới.

Giai đoạn luyện kỹ năng làm đề

1. Luyện kỹ năng: Cái này làm trước khoảng 1 tháng hoặc song song với phần làm đề thi IELTS, vừa làm đề vừa củng cố kỹ năng cho chắc

Listening:  
  • Sách:  Listening Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5)
  • Radio/Video: Mình cứ nghe ngày nghe đêm, cứ rảnh là nghe, nếu có thể thì các bạn đăng ký 3G trọn gói trên điện thoại ấy, nghe rất tiện mà nghe xả láng luôn. Những kênh nên nghe vì nó có nhiều đoạn Introduction & Interview, Individual long turn & Two-way ( or more) discussion – cái mà rất hay gặp trong bài thi Listening, và mình phải nói theo kiểu như thế trong phần Speaking nữa. Nên nghe 1 số kênh sau: 
    • BBC World Service 
    • BBC4: Intelligent Speech 
    • CNN Student News ( video 10mins)
  • Ngoài nghe ở các trang Special VOA, BBC, ABC và CNN, mình cũng học thêm ở trang http://www.esl-lab.com/. Trang web này cung cấp các bài tập nghe free, chia theo các cấp độ từ dễ đến khó, kèm theo script và chấm điểm, rất thích hợp cho việc luyện IELTS. Mình cũng dành thời gian để làm đề trong bộ Cambridge IELTS 2 kĩ năng: nghe, đọc. Sau khi làm xong, so sánh kết quả, mình sẽ nghe lại thêm lần nữa để xem lần thứ 2 này có nghe được những chỗ sai và những chỗ chưa điền được k, nếu có thời gian sẽ chọn 1-2 parts trong bài test, nghe và chép lại phần script. Cứ làm như thế nhiều lần, dần dần sẽ quen được với giọng bài thi nghe IELTS. Trong phần Nghe, việc áp dụng những gì học được ở pronunciation là rất cần thiết, có những từ mình k hoàn toàn chắc chắn nhưng vẫn có thể đoán ra được nhờ dựa vào cách người trong đoạn băng phát âm. Vì vậy, đừng bỏ qua phần học ngữ âm, đây là 1 kĩ năng rất quan trọng của cả Nghe và Nói. 
  • Thêm 1 lưu ý nữa với các bạn là về spelling, nên tập viết nhiều hơn ra giấy để viết chính xác từ. Sau 1 thời gian nắm được kha khá từ vựng, mình bỏ luôn thói quen viết ra giấy, sổ sách, mà toàn gõ vào word. Điều này rất tai hại vì nhiều khi Word tự động sửa lỗi sai cho mình, do đó lúc đi thi mình đã mất khá nhiều điểm vì lỗi chính tả. Vẫn còn nhớ lúc trong phòng thi, mình k thể viết đúng từ “bằng lái – license” và từ “khả thi – feasible”.
 Reading: 
  • Sách: Reading Strategies for the IELTS test ( band 5 - 6.5)
  • Đọc các đoạn văn và làm tasks trên trang web của Britishcouncil http://learnenglish.britishcouncil.org/en/magazine  
  • Điều đáng sợ nhất của phần Đọc IELTS chính là có quá nhiều từ mới trong khi thời gian chỉ có 60’ cho cả 3 tasks. Làm thế nào để cải thiện được khả năng đọc hiểu và phân tích câu hỏi trong khoảng thời gian ít ỏi như thế?
  • Mình đã từng nghe đông-tây, kết hợp nhiều tips, trick làm bài thi Đọc nhưng thấy không hề hiệu quả. Hồi đầu mình áp dụng khá nhiều trò nên làm bài đọc rất nhanh, chỉ mất 40’ cho cả 3 tasks, nhưng kết quả thường không cao. Đó là vì mình KHÔNG hiểu đúng câu hỏi. Về sau, mình áp dụng chiến thuật đọc chân chất tức là đọc từ đầu đến cuối, không bỏ sót từ nào. Đầu tiên mình đọc câu hỏi, gạch chân keywords, sau đó quay lại đọc từ đầu đến cuối đoạn văn. Đọc đến đoạn nào thấy liên quan đến câu hỏi là mình quay lại kiểm tra câu hỏi ngay lập tức để tìm ra câu trả lời đúng. Thường là mình làm theo trình tự câu hỏi chứ k hề chọn cái nào làm trước, cái nào làm sau. Kết quả là nhờ phân tích kĩ câu hỏi, đọc kĩ, điểm đọc của mình đã tăng lên đáng kể.
  • Một điểm lưu ý nữa là khi đọc, bạn k nên cố dịch nghĩa ra TV để hiểu, hãy cố gắng tập cho mình thói quen hiểu đoạn text bằng TA, như thế sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Để tăng lượng từ vựng cho phần đọc, không có cách nào khác là phải đọc nhiều. Tốt nhất hãy tìm đọc theo chủ đề, và làm 1 phần note từ mới cho các đọan văn đó. 
  • Các bài đọc của IELTS mang tính học thuật cao, có thể tham khảo các bài viết ở trang http://www.newscientist.com/. Trang web này có nhiều bài viết đa dạng liên quan đến khoa học, môi trường, đời sống, sức khỏe, rất thích hợp để học thêm từ mới cho phần reading IELTS. Khi học từ mới, nếu có thể, hãy chú ý đến cấu tạo từ (word formation), các tiền tố (prefix) hay hậu tố (suffix). Việc nắm được các quy tắc cấu tạo từ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc học từ mới. Về phần này, mình đã học được rất nhiều từ môn Lexicology và Semantics của thầy Tuấn Anh.
Writing:  
  • Sách:  
    • Academic Writing for IELTS ( Sam McCatter)
    • VISUAL IELTS Gabi Duigu Quyển này cũng hay luôn, luyện viết Task 1.
  • Viết là kĩ năng mà mình k có gì để nói nhiều vì dốt viết. Thực ra trong giáo trình của trường mình đã cung cấp khá đầy đủ các dạng văn thường gặp trong thi IELTS là: discursive essay, argumentative essay và account essay (cause & effect; problem & solution)
  • Trong bài thi viết, theo cảm nhận của mình, nếu chỉ cần đạt đến mức khoảng 6.5-7 thì bài viết chỉ cần có đủ 3 phần: mở, thân, kết + ít nhất 2 lập luận đưa ra quan điểm + nhiều nhiều từ academic 1 tý + sử dụng từ liên kết ( linking words) hợp lý. Còn để được cao hơn, bạn cần có tư duy sắc sảo hơn, sử dụng từ ngữ linh hoạt, hiệu quả, k nhất thiết phải quá nhiều từ academic nhưng phải BIẾT CÁCH SỬ DỤNG TỪ HIỆU QUẢ.
  • Làm thế nào để có được ideas cho bài viết? Câu hỏi này k hề dễ trả lời vì các topic viết của IELTS thường đưa ra các vấn đề mang tính thời sự xã hội, bắt buộc bạn phải có it kiến thức, hiểu biết. Nếu bạn nào chịu khó đọc sách báo thì chắc k khó, nhưng những bạn nào k hay cập nhật thì sẽ thấy khó. Để có thêm ý tưởng cho bài viết, mình thấy có thể tham khảo ở một số trang web đưa ra các ý kiến cho người đọc viết bài tranh luận như http://www.helium.com/; http://www.debate.org; http://idebate.org/. Các trang web này sẽ có các bài viết phân tích Đồng Ý và K Đồng Ý một vấn đề nào đó. Bạn hoàn toàn có thể vào xem, chép lại tranh luận của cả 2 phía rồi tự viết bài của mình. Các tranh luận được sắp xếp theo từng mục cụ thể nên cũng rất tiện cho việc học.
Speaking 
  • Cứ tự luyện xong ghi âm rồi nghe lại, kiếm được bạn bè hay ai đó mà luyện cùng thì tốt. Có thể nói trực tiếp hoặc qua Skype cũng tiện.
  • Nói cũng như Viết là 2 kỹ năng khó lên điểm nhất vì cần rất nhiều thời gian luyện tập. Đặc biệt là Nói, nếu bạn k có môi trường luyện tập, rất khó để cải thiện được kĩ năng này. Ngay cả người bản địa, nếu k có nhiều kiến thức xã hội tốt, khi bị hỏi cũng bị khớp chứ k riêng gì những người học TA là ngôn ngữ thứ 2 như mình.
  • Về phần Nói, điều quan trọng là phải chịu khó luyện tập, dám nói và k sợ sai. Tâm lý chung của nhiều người Việt Nam khi học TA là ngại nói vì sợ mình nói k hay, nói sai, trong đầu lại phải tư duy sắp xếp ngữ pháp, chọn từ, thành ra dài dòng và hay bị ngắc ngứ.
  • Về Speaking, mình thấy nên học theo quyển IELTS Speaking của Mark Clark và Mark Allen. Đừng cố gắng học thuộc tất cả những bài mẫu đã có sẵn trong quyển sách này, nên học có tính chọn lọc, nhất cả các fillers mà tác giả bày cho để kéo dài thời gian nói. Điều quan trọng đấy là mình phải nói được một cách tự nhiên trôi chảy, nếu bạn học thuộc, tự nhiên vào phòng thi sẽ bị quên.
  • Ngoài pronunciation, fluency thì ngữ pháp đóng vai trò khá quan trọng. Hãy luôn nhắc nhớ mình đang trả lời cho câu hỏi của hiện tại, quá khứ hay tương lai. Đối với task 2, trong 1’ chuẩn bị, hãy để động từ bạn muốn dùng ở dạng quá khứ hoặc hiện tại luôn, như thế sẽ tránh được việc sử dụng sai thì.
  • Ý tưởng ở phần Nói cũng quan trọng, nên học cách xây dựng câu trả lời của mình theo kiểu bài viết gồm 3 phần: Mở, Thân, Kết. như thế câu trả lời của bạn mới được đánh giá cao. Một số trang web để tham khảo cho phần thi Nói http://australianetwork.com/passport/; http://www.ielts-blog.com/
Làm đề IELTS 
  • Bước 1: Học trong quyển Ready for IELTS ( Sam McCatter) ( 1 tuần). Làm quen với cấu trúc đề thi IELTS ( ai quen rồi thì bỏ bước số 1 này). Trong quyển này sẽ trình bày cấu trúc đề thi, có 14 units để tập luyện các dạng bài cơ bản, và các kỹ năng cơ bản của từng dạng bài. Làm quyển này cố gắng trong 1 tuần phải xong. 
  • Bước 2: Tham khảo tips để củng cố kỹ năng thông qua các sách : ( 1 ngày để đọc, áp dụng lâu dài)  
    • IELTS TARGET BAND 7 của Simone Brave (Quyển này ngắn gọn, hữu dụng, nên đọc) 
    • IELTS SURE SUCCESS của cái trường NICON nào đó, ( Quyển này dài dòng hơn chút, có thêm 1 số lời khuyên để thi, nên đọc) 
  • Bước 3: Làm bộ đề Cambridge IELTS nổi tiếng (4 quyển,16 đề, 3 tuần) Tính đến thời điểm này (T4/2012) thì có tổng cộng 8 quyển, nhưng dựa trên những gì mình đã làm và chắt lọc ra, thì bạn chỉ nên làm các quyển Camb 5, 6, 7, 8 thôi. Lý do là các quyển Camb 1,2,3,4 đã xuất bản quá lâu rồi, mình làm xong chúng thì thấy nó có nhiều khác biệt so với cách tư duy của thời điểm hiện tại, và đề trong các quyển đó cũng không “gần” với những đề thi mới này. Đó là nhận định chủ quan của mình thôi, các bạn có thời gian thoải mái thì cứ làm cho tăng exp, bác nào đã vội rồi thì không cần động vào mấy quyển đó làm gì cho mệt. (đến thời điểm này, 7/2013 thì có thêm cuốn 9 rồi nhé mem) Nên chia ra làm mỗi ngày 1 đề, ví dụ buổi sáng làm , buổi chiều chữa bài. Nhớ là phải chữa thật kỹ, khi review lại kết quả thì phải đếm số câu sai rồi lật lại xem tại sao lại thế, có vậy mới hoàn thiện được kỹ năng và tăng độ chuẩn xác. 
Lưu ý
    1. Khi làm đề thì nên thống kê lại các dạng bài nào hay sai, để còn sửa kịp: Cứ đề nào bị sai câu gì nhiều thì make note 1 phát cho dạng câu hỏi đó, ví dụ như làm đề 1 quyển camb 6 bị sai nhiều câu ở dạng Summary của bài listening và sai nhiều câu Heading ở reading chẳng hạn. Sau 3-4 đề thì thống kê lại xem ta sai cái gì nhiều nhất. Sau khi đã tìm ra điểm yếu rồi thì quay lại bước 2 đọc lại và thực hành lại tips nó dạy. 
    2. Làm đề vào sách thì nên làm bút chì, làm xong, thống kê chữa lỗi xong thì tẩy luôn đi, để về sau làm lại ( cái việc làm lại quan trọng lắm đấy) Ai cẩn thận hơn thì foto ra 2 bản làm cho tiện) 
    3. Sau khi làm xong 4 quyển lần 1 mà điểm trung bình khoảng 7.0 – 7.5 là ok rồi, còn nếu thấp quá, khoảng 5.5- 6.0 thôi thì tốt nhất là quay ngay lại bước 2 mà đọc tips, quay lại mấy cuốn sách luyện kỹ năng mà luyện, xong xuôi rồi làm lại 4 quyển này, trước khi làm nhớ đọc nhanh lại tips cho mỗi phần thi.  
    4. Đến khi điểm tăng lên rồi thì chuyển sang bước tiếp theo. 
  • Bước 4: Làm bộ sách IELTS PRACTICE PLUS 1,2,3 ( 3 tuần): Bộ này rất khó, làm xong cực kỳ nản luôn, ví dụ bạn làm bộ cambridge được trung bình là 7.0, làm sang bộ plus nó giảm xuống còn 6.0 là cùng. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,