Ngày 9 tháng 01 năm 2010, Toyota Motor thông báo thu hồi một loạt các loại xe Camry, Altis, Vios, Forturner và Hiace tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Nhật vì lỗi bị kẹt chân ga. Riêng Toyota Việt Nam thông báo các loại xe nêu trên được lắp ráp tại Việt Nam không bị lỗi mặc dù Toyota Việt Nam đang sản xuất theo dạng IKD với hầu hết các thiết bị chủ yếu đều nhập khẩu. Trình độ sản xuất ô tô Việt Nam đã vượt qua trình độ các nhà máy khác của Toyota tại châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản. Tin mừng đầu tiên!
Tiếp bước Toyota, một loạt các hãng ô tô trên thế giới như GM, Honda, Ford, KIA đều thu hồi một số loại xe do lỗi kỹ thuật nhưng các loại xe được sản xuất tại Việt nam đều không có lỗi và không cần thu hồi. Trình độ công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam tuy còn non (chỉ sản xuất được chưa đến 10% các thiết bị của xe) và còn trẻ...(con) (10 năm được ân hạn và bảo hộ nhưng không chịu lớn, chỉ thích nhập khẩu và chỉ xây dựng được vài nhà máy phụ trợ) nhưng đã "sản xuất" ra được các sản phẩm đạt chất lượng hơn hẳn các nhà máy sản xuất ô tô tại các nước phát triển. Tự hào thay trình độ công nghệ Việt Nam!!!
Gần đây cả thế giới chấn động trước việc nhà máy khai thác quặng bauxit tại Hungary bị bể bờ bao làm tràn bùn đỏ ra khu vực dân cư và có nguy cơ biến các làng mạc thành các khu vực chết. Nhưng một lần nữa, trình độ công nghệ Việt Nam đã thể hiện đẳng cấp cao của mình. Theo Ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng Giám Đốc TKV, mặc dù cả hai nước đều sử dụng cùng một công nghệ "ướt" nhưng Việt Nam có khả năng hoàn nguyên bùn thành đất có thể sử dụng được sau 5 năm (2 năm xả, 3 năm lắng bùn hoàn nguyên). Điều này là một điểm chứng tỏ công nghệ Việt Nam hơn hẳn Hungary; mặc dù Hungary đã sản xuất bauxite hơn 100 năm và nằm trong khu vực có trình độ công nghệ thuộc dạng phát triển nhưng Hungary cũng chỉ chứa bùn đỏ trong các bể chứa và không có khả năng hoàn nguyên bùn thành đất có thể sử dụng được. Bùn đỏ do sản xuất bauxite của Hungary khi khô lại chỉ chứa các loại bụi độc hại, có khả năng gây ung thư.
Hơn nữa Việt Nam có trình độ quản lý và giám sát chặt chẽ hơn Hungary rất nhiều nên việc tích trữ bùn đỏ trong thung lũng ở khu vực cao nguyên cũng sẽ không gây nguy hiểm cho dân cư ở vùng đồng bằng Nam Trung Bộ như việc Hungary tích trữ bùn đỏ ở khu vực đồng bằng. Trong trường hợp khẩn cấp thì giải pháp là đóng cửa cống lại thì bùn đỏ sẽ bị giữ trong thung lũng mà không lan tỏa ra môi trường (với điều kiện là người đóng cửa đập có trách nhiệm và thương dân hơn trường hợp những người giữ cửa đập của Thủy điện Hố Hô vì tham tích nước cho thủy điện mà quên đi việc điều hòa lũ của mình để làm hại hàng vạn người phải chịu lũ lụt nặng nề ở cuối nguồn).
Như vậy với những dẫn chứng ở trên, Việt Nam đã có một trình độ cao về công nghệ trên thế giới. Theo ý kiến của cá nhân thì chính phủ Việt Nam nên hướng đến việc xuất khẩu công nghệ và chuyên viên ra thế giới. Đặc biệt trong thời điểm Hungary và cộng đồng châu Âu đang lo lắng về cách xử lý bùn đỏ thì Tập đoàn TKV, thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam, nên cử một đoàn chuyên gia công nghệ sang hỗ trợ và giúp đỡ nước bạn để xử lý bùn đỏ thành đất hoàn nguyên có thể sử dụng được.
Nếu Việt Nam giúp đỡ Hungary xử lý được bùn đỏ sẽ đạt được nhiều mục tiêu lớn. Thứ nhất, Việt Nam có lợi là chứng minh được lý thuyết và rút kinh nghiệm trong việc xử lý bùn đỏ. Các chuyên viên làm được điều này sẽ giúp tăng sự tự tin của các thành viên Quốc hội khi ủng hộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Thứ hai, Việt Nam sẽ đứng vào hàng ngũ các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, chấm dứt cảnh phải liên tục xin xỏ và nhờ các chuyên gia nước ngoài khi thực hiện các dự án. Hơn nữa, Việt Nam có thể xuất khẩu công nghệ cho các nước đang khai thác bauxite để thu ngoại tệ, làm giàu cho đất nước. Một tương lai tốt đẹp với một màu đỏ quạch đang chờ đợi chúng ta.
Tham khảo
http://nld.com.vn/20101013112727830p0c1014/bo-sung-bien-phap-an-toan-du-an-bauxite-tay-nguyen.htm
Tiếp bước Toyota, một loạt các hãng ô tô trên thế giới như GM, Honda, Ford, KIA đều thu hồi một số loại xe do lỗi kỹ thuật nhưng các loại xe được sản xuất tại Việt nam đều không có lỗi và không cần thu hồi. Trình độ công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam tuy còn non (chỉ sản xuất được chưa đến 10% các thiết bị của xe) và còn trẻ...(con) (10 năm được ân hạn và bảo hộ nhưng không chịu lớn, chỉ thích nhập khẩu và chỉ xây dựng được vài nhà máy phụ trợ) nhưng đã "sản xuất" ra được các sản phẩm đạt chất lượng hơn hẳn các nhà máy sản xuất ô tô tại các nước phát triển. Tự hào thay trình độ công nghệ Việt Nam!!!
Gần đây cả thế giới chấn động trước việc nhà máy khai thác quặng bauxit tại Hungary bị bể bờ bao làm tràn bùn đỏ ra khu vực dân cư và có nguy cơ biến các làng mạc thành các khu vực chết. Nhưng một lần nữa, trình độ công nghệ Việt Nam đã thể hiện đẳng cấp cao của mình. Theo Ông Dương Văn Hòa, Phó Tổng Giám Đốc TKV, mặc dù cả hai nước đều sử dụng cùng một công nghệ "ướt" nhưng Việt Nam có khả năng hoàn nguyên bùn thành đất có thể sử dụng được sau 5 năm (2 năm xả, 3 năm lắng bùn hoàn nguyên). Điều này là một điểm chứng tỏ công nghệ Việt Nam hơn hẳn Hungary; mặc dù Hungary đã sản xuất bauxite hơn 100 năm và nằm trong khu vực có trình độ công nghệ thuộc dạng phát triển nhưng Hungary cũng chỉ chứa bùn đỏ trong các bể chứa và không có khả năng hoàn nguyên bùn thành đất có thể sử dụng được. Bùn đỏ do sản xuất bauxite của Hungary khi khô lại chỉ chứa các loại bụi độc hại, có khả năng gây ung thư.
Hơn nữa Việt Nam có trình độ quản lý và giám sát chặt chẽ hơn Hungary rất nhiều nên việc tích trữ bùn đỏ trong thung lũng ở khu vực cao nguyên cũng sẽ không gây nguy hiểm cho dân cư ở vùng đồng bằng Nam Trung Bộ như việc Hungary tích trữ bùn đỏ ở khu vực đồng bằng. Trong trường hợp khẩn cấp thì giải pháp là đóng cửa cống lại thì bùn đỏ sẽ bị giữ trong thung lũng mà không lan tỏa ra môi trường (với điều kiện là người đóng cửa đập có trách nhiệm và thương dân hơn trường hợp những người giữ cửa đập của Thủy điện Hố Hô vì tham tích nước cho thủy điện mà quên đi việc điều hòa lũ của mình để làm hại hàng vạn người phải chịu lũ lụt nặng nề ở cuối nguồn).
Như vậy với những dẫn chứng ở trên, Việt Nam đã có một trình độ cao về công nghệ trên thế giới. Theo ý kiến của cá nhân thì chính phủ Việt Nam nên hướng đến việc xuất khẩu công nghệ và chuyên viên ra thế giới. Đặc biệt trong thời điểm Hungary và cộng đồng châu Âu đang lo lắng về cách xử lý bùn đỏ thì Tập đoàn TKV, thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam, nên cử một đoàn chuyên gia công nghệ sang hỗ trợ và giúp đỡ nước bạn để xử lý bùn đỏ thành đất hoàn nguyên có thể sử dụng được.
Nếu Việt Nam giúp đỡ Hungary xử lý được bùn đỏ sẽ đạt được nhiều mục tiêu lớn. Thứ nhất, Việt Nam có lợi là chứng minh được lý thuyết và rút kinh nghiệm trong việc xử lý bùn đỏ. Các chuyên viên làm được điều này sẽ giúp tăng sự tự tin của các thành viên Quốc hội khi ủng hộ dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Thứ hai, Việt Nam sẽ đứng vào hàng ngũ các nước có trình độ công nghệ tiên tiến, chấm dứt cảnh phải liên tục xin xỏ và nhờ các chuyên gia nước ngoài khi thực hiện các dự án. Hơn nữa, Việt Nam có thể xuất khẩu công nghệ cho các nước đang khai thác bauxite để thu ngoại tệ, làm giàu cho đất nước. Một tương lai tốt đẹp với một màu đỏ quạch đang chờ đợi chúng ta.
Tham khảo
http://nld.com.vn/20101013112727830p0c1014/bo-sung-bien-phap-an-toan-du-an-bauxite-tay-nguyen.htm
Nhận xét
Đăng nhận xét