Khảo sát của Caravat.com về cân bằng công việc-cuộc sống (CV-CS) với trên 2.000 người LĐ trong tháng 8.2010 cho thấy: Chỉ có 27% cảm thấy mình có được sự hài hòa giữa CV-CS, 62% cảm thấy ít hay nhiều bị mất cân bằng và 11% hoàn toàn không có sự cân bằng. Kinh tế càng phát triển khiến người LĐ mất cân bằng giữa CV-CS có xu hướng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động và doanh nghiệp.
Tiêu chí chọn việc mới của người lao động
Theo theo khảo sát này, “chính sách cân bằng CV-CS” giữ tầm quan trọng thứ hai chỉ sau “lương bổng” trong các tiêu chí lựa chọn công việc mới của người LĐ, ngang với “thăng tiến” và “cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài”; cao hơn “danh tiếng Cty”, “phong cách lãnh đạo” hay “địa điểm gần nhà”... Tuy vậy, khi được hỏi rằng Cty hiện tại có các chính sách liên quan tới cân bằng CV-CS không, chỉ có 34% trả lời “có”, 32% trả lời “không” và 34% cho rằng “không biết”.
Bà Thanh Nguyễn – GĐĐH Caravat.com cho biết: “Tuy cảm nhận cân bằng CV-CS mang tính cá nhân, nhưng nó lại tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh của DN, nên các nhà lãnh đạo và quản trị nhân sự cần phải quan tâm và tìm cách giúp nhân viên có sự cân bằng tốt hơn.”
Bà Thanh Nguyễn – GĐĐH Caravat.com cho biết: “Tuy cảm nhận cân bằng CV-CS mang tính cá nhân, nhưng nó lại tác động trực tiếp lên hiệu quả kinh doanh của DN, nên các nhà lãnh đạo và quản trị nhân sự cần phải quan tâm và tìm cách giúp nhân viên có sự cân bằng tốt hơn.”
Caravat.com tổ chức Hội Thảo Bàn Tròn về vấn đề này tại Hà Nội vào ngày 16/9 với mong muốn giúp các công ty khách hàng và các nhà quản lí là thành viên Caravat.com có thể xây dựng và triển khai hiệu quả chính sách nhân sự CV-CS phù hợp thông qua chia sẻ và học hỏi từ các công ty đi trước.
Yếu tố giúp cân bằng công việc - cuộc sống cho nhân viên hiệu quả:
1. Giúp nhân viên hiểu đúng về Cân bằng CV-CS:
Mỗi người, tại những vị trí, công việc và giai đoạn khác nhau sẽ có nhu cầu cân bằng CV-CS khác nhau. Vì thế, trong môi trường doanh nghiệp, cần tránh những cách hiểu cứng nhắc như “Cân bằng CV-CS là chia sẻ thời gian 50/50 giữa công việc và không công viêc” hay “Đó là khả năng làm bất cứ việc gì bạn thích khi nào bạn thích”. Ngược lại, phải hiểu cân bằng CV-CS là LỰA CHỌN công việc – cuộc sống, trong đó mỗi cá nhân bên cạnh lợi ích từ lựa chọn của mình còn cần biết tự chịu trách nhiệm cho lựa chọn đó và biết hài lòng với sự cân bằng mà lựa chọn đó mang lại. Ví dụ như khi bạn “lựa chọn” trở thành nhà quản lí, có nghĩa là bạn chấp nhận không chỉ chịu trách nhiệm cho kết quả công việc của chính mình mà còn là cho cả đội ngũ dưới mình nữa, vì thế đừng than phiều khi bạn phải chịu nhiều áp lực hơn và có ít thời gian dư dả hơn nhân viên cấp dưới. Tâm lí “ít chịu trách nhiệm” và thói quen “đổ lỗi” cũng là một nguyên nhân chính khiến người lao động tự cảm thấy mất cân bằng trong CV-CS.
2. Xây dựng chính sách Cân bằng CV-CS phù hợp:
Nhà quản lí nên có chiến lược thể hiện quan điểm nêu rõ “cân bằng công việc-cuộc sống” là lựa chọn và trách nhiệm của từng nhân viên. Tuy nhiên công ty sẽ có những chính sách để giúp nhân viên “lựa chọn” đúng đắn và dễ dàng hơn. Ví dụ như công ty có thể tập trung xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, công bằng để mỗi ngày nhân viên dễ dàng “chọn” việc tới công sở với tâm lí thoải mái và hào hứng nhất. Công ty cũng cần sâu sát khả năng, nhu cầu phát triển của từng nhân viên để tư vấn cho họ những “lựa chọn” nghề nghiệp phù hợp và có chính sách đào tạo để họ đạt được “lựa chọn” đó, vv.
Ngoài ra, chính sách “Cân bằng CV-CS” không nên nằm riêng lẻ mà nên là một phần trong tất cả các chính sách nhân sự quan trọng khác như tuyển dụng, giữ chân nhân tài, nâng cao năng suất lao động và xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp. Vì thế chính sách này cần xuất phát từ chính Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cũng như chiến lược kinh doanh chung của công ty. Ví dụ như tại IKIA, công ty hàng đầu thế giới về bán lẻ đồ nội thất, việc công ty cung cấp các chương trình huấn luyên dinh dưỡng , chăm sóc sức khỏe nhân viên, đường dây nóng 24/24 cho toàn bộ gia đình nhân viên tư vấn các vấn đề tâm lí, vv đều xuất phát từ tầm nhìn của IKEA muốn “Tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho rất nhiều người”, vv. Hoặc như trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức cạnh tranh, HSBC chủ trương đề cao “hiệu suất công việc” lên hàng đầu. Vì thế “điều kiện cần” để được hưởng chính sách Cân bằng Công việc-cuộc sống là nhân viên đó phải đạt được thành tích kinh doanh nhất định và có được sự đồng ý không phải từ nhân sự mà là trưởng phòng ban để đảm bảo kết quả kinh doanh chung.
Ngoài ra, chính sách “Cân bằng CV-CS” không nên nằm riêng lẻ mà nên là một phần trong tất cả các chính sách nhân sự quan trọng khác như tuyển dụng, giữ chân nhân tài, nâng cao năng suất lao động và xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp. Vì thế chính sách này cần xuất phát từ chính Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cũng như chiến lược kinh doanh chung của công ty. Ví dụ như tại IKIA, công ty hàng đầu thế giới về bán lẻ đồ nội thất, việc công ty cung cấp các chương trình huấn luyên dinh dưỡng , chăm sóc sức khỏe nhân viên, đường dây nóng 24/24 cho toàn bộ gia đình nhân viên tư vấn các vấn đề tâm lí, vv đều xuất phát từ tầm nhìn của IKEA muốn “Tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho rất nhiều người”, vv. Hoặc như trong lĩnh vực ngân hàng đang hết sức cạnh tranh, HSBC chủ trương đề cao “hiệu suất công việc” lên hàng đầu. Vì thế “điều kiện cần” để được hưởng chính sách Cân bằng Công việc-cuộc sống là nhân viên đó phải đạt được thành tích kinh doanh nhất định và có được sự đồng ý không phải từ nhân sự mà là trưởng phòng ban để đảm bảo kết quả kinh doanh chung.
3. Hỗ trợ đồng bộ từ đội ngũ lãnh đạo:
Trách nhiệm giúp nhân viên cân bằng hơn trong công việc-cuộc sống không chỉ thuộc về phòng nhân sự mà là của chính từng người lãnh đạo phòng ban. Ví dụ như tại Pepsico còn có một hệ thống “biên bản” để đánh giá khả năng của người lãnh đạo dựa trên khả năng họ có đảm bảo cho nhân viên nghỉ đủ ngày phép hàng năm hay không… Một chương trình cân bằng công việc-cuộc sống không nhất thiết đòi hỏi thật nhiều chi phí nhưng để thành công chắc chắn cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ chính đội ngũ lãnh đạo.
Trách nhiệm giúp nhân viên cân bằng hơn trong công việc-cuộc sống không chỉ thuộc về phòng nhân sự mà là của chính từng người lãnh đạo phòng ban. Ví dụ như tại Pepsico còn có một hệ thống “biên bản” để đánh giá khả năng của người lãnh đạo dựa trên khả năng họ có đảm bảo cho nhân viên nghỉ đủ ngày phép hàng năm hay không… Một chương trình cân bằng công việc-cuộc sống không nhất thiết đòi hỏi thật nhiều chi phí nhưng để thành công chắc chắn cần có sự hỗ trợ đồng bộ từ chính đội ngũ lãnh đạo.
Nhận xét
Đăng nhận xét