Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2010

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

"... Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố… Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất… Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách…nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cá...

GROW – MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là huấn luyện và đào tạo (coaching) nhân viên để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò này, nhà lãnh đạo sẽ giúp nhân viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt hơn, học được những kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có may mắn được đào tạo bài bản về kỹ năng huấn luyện nhân viên và đa phần để có được kỹ năng này họ đều phải tự học. Điều này nghe có vẻ nản lòng. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được một số phương pháp chính yếu, tìm cơ hội để thực tập và tin vào khả năng của mình, bạn có thể trở thành một người huấn luyện tốt và giúp tăng hiệu quả làm việc của đội nhóm do bạn quản lý. Một trong những phương pháp hữu ích để huấn luyện nhân viên là sử dụng mô hình GROW. Đây là từ viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Mô hình GROW là gì? Bạn có thể hình dung mô hình GROW giống như kế hoạch bạn lập cho một chuyến hành...

TRUYỀN ĐẠT, TRUYỀN LỬA, TRUYỀN THÀNH CÔNG!

Hẳn chúng ta vẫn nhớ đến bài phát biểu của Steve Jobs - Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) vào tháng 6/2005. Không hô hào khẩu hiệu, chẳng kể lể thành tích, nhưng bài diễn thuyết của ông đã gây chấn động lớn ở buổi lễ và trên mạng Internet toàn cầu sau đó. Không bàn tới nội dung của bài phát biểu vốn dĩ quá đột phá và xuất sắc, ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh góp phần giúp bài diễn thuyết của Steve thành công rực rỡ: đấy là phương cách truyền đạt hoàn hảo của ông với phong cách và sự chuẩn bị nội dung không thể chê vào đâu được. Bạn không phải là Steve Jobs, tuy nhiên nếu bạn là một nhà quản lý giỏi, hẳn bạn cũng đã và đang trang bị cho mình một phong cách truyền đạt rất riêng cho bản thân để hỗ trợ cho công việc, bởi kỹ năng giao tiếp và truyền đạt luôn nằm ở phần đầu trong danh sách các kỹ năng bắt buộc của người quản lý. Bên cạnh phương pháp riêng của mình, bạn có thể tham kh...

LÀM SAO ĐỂ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC – CUỘC SỐNG CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Khảo sát của Caravat.com  về cân bằng công việc-cuộc sống (CV-CS) với trên 2.000 người LĐ trong tháng 8.2010 cho thấy: Chỉ có 27% cảm thấy mình có được sự hài hòa giữa CV-CS, 62% cảm thấy ít hay nhiều bị mất cân bằng và 11% hoàn toàn không có sự cân bằng. Kinh tế càng phát triển khiến người LĐ mất cân bằng giữa CV-CS có xu hướng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động và doanh nghiệp. Tiêu chí chọn việc mới của người lao động Theo theo khảo sát này, “chính sách cân bằng CV-CS” giữ tầm quan trọng thứ hai chỉ sau “lương bổng” trong các tiêu chí lựa chọn công việc mới của người LĐ, ngang với “thăng tiến” và “cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài”; cao hơn “danh tiếng Cty”, “phong cách lãnh đạo” hay “địa điểm gần nhà”... Tuy vậy, khi được hỏi rằng Cty hiện tại có các chính sách liên quan tới cân bằng CV-CS không, chỉ có 34% trả lời “có”, 32% trả lời “không” và 34% cho rằng “không biết”.   Bà Thanh Nguyễn – GĐĐH Caravat.com cho biết: “Tuy cảm nhận cân bằng CV-CS mang tính c...

ĐƯỢC LÒNG ĐỒNG NGHIỆP – KHÓ HAY DỄ?

Áp dụng ba lời khuyên sau một cách khéo léo để công sở trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn: 1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc Khi có nhiều dự án cùng một lúc hoặc khi bạn đang “bơi” trong một biển công việc, điều đầu tiên bạn cần làm ngay là lên kế hoạch cụ thể cho công việc của bạn. Một bảng danh sách những công việc cần làm, người chịu trách nhiệm và thời hạn hoàn thành giúp bạn quản lý khối lượng công việc với mức độ ưu tiên phù hợp. Nó còn giúp những người trong dự án nắm rõ tiến độ công việc và hoàn tất trong thời gian quy định. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo tất cả công việc của bạn hoàn tất đúng thời hạn để không ảnh hưởng đến thời hạn của người khác và tiến độ chung của dự án. Thành công của dự án chứng tỏ năng lực và tinh thần đồng đội của cả nhóm. Đồng nghiệp sẽ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. 2. Làm nhiều hơn nói Người ta thường nhầm lẫn giữa sự bận rộn và tiến độ công việc.  iệc bận rộn không đồng nghĩa với việc hoàn thành công việc đúng lúc. Nhiều người nghĩ rằng họ càng nó...

THƯƠNG HIỆU - KHÔNG CHỈ DÀNH CHO SẢN PHẨM

Có bao giờ bạn tự hỏi – nếu phải làm một chương trình marketing cho chính mình, bạn sẽ giới thiệu điểm gì? Ở công ty tôi có một anh chàng với nickname là “Can-Do” (làm được). Can-Do là một anh chàng trong bộ phận phát triển sản phẩm, lúc nào cũng có suy nghĩ tích cực. Mỗi khi đối mặt với một khó khăn, điều đầu tiên anh chàng sẽ nghĩ đến là “làm thế nào để giải quyết vấn đề này”, chứ không phải là “ai gây ra sự lộn xộn này?” Giải pháp của Can-Do không phải lúc nào cũng tối ưu, nhưng tôi hài lòng về thái độ tích cực của anh chàng. Rõ ràng, nếu ai đó hỏi tôi “Can-Do là người như thế nào?” tôi chẳng ngần ngại trả lời “anh chàng đó lúc nào cũng ‘can-do’.” Còn bạn thì sao? Thương hiệu cá nhân của bạn là gì? Và làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân? 1.    Điểm khác biệt Giá trị bạn đem đến cho người khác là gì? Những gì bạn đang làm mà người khác không làm được? Điều gì làm bạn thấy tự hào về bản thân? Đó chính là những yếu tố tạo nên sự khác biệt Đừng nghĩ rằng...

Trình độ công nghệ của Việt Nam giữ vị trí cao trên thế giới

Ngày 9 tháng 01 năm 2010, Toyota Motor thông báo thu hồi một loạt các loại xe Camry, Altis, Vios, Forturner và Hiace tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Nhật vì lỗi bị kẹt chân ga. Riêng Toyota Việt Nam thông báo các loại xe nêu trên được lắp ráp tại Việt Nam không bị lỗi mặc dù Toyota Việt Nam đang sản xuất theo dạng IKD với hầu hết các thiết bị chủ yếu đều nhập khẩu. Trình độ sản xuất ô tô Việt Nam đã vượt qua trình độ các nhà máy khác của Toyota tại châu Âu, châu Mỹ và Nhật Bản. Tin mừng đầu tiên! Tiếp bước Toyota, một loạt các hãng ô tô trên thế giới như GM, Honda, Ford, KIA đều thu hồi một số loại xe do lỗi kỹ thuật nhưng các loại xe được sản xuất tại Việt nam đều không có lỗi và không cần thu hồi. Trình độ công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam tuy còn non (chỉ sản xuất được chưa đến 10% các thiết bị của xe) và còn trẻ...(con) (10 năm được ân hạn và bảo hộ nhưng không chịu lớn, chỉ thích nhập khẩu và chỉ xây dựng được vài nhà máy phụ trợ) nhưng đã "sản xuất" ra được cá...

20 Lời chia sẻ kinh nghiệm của Tỷ Phú Donlad Trump

"Nên làm gì với vàng vào thời điểm này? - Hãy tích trữ". Đó là một trong 20 câu hỏi mà Forbes dành cho Donlad Trump, một trong những tỷ phú nổi tiếng nhờ tạo lập cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng. Hãy kể một sai lầm ngớ ngẩn mà ông từng mắc phải, và bài học gì ông nhận được sau đó? Mua một chiếc du thuyền. Đó là một khoản đầu tư sai lầm. Sau khi mua xong tôi chỉ muốn bán nó đi càng nhanh càng tốt. Một nhà quản lý doanh nghiệp cần biết điều gì khi lần đầu tiên đảm nhận chức vụ này? Họ phải chuẩn bị để đảm nhiệm trọng trách này một mình. Nhà quản lý không phải là một công việc làm theo nhóm. Nghề này đòi hỏi bạn phải nỗ lực bằng tất cả những gì bạn có. Quyển sách hoặc bài báo nào mà ông muốn giới thiệu cho các doanh nhân khác? Cuốn Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats) của tác giả Edward de Bono. Quyển sách bao quát mọi vấn đề về quá trình tư duy, cách tránh những điểm mù khi bạn phải tư duy độc lập. Nói chung, cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về cách ...

Hướng nghiên cứu

Trong năm học 2010 - 2011, mình tập trung nghiên cứu vào các phần sau: Kiến trúc hệ thống thông tin (Enterprise Architecture). Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System). Hệ thống quản lý tài liệu (Document Management System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống làm việc cộng tác (Collaboration System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống cổng thông tin (Portal System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligent) sử dụng mã nguồn mở. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu có các kỹ năng sau: Kỹ năng phân tích thiết kế hệ thống. Kỹ năng lập trình sử dụng công nghệ Java. Kiến thức về một trong các lĩnh vực ứng dụng gồm quản lý tài liệu, làm việc cộng tác, kinh doanh thông minh và cổng thông tin. Yêu thích sử dụng mã nguồn mở và phát triển ứng dụng trên mã nguồn mở. Sinh viên có thể liên lạc trực tiếp theo địa chỉ: Email: elearning.hcmvn@gmail.com Subject: RS_HovaTen_LopXXXXX_NoidungEmail

Những cơ hội bỏ lỡ và chặng đường phía trước

Giáo sư Đặng Phong:  Cái sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam không phải là 20 năm đâu. Nếu chỉ có 20 năm thì không nói hết Đổi Mới. Trước khi có Đổi Mới thì có hàng loạt những sự kiện dẫn tới Đổi Mới, đó là một lịch sử nữa, có thể nói đó là giai đoạn tiền sử của Đổi Mới. Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài nghiên cứu về Đổi Mới ở Việt Nam cũng đã nhiều, tôi xin nói những hiểu biết của tôi về lĩnh vực này. Đổi Mới của Việt Nam bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Nó không bắt nguồn từ một sáng kiến của trung ương, hoặc của địa phương. Nó bắt nguồn từ một hiện tượng mà chúng tôi gọi là 'cai sữa'. Đó là hiện tượng từ sau 1975-76, Việt Nam đột ngột bị giảm sút các nguồn viện trợ từ bên ngoài vào. Viện trợ của Mỹ cho miền Nam khoảng một tỷ đô la mỗi năm đột ngột chấm dứt. Viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa và các nước thế giới thứ ba cho Miền Bắc Việt Nam và sau này cho nước Việt Nam thống nhất cũng đột ngột giảm sút từ năm 1978. Cái giảm sút này không dễ nhìn thấy như viện trợ của Mỹ. Viện tr...