Chuyển đến nội dung chính

Làm tướng nước lớn hay vua nước nhỏ?

ự nghiệp của một đời người gói gọn trong hai lựa chọn: làm thuê hoặc làm chủ. Mỗi lựa chọn đem đến cơ hội và thách thức riêng. Không có lựa chọn tốt hay xấu, mà chỉ là lựa chọn phù hợp với giá trị bản thân, niềm vui và lẽ sống của bạn.
Nuôi giấc mộng dài
Đối với những ai đã đạt những thành công nhất định tại các tập đoàn đa quốc gia, cơ hội làm chủ dường như là một lựa chọn hấp dẫn và hợp lý. Bởi họ đã được đào tạo bài bản tại những công ty tiên tiến trên thế giới. Với những kinh nghiệm, kiến thức có được, không gì có thể ngăn cản họ khởi đầu sự nghiệp mới cho riêng mình.
Mười năm trở lại đây, nhiều chuyên gia cao cấp, cấp quản lý tại các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như PwC, KPMG, HSBC, Unilever, Shell, Prudential, PepsiCo… ồ ạt “ra riêng”, tạo thành làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Nhưng chỉ sau vài năm, số người bám trụ được ngày càng ít.
Không ít người trong số đó từ bỏ giấc mộng khởi nghiệp, quay lại công việc làm thuê, một số khác thì hoạt động cầm chừng. Ngay cả những người từng một thời vang bóng khi làm cho tập đoàn đa quốc gia cũng đang nỗ lực tìm lối đi riêng.
Sau những hăm hở ban đầu, bạn chợt nhận ra rằng con đường khởi nghiệp đầy chông gai, chứ không chỉ toàn hoa hồng như bạn mộng tưởng. Nói gì thì nói, bạn đã quen với cuộc sống ở tập đoàn, đi đến đâu cũng được đối tác săn đón, khiến bạn đôi khi quên mất không biết người ta tốt vì bạn hay vì cái tên quá lớn của công ty bạn đang làm.
Bạn toàn làm cho khách hàng lớn. Bạn mạnh tay sáng tạo, vạch ra những kế hoạch tầm cỡ bằng ngân sách tiền tỉ của công ty. Bạn làm việc trong văn phòng sang trọng đặt tại tòa cao ốc cao cấp ngay khu trung tâm thành phố. Bạn ở khách sạn hạng sang trong những chuyến công tác nước ngoài. Bạn thấy mình ở một tầm cao mới khi được bao bọc bởi đội ngũ nhân sự hùng hậu, đầy rẫy nhân tài mà công ty đã bỏ ra một khoản lương bổng, trợ cấp hấp dẫn để chiêu mộ về.
Ngày bước ra khởi nghiệp, bạn bỏ lại tất cả những thứ đó đằng sau. Bạn từ bỏ cái mác “tập đoàn” và gắn vào cái mác “SME” (công ty vừa và nhỏ). Bạn vật lộn với số tiền ít ỏi có được. Bạn loay hoay tìm chỗ đứng trong thị trường đầy những công ty lớn mạnh hơn. Bạn cảm thấy cô đơn tột cùng khi phải một mình bươn chải.
Bạn sẽ nếm trải cảm giác bị tổn thương khi người ta né tránh hoặc nghi ngờ công ty của bạn. Nói cho cùng, khởi nghiệp có nghĩa là “mới”, mà hễ cái gì mới thì đều làm người ta bất an. Khi làm chuyên viên tư vấn cho một trong năm tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới, bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong guồng máy khổng lồ với hàng ngàn nhân viên trên khắp thế giới. Nhưng khi làm chủ doanh nghiệp, bạn là tất cả đối với công ty. Hai vị thế hoàn toàn khác nhau, và người ta có quyền nghi ngờ năng lực công ty bạn lập ra.
Bí kíp khởi nghiệp
Thay vì ngồi than thân trách phận, nuối tiếc thời huy hoàng ngày xưa, đã đến lúc bạn rũ bỏ ánh hào quang cũ và xông pha tạo ra vầng hào quang cho riêng mình. Sau đây là 10 điều tích lũy từ những ngày tháng long đong khởi nghiệp của những nhà quản lý trẻ. Hy vọng những điều này có thể giúp con đường khởi nghiệp của bạn nhẹ nhàng, ít chông gai hơn.
1. Nhỏ không có nghĩa là yếu. Lớn không có nghĩa là mạnh. Nếu như đế chế tài chính hùng mạnh Lehman Brothers với bề dày lịch sử 158 năm còn bị sụp đổ thì không có lý do gì để bạn mặc cảm, tự ti với thân phận “doanh nghiệp nhỏ”. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy một điều: nơi lớn nhất không còn là nơi an toàn nhất!
2. Đừng buồn tủi khi người ta chỉ săn đón công ty lớn mà lơ là công ty nhỏ. Khởi nghiệp có nghĩa là “bắt đầu từ số 0”. Nếu bạn không quen chịu cực khổ, cũng không quen bị người khác xem thường, công việc khởi nghiệp có lẽ không dành cho bạn.
3. Đừng bám víu vào những thành công trong quá khứ. Kiếm tiền trong hoàn cảnh thuận lợi, được tập đoàn hậu thuẫn mọi thứ thì nhiều người làm được. Nhưng kiếm tiền trong hoàn cảnh khó khăn, chịu cảnh thiếu thốn trăm bề (thiếu tiền, thiếu người tài, thiếu thị trường…), thiên hạ dễ có mấy ai. Người làm được điều đó mới là nhà khởi nghiệp tài ba.
4. Đừng dằn vặt nếu chẳng may bạn phạm sai lầm hết lần này đến lần khác. Richard Brandson, doanh nhân huyền thoại người Anh, có câu nói nổi tiếng: “Lần đầu làm một điều gì đó, bạn sẽ phải đối diện với vô vàn thử thách, và không có gì đảm bảo thành công. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết chuyện gì có thể xảy ra. Tất cả chỉ là thử nghiệm… Điều quan trọng là, khi không thể tìm ra thành công trong một cơ hội, bạn chỉ cần chuyển sang cơ hội khác”.
5. Đừng nản lòng khi khách hàng thờ ơ với sản phẩm của công ty. Sản phẩm đối với người này là rác, đối với người kia là vàng. Đối với người tiêu dùng Mỹ, xe Buick của hãng GM đại diện cho hình ảnh ù lì, cũ kỹ. Nhưng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, Buick lại là biểu tượng của sự sang trọng. Không có gì lạ khi năm 2009 GM bán gần 500.000 chiếc Buick tại Trung Quốc, gấp 5 lần doanh số bán xe này tại Mỹ. Hãy tìm cho ra nhóm khách hàng xem trọng sản phẩm của công ty bạn!
6. Đừng bức xúc khi khách hàng chẳng ngó ngàng gì đến tâm tư, cảm xúc của bạn. Kinh doanh có nghĩa là “cho đi trước, nhận lại sau”. Khi hiểu đúng mong muốn, nguyện vọng của khách hàng và đáp ứng được điều đó, phần thưởng dành cho bạn chính là lợi nhuận.
7. Đừng để cảm xúc làm lu mờ lý trí. Người kinh doanh khôn ngoan không quyết định vì thích hay ghét, mà vì điều đó đúng hay sai.
8. Hãy can đảm nhưng đừng liều lĩnh. Tính toán rủi ro nặng nhẹ, và chỉ chọn những rủi ro bạn chấp nhận được.
9. Tin mình trước rồi hãy tin người. Bói toán có thể làm bạn an tâm trong chốc lát. Lời đường mật của đối tác có thể khiến bạn bay bổng. Nhưng chỉ khi tin vào chính mình, hiểu rõ mình mạnh, yếu ở điểm nào, bạn mới biết chính xác cơ hội nào nên nắm lấy, rủi ro nào nên tránh.
10. Tránh chỗ thừa mứa. Đánh vào chỗ thiếu thốn. Bán cái cần nhiều thì dễ bán. Bán cái cần ít thì khó bán. Bán cái chẳng ai cần thì chỉ bán trong tuyệt vọng.
Chúc bạn khởi nghiệp thành công!
Phương Anh (*)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...