Chuyển đến nội dung chính

Có thể đào tạo người có "tư duy sáng tạo" chăng ?

I. Biết suy luận, hay sáng tạo?

Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ "tư duy sáng tạo" mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay, nghĩa là gì ? Nói giáo dục đào tạo ra những người "biết suy luận" – (có người gọi là có "tính chủ động tư duy") – thì tôi hiểu. Còn từ "sáng tạo" thì tôi hiểu theo nghĩa là "phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có ; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình". Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người "biết suy luận".

II. Không thể có "suy luận",  không thể có "sáng tạo", nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu

Tôi nghĩ rằng loài người tiến bộ được là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước, rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải là mỗi thế hệ luôn luôn trở lại thời đồ đá rồi tự phát minh lại từ đầu. Cho nên ở mức độ bình thường, thì nên học cho đủ hiểu biết đã. Tôi nói điều này cho tất cả mọi cấp "học", từ mẫu giáo, tiểu học, trung học và những năm đầu đại học, ngoại trừ cấp "đào tạo qua nghiên cứu". Nói như vậy, không có nghĩa là người học (học sinh, sinh viên) hoàn toàn thụ động, học kiểu "học vẹt" : nếu nhà giáo có nhiệm vụ chuyển giao kiến thức qua bài giảng, người học, ngoài việc phải tiếp thu, cũng còn phải được hướng dẫn để biết tập tự mình tra sách, tìm tài liệu tại thư viện hay bằng những phương tiện khác như tìm trên mạng, vv. để bổ sung sự hiểu biết của mình.
Ở đây, tôi thấy cần nói thật rõ để tránh hiểu lầm. "Học vẹt"  có thể điển hình bằng một thí dụ "cực cấp": Ở nước nào có quốc giáo – (thần tiên hay trần tục) – thì có việc học "thánh kinh", mà đã là học thánh kinh thì không có chuyện đòi suy luận, chỉ có việc học sao cho thuộc, để tụng lại. 
Từ thái cực này sang thái cực khác, một số nhà sư phạm chủ trương rằng cần để cho người học (dù nhỏ tuổi) tự mầy mò, tìm tòi hiểu biết. Thí dụ như theo họ, người sinh viên đại học phải hoàn toàn tự học từ sách và tài liệu, nhà giáo chỉ "hướng dẫn" ( !?) mà không cần lên lớp (vậy thì nhà giáo đại học tồn tại để làm gì?). Theo tôi, một bài giảng của nhà giáo có trình độ và lương tâm, trong mỗi tiết học mang lại cho người học một khối lượng hiểu biết hoàn chỉnh – (chính vì vậy mà tránh được việc học quá tải, thu gọn được số giờ học ) –  kèm theo những chỉ dẫn về phương pháp và tài liệu tra cứu mà tự sinh viên có thể không có được; và như vậy tiết kiệm được thì giờ cho người học rất nhiều và tạo điều kiện tối đa cho họ dùng số thời giờ còn lại để tự trau dồi thêm hiểu biết.
Để minh họa cho rõ ý, nếu lấy thí dụ ở Pháp, ở các lớp C.P.G.E. – lớp ở mức tú tài+1 và tú tài+2, sửa soạn để thi tuyển vào các Grandes Ecoles (trường lớn) của Pháp –  không có chuyện nhà giáo vào ngồi trên bục giảng nêu vấn đề, để rồi sinh viên "trầm tư mặc tưởng". Hai năm học này là hai năm dạy và học rất căng, rất nghiêm túc, chặt chẽ, luyện cho học sinh một cách học có qui củ.
Ở mức độ này, học sinh phải hấp thụ các kiến thức cần thiết, chưa có chuyện mầy mò sáng kiến. Nếu ai tán dương sự thành công của hệ thống Grandes Ecoles thì đừng lẫn lộn việc học căng (dạy nhiều học nhiều nhưng phải tiêu hóa được) với việc học vẹt (nhồi mà học sinh không hiểu).
Điều kiện để có một nền giáo dục đào tạo hợp lý như kể trên , phụ thuộc ở nhiều điều : 1) Đào tạo được những nhà giáo đúng chuẩn ; 2) Nhà giáo có được phương tiện đủ sống để hành nghề nghiêm chỉnh ; 3) Bảo đảm  điều kiện vật chất  tối thiểu về trường sở ; 4) Bảo đảm  điều kiện vật chất và thời gian tối thiểu cần thiết cho người học; 5) Luật lệ và phong tục không dung thứ những tha hóa làm nhiễu môi trường học tập.
Những điều này tất nhiên phần lớn phụ thuộc ở những quan chức có thẩm quyền, nhưng cũng phần nào phụ thuộc vào các thành phần khác của xã hội có quan tâm đến vị trí quan trọng của giáo dục đào tạo trong xã hội hiện tại và tương lai hay không. Những chủ trương như : coi giáo dục là một "hàng hóa thuận mua vừa bán" trong một thị trường hoàn toàn tự do; ưu tiên số lượng so với chất lượng, vv… không phải là những chủ trương thuận lợi cho sự thực hiện những điều kể trên.

III. Vấn đề "sáng tạo"

Trong cụm từ "đào tạo người có tư duy sáng tạo", hình như đâu đó có một ẩn ý mong muốn đất nước có đựợc một đội ngũ đông đảo những nhà nghiên cứu sáng chế ra những cái mới. Có hai dạng "thông minh". Dạng thứ nhất là dạng "học giỏi" theo nghĩa hiểu nhanh, chóng tiếp thu (đôi khi đoán được)  ý của người khác, trả lời được những câu hỏi của những ban giám khảo; dạng này thường thấy ở những người thủ khoa, á nguyên của các kỳ thi. Đấy là dạng mà nhiều người nước ta ưa chuộng, từ thuở xa xưa cho đến ngày nay. Dạng thứ nhì, là dạng "có óc sáng tạo", biết phát minh ra cái mới chưa từng có, hoặc (mở rộng định nghiã hơn nữa) biết phù hợp hóa vào điều kiện của mình những phát minh ở nơi khác. Cả hai dạng này đều do "bẩm sinh". (Đây là một nhận xét, không phải là sự đề cao năng khiếu). Ở một người, có thể hội tụ cả hai dạng thông minh này, nhưng không phải ai ai cũng có may mắn ấy. Tôi đã từng thấy những người thông minh dạng thứ nhất, nhưng khi đi vào nghiên cứu, thì chẳng phát minh được ra cái gì mới cả, thậm chí có khi không thực hiện nổi một cái luận án. Ngược lại cũng có những người không thuộc dạng thứ nhất, nhưng lại có những phát minh mà sử sách còn ghi.
Nói như vậy không có nghĩa là mọi sự đều tự phát. Dù là người thuộc dạng nào đi nữa, cũng phải nhờ một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc, cho họ những kiến thức cơ bản đầy đủ, để sau đó họ phát huy được khả năng của họ. Chính là điều mà tôi nhấn mạnh ở đây.
Trong một xã hội đang trên đà tiến triển, nhu cầu cần giải đáp các vấn đề nảy sinh, làm cho việc tìm tòi, nghiên cứu, trở nên quan trọng : phải biết suy luận đón trước những vấn đề cần được nêu ra, và phải biết mang lại lời giải cho những vấn đề đó hoặc những vấn đề còn bỏ ngỏ. Có lẽ vì vậy mà nhiều người Việt Nam trăn trở với cái cụm từ "tư duy sáng tạo" chăng ? Tuy nhiên, phải biết phân biệt "tìm" và "tìm thấy".

Ngoài ra, xin nhắc lại một câu chuyện đã cũ. Cách đây đã mấy chục năm, một quan chức cao cấp trong nước hỏi tôi : liệu bao năm  nữa thì ta có thể có được một giải Nobel khoa học. Tôi trả lời : nước người ta có một nền giáo dục đào tạo nghiêm túc ; khoa học, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa, vv. của họ phát triển mạnh, thì tới một lúc nào đó, họ có được giải Nobel khoa học. Ngược lại, giả thử đem một nhà khoa học đã có giải Nobel, cài vào một xã hội "lem nhem", thì người đó cũng chỉ cằn cỗi đi, và khó có thể tiếp tục làm được gì đáng kể.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...