Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hướng nghiên cứu

Trong năm học 2010 - 2011, mình tập trung nghiên cứu vào các phần sau: Kiến trúc hệ thống thông tin (Enterprise Architecture). Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Decision Support System). Hệ thống quản lý tài liệu (Document Management System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống làm việc cộng tác (Collaboration System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống cổng thông tin (Portal System) sử dụng mã nguồn mở. Hệ thống kinh doanh thông minh (Business Intelligent) sử dụng mã nguồn mở. Yêu cầu sinh viên nghiên cứu có các kỹ năng sau: Kỹ năng phân tích thiết kế hệ thống. Kỹ năng lập trình sử dụng công nghệ Java. Kiến thức về một trong các lĩnh vực ứng dụng gồm quản lý tài liệu, làm việc cộng tác, kinh doanh thông minh và cổng thông tin. Yêu thích sử dụng mã nguồn mở và phát triển ứng dụng trên mã nguồn mở. Sinh viên có thể liên lạc trực tiếp theo địa chỉ: Email: elearning.hcmvn@gmail.com Subject: RS_HovaTen_LopXXXXX_NoidungEmail

Những cơ hội bỏ lỡ và chặng đường phía trước

Giáo sư Đặng Phong:  Cái sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam không phải là 20 năm đâu. Nếu chỉ có 20 năm thì không nói hết Đổi Mới. Trước khi có Đổi Mới thì có hàng loạt những sự kiện dẫn tới Đổi Mới, đó là một lịch sử nữa, có thể nói đó là giai đoạn tiền sử của Đổi Mới. Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài nghiên cứu về Đổi Mới ở Việt Nam cũng đã nhiều, tôi xin nói những hiểu biết của tôi về lĩnh vực này. Đổi Mới của Việt Nam bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Nó không bắt nguồn từ một sáng kiến của trung ương, hoặc của địa phương. Nó bắt nguồn từ một hiện tượng mà chúng tôi gọi là 'cai sữa'. Đó là hiện tượng từ sau 1975-76, Việt Nam đột ngột bị giảm sút các nguồn viện trợ từ bên ngoài vào. Viện trợ của Mỹ cho miền Nam khoảng một tỷ đô la mỗi năm đột ngột chấm dứt. Viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa và các nước thế giới thứ ba cho Miền Bắc Việt Nam và sau này cho nước Việt Nam thống nhất cũng đột ngột giảm sút từ năm 1978. Cái giảm sút này không dễ nhìn thấy như viện trợ của Mỹ. Viện tr...

Làm ăn mùa đại hội, chung chi đều khó

Cứ gần đến mùa đại hội đảng, bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân... thì "thời tiết chính trị" nóng dần lên, hầu như nhiều hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội bị chậm lại do sự trì trệ của các cơ quan quản lý. Doanh nghiệp X mấy năm nay đeo đuổi một dự án đầu tư không lớn, chỉ vài triệu đô la Mỹ, nhưng tâm trí những người góp vốn đều háo hức. Dự án được tất cả các ban ngành ở địa phương ủng hộ hết mình vì đây là một dự án sạch về môi trường, ngành nghề đúng qui hoạch mà khi hoạt động, dự kiến vào năm tới, sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho cả nghìn người. Trong giới làm ăn, ai chẳng biết để có được sự ủng hộ ấy cũng phải gian nan tìm người  vẽ đường cho hươu chạy , tức là phải tìm ra đúng "đường dây", rồi phải vừa chạy vừa rải tiền thì mới sớm đến đích. Sau khi vượt qua hơn hai chục cửa ải và tranh thủ được toàn bộ chữ ký cùng con dấu cho đúng thủ tục, mới đây chủ đầu tư hồ hởi đến yết kiến quan đầu tỉnh với niềm tin sẽ cầm trong tay quyết định cuối cùng như ...

Sức mạnh của truyền thông nội bộ

Nhân viên thì tụm năm tụm ba nói xấu sếp, còn sếp thì luôn phải giải quyết hết mâu thuẫn này đến khúc mắc khác, luôn miệng cho rằng anh em không hiểu mình. Với vai trò của mình, lẽ ra người lãnh đạo doanh nghiệp cần tập trung vào chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường, thay vào đó họ lại phải bận bịu với bao chuyện nội bộ. Theo các chuyên gia, vấn đề ở đây là doanh nghiệp chưa biết khai thác sức mạnh của truyền thông nội bộ. Trong chương trình “Cà phê sáng thứ Bảy” lần thứ hai, do Hội Doanh nghiệp trẻ TPHCM tổ chức, người dẫn chương trình yêu cầu mọi người xé một tờ giấy làm bốn mảnh. Người thì cẩn thận gấp lại xé cho gọn ghẽ, người thì cầm lên xé ngay lập tức, có người lại chần chừ không biết nên xé vuông hay tròn, dài hay ngắn, thậm chí có người còn để nguyên cho đến hết giờ. Cuối cùng người dẫn chương trình giải thích trò chơi xé giấy tựa như vấn đề truyền thông điệp. Mệnh lệnh trong doanh nghiệp thường là một chiều từ trên xuống dưới. Khi thông điệp đưa ra không rõ ràng, kết quả...

Chăm sóc tinh thần cho nhân viên

Nhu cầu giải tỏa những bất ổn liên quan đến vấn đề tâm lý của lực lượng nhân sự cấp trung và cao đang trở thành mối quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các doanh nghiệp. Vấn đề tâm lý Vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Có bao giờ bạn hiểu được nguyên nhân dẫn đến stress của sếp hoặc hiểu được những tâm sự của cấp trên không? Trong quá trình làm việc xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp, áp lực vì chỉ tiêu được giao, xung đột với sếp, với vợ (hoặc chồng) thì bạn chia sẻ với ai?... Đó là những câu hỏi thường được ông Huy, giám đốc một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng ở quận Tân Bình, TPHCM, đặt ra cho những ứng viên dự tuyển vào vị trí nhân viên cấp trung và cao. Cũng theo ông Huy, việc nhân viên hay than phiền, bất mãn với lãnh đạo hoặc với đồng nghiệp giữa các phòng ban là chuyện không thể tránh khỏi trong quá trình làm việc. “Có những người làm việc lâu năm nhưng không chịu trau dồi kiến thức chuyên môn nên dần dà bị tụt hậu so với các đồng nghiệp trẻ. Có những người đ...

Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai... Có lẽ sẽ là thừa khi chúng ta nhắc lại ở đây những lý luận nhằm chứng minh vai trò rất quan trọng của giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ trở nên thú vị, khi chúng ta tìm hiểu việc giáo dục trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Dạy trẻ từ tính tự lập Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. V ì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân . Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của t...

Có thể đào tạo người có "tư duy sáng tạo" chăng ?

I. Biết suy luận, hay sáng tạo? Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ "tư duy sáng tạo" mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay, nghĩa là gì ? Nói giáo dục đào tạo ra những người "biết suy luận" – (có người gọi là có "tính chủ động tư duy") – thì tôi hiểu. Còn từ "sáng tạo" thì tôi hiểu theo nghĩa là "phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có ; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình". Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người "biết suy luận". II. Không thể có "suy luận",  không thể có "sáng tạo", nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu Tôi nghĩ rằng loài người tiến bộ được là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước, rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải l...