Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2014

3 ưu điểm của “CEO kỹ thuật”

 Chọn lựa ngành học kỹ thuật hay quản trị là việc không đơn giản đối với các bạn trẻ trước ngưỡng cửa đại học vì phần lớn bạn trẻ nghĩ rằng học ngành kỹ thuật không thể làm quản lý. Gia đình cũng như xã hội thường cho rằng học quản trị mới được làm quản lý, và thực tế trong quá trình tuyển chọn, đề bạt, nhiều tổ chức còn xem nhẹ các ứng viên từ bộ phận kỹ thuật. Tuy nhiên, quan điểm này không còn phù hợp và đã đến lúc cần thay đổi, vì giới kỹ thuật có những tố chất đóng góp quan trọng trong vai trò lãnh đạo những doanh nghiệp dẫn đầu thế giới. Tài liệu nghiên cứu “Những CEO điều hành tốt nhất trên thế giới” (The Best-Performing CEOs in the World) của Harvard Business Review (HBR) vừa được công bố cho thấy một kết quả thú vị: 24 trong số 100 CEO giỏi nhất trên thế giới từng tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, điển hình là Jeffrey Bezos của Amazon, một kỹ sư “thuần k

Thế nào là một đội ngũ mạnh?

Trong mẩu quảng cáo của một ngân hàng nọ có một đoạn nói rằng họ tự hào vì có một đội ngũ gồm toàn những người có tố chất lãnh đạo. Ta có nên tự tin với một tổ chức như thế? Liệu một đội ngũ với quá nhiều người mang tố chất lãnh đạo có phải là một tổ chức vững mạnh? Trước hết hãy tìm hiểu thế nào là người có tố chất lãnh đạo. Người có tố chất lãnh đạo là người luôn sẵn sàng nhận lãnh những thách thức, trách nhiệm khó khăn khi trong đội ngũ của mình không ai làm được. Người có tố chất lãnh đạo là người sẵn sàng cướp tay lái khi thấy đội ngũ của mình đi lệch hướng. Người có tố chất lãnh đạo là người có khả năng thu hút người khác đi theo mình, là người không ngại phản biện, góp ý với người khác khi thấy cần, là người lúc nào cũng muốn xem xét lại những khuôn mẫu có sẵn từ trước để tìm ra những phương thức mới hơn. Một đội ngũ mạnh luôn có những người hăng say nhiệt tình đến độ nôn nóng, nhưng cũng cần có những người chín chắn, cẩn trọng. Để có một đội ngũ mạnh thật sự đòi hỏi t

Giảm "shock" cho hành trình cuộc đời

Mỗi ngày như mọi ngày, ta đang bon bon chạy xe êm ru trên con đường đi làm. Cái gì giúp cho chuyến xe đi an toàn, thoải mái? Đó chính là bộ giảm shock đã làm giảm nhẹ những tác động giúp ta không cảm thấy cảm thấy đau hay khó chịu vì những cú dẵn xóc trên đường. Tương tự, trên chuyến hành trình cuộc đời, ta cần trang bị cho mình bộ giảm ''shock'' để làm nhẹ những cú va chạm trong những tình huống khó khăn mà ta phải đối mặt. Đó là 8 sức mạnh nội tâm bao gồm: Sức mạnh đóng gói. Sức mạnh rút lui. Sức mạnh điều chỉnh. Sức mạnh khoan dung. Sức mạnh phân biệt. Sức mạnh đánh giá. Sức mạnh hợp tác. Sức mạnh đối mặt. Cả 8 sức mạnh này đều có sẵn trong ta nếu được củng cố và khơi trào, chúng sẽ là thiết bị giảm ''shock'' tuyệt vời, để rồi dù ai đó - ở nơi làm việc hay trong gia đình - có gây khó dễ cho ta, hoặc ta bị bủa vây bởi nhiều tình huống cấp bách, ta cũng thấy bị tác động rất ít và có thể ứng phó hiệu quả mà không bị căng thẳng. Có sự k

Balancing "We'' and ''Me''

The challenge: Open offices are supposed to promote collaboration, but people just don’t like them much. Companies have been trying for decades to find the balance between public and private workspace that best supports collaboration. The finding:   Privacy has traditionally been defined in physical terms, but we need to think about it differently. Privacy is really about the individual’s ability to control information ( what information others need to know, both personal and professional) and stimulation ( any sort of disruption). The solution: Privacy does not compromise collaboration but can nurture it. By improving privacy—providing spaces where employees can be by themselves and tune out distractions—you enrich and strengthen collaborative activities. There’s a natural rhythm to collaboration. People need to focus alone or in pairs to generate ideas or process information; then they come together as a group to build on those ideas or develop a shared point of view; and the

Chất lượng cán bộ

''Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cho hay, trong quý III, việc khiếu nại vượt cấp lên TW nhiều, trong quý III việc này tăng 54,9%, ở cấp địa phương giảm 33%. Do đó cần phải tiếp tục xác định trách nhiệm của cơ sở của các địa phương trong việc nắm bắt và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trả lời báo chí về việc ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng TTCP bổ nhiệm cán bộ cấp vụ và cấp phòng của 8 tháng đầu năm 2011, ông Lượng cho biết, những trường hợp ông Truyền bổ nhiệm cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, phát huy được năng lực. Hiện TTCP vẫn tiếp tục rà soát nếu đáp ứng yêu cầu. “Những việc nội bộ Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chỉ đạo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận và Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong thực tế chúng tôi đã thực hiện kế hoạch này và cũng đang tiếp tục thực hiện kế hoạch này”, ông Lượng nói Theo ông Lượng, việc này có hai nội dung. Thứ nhất liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ cấp vụ

Putting Sales at the Center of Strategy

Document Security Management (a pseudonym) had a thriving business in retrieving and shredding or securely storing organizations’ documents. Executives and their assistants loved its one-stop-shopping value proposition, and the sales force cultivated deep relationships with them. DSM introduced its own cloud-based storage and directed the sales force to bundle it with traditional services. What went wrong at DSM goes wrong at many companies: Management embarks on a strategy without considering the realities facing the people who must execute it with paying customers. Research indicates that only a fraction according to some studies, less than 10% of companies’ strategic plans are effectively executed and that firms deliver just 50% to 60%, on average, of the financial performance their strategies promise. One reason is that strategists, years removed from customer contact, are often blithely unaware of the embedded strategic commitments that daily field activities represent and have

Người dân sẽ có văn hóa hơn nhờ Bộ Quy Tắc Ứng Xử

''Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 29-10, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở VH-TT & DL Hà Nội, cho biết ngày 30-10 UBND TP và các sở, ngành sẽ tiếp tục bàn, cho ý kiến đối với nội dung bộ quy tắc ứng xử. Theo lãnh đạo Sở VH-TT & DL, dự thảo bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội gồm các chuẩn mực ứng xử chung và các chuẩn mực ứng xử cụ thể được áp dụng cho sáu nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Đây là đề án từng được trao giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội (giải thưởng Bùi Xuân Phái) năm 2013. Theo ông Nguyễn Khắc Lợi - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên 50.000 trang tài liệu thu thập được, bao gồm 130 đầu sách, 10 luận văn tiến sĩ, hơn 100 bài báo và tạp chí, 30 bộ tài liệu pháp lý và nội quy cơ quan có liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra còn có 6.000 bảng hỏi chọn mẫu từ 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã trên

Thời vắng những nhà văn hoá lớn?

Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê...  Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn? Thế nào là một nhà văn hoá lớn?  Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hoá trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hoá lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hoá như thế. Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo,

10 Best Practice For Integrating Your Customer Data

You say integration, I say integration: Shared understanding of what you mean by "integration"assure better integration. Begin by establishing a common lexicon between all members of your team and all of your stakeholders so there is no misunderstanding or misconstrued intent or action along the way. It is never safe to assume that everyone is "on the same page''.  Whether you mean combining, sharing, or referring to information, integration must be result in people and the tools they use working better together to achieve common goals .    In the context of a customer data integration project, it is important that every stakeholder and every person involved share a common understanding of the end goal of the integration activity. Have a plan with a measurable outcome: It must have a well-developed plan. The saying “A journey of a thousand miles must begin with a single step” has been attributed to Lao-Tzu, the founder of “Tao Te Ching. That planning b

Chưa giàu đã già, lại nợ đầm đìa

Đỗ Thiên Anh Tuấn (TBKTSG) - So sánh Việt Nam với các nước trên thế giới về ba chỉ tiêu: thu nhập trung bình, tỷ lệ dân số già, và quy mô nợ công cho thấy Việt Nam khó tránh khỏi bẫy của quốc gia chưa giàu đã già, lại nợ nần nhiều. Sẽ phải tăng thuế để trả nợ công? Nợ công xét cho cùng cũng là nợ của người dân, tức cuối cùng người dân cũng phải “rút hầu bao” để trả các hóa đơn nợ cho Chính phủ thông qua các khoản thuế mà người dân phải nộp. Trong tương lai khi các khoản nợ này đến hạn buộc Chính phủ phải tăng thuế để có nguồn thu trả nợ hoặc nếu không sẽ phải cắt giảm các khoản chi khác mới có tiền trả nợ. Nếu các khoản chi thường xuyên là thứ tối thiểu để duy trì sự vận hành bình thường của bộ máy hành chính - mà thực tế ở Việt Nam đang ngày càng một phình to hơn và sẽ còn có nguy cơ phình to nữa - thì việc cắt giảm chi tiêu sẽ phải lấy từ chi đầu tư phát triển. Hiện tượng này được gọi là sự chèn lấn đầu tư công do gánh nặng nợ công quá mức. Điều này đặt ra một thách thức r

Thách thức chưa giàu đã già

 GS TRẦN VĂN THỌ (Đại học Waseda, Nhật Bản) Vấn đề này diễn ra chậm chạp nhưng khắc nghiệt hơn vì khi đã thành hiện thực thì khó có thể đối phó được nữa. Trước giai đoạn lão hóa là thời đại dân số vàng. Giai đoạn này nếu không có chiến lược, chính sách phát triển nhanh để đất nước giàu lên trước khi cơ cấu dân số thay đổi thì chắc chắn sẽ trực diện với bi kịch chưa giàu đã già. Việt Nam đang đứng trước thách thức này. Dân số vàng đến và đi như thế nào? Thông thường sự thay đổi dân số của một nước có bốn giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, tốc độ sinh lớn và tốc độ tử cũng cao nên dân số hầu như không tăng hay tăng rất chậm. Vào giai đoạn 2, tốc độ tử giảm nhưng tốc độ sinh tiếp tục cao nên dân số tăng nhanh. Đặc tính của giai đoạn này là tỉ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao. Do kinh tế chưa phát triển, thu nhập đầu người rất thấp, các nước phải kế hoạch hóa gia đình để dân số không tăng nhanh mới có thể tích lũy để khởi động quá trình phát triển. Sang giai đoạn 3, tốc độ sinh giảm