Chuyển đến nội dung chính

Người dân sẽ có văn hóa hơn nhờ Bộ Quy Tắc Ứng Xử

''Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 29-10, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở VH-TT & DL Hà Nội, cho biết ngày 30-10 UBND TP và các sở, ngành sẽ tiếp tục bàn, cho ý kiến đối với nội dung bộ quy tắc ứng xử.

Theo lãnh đạo Sở VH-TT & DL, dự thảo bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội gồm các chuẩn mực ứng xử chung và các chuẩn mực ứng xử cụ thể được áp dụng cho sáu nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Đây là đề án từng được trao giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội (giải thưởng Bùi Xuân Phái) năm 2013.

Theo ông Nguyễn Khắc Lợi - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên 50.000 trang tài liệu thu thập được, bao gồm 130 đầu sách, 10 luận văn tiến sĩ, hơn 100 bài báo và tạp chí, 30 bộ tài liệu pháp lý và nội quy cơ quan có liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Ngoài ra còn có 6.000 bảng hỏi chọn mẫu từ 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP và nhiều cuộc hội thảo lớn.

Kết quả khảo sát thực tế cũng đã chỉ ra thực trạng văn hóa ứng xử Hà Nội đang rất báo động. Cụ thể, bệnh viện là nơi “dẫn đầu” về chỉ số các hành vi ứng xử không phù hợp: trong số 6.000 bảng hỏi được phát ra, trên 90% số người được hỏi cho rằng bác sĩ, y tá, điều dưỡng, và bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có hành vi ứng xử không phù hợp.

Có đến 95% ý kiến cho rằng công chức, viên chức có hành vi ứng xử không phù hợp. Tương tự, khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử tại trường học cũng cho thấy có từ 50-70% lãnh đạo nhà trường, thầy cô giáo, cán bộ quản lý và nhân viên, học sinh, sinh viên... có hành vi ứng xử không phù hợp.

Theo ông Nguyễn Khắc Lợi, bộ quy tắc ứng xử đang xây dựng hi vọng sẽ góp phần phát triển văn hóa người Hà Nội thanh lịch và hình thành nét văn hóa ứng xử xứng tầm của một thành phố nghìn năm tuổi.

Ông Lợi cũng khẳng định mục đích xây dựng bộ quy tắc ứng xử là góp phần gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng con người Hà Nội văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho dân tộc VN, xứng tầm thủ đô ngàn năm văn hiến.''

Theo ý kiến cá nhân thì cần có Bộ Quy Tắc Ứng Xử, cần phải in 100 triệu bộ để phát cho mọi người dân Việt Nam vì xã hội Việt Nam đang ở thời vắng những nhà văn hóa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...