Chuyển đến nội dung chính

Chất lượng cán bộ

''Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng cho hay, trong quý III, việc khiếu nại vượt cấp lên TW nhiều, trong quý III việc này tăng 54,9%, ở cấp địa phương giảm 33%. Do đó cần phải tiếp tục xác định trách nhiệm của cơ sở của các địa phương trong việc nắm bắt và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trả lời báo chí về việc ông Trần Văn Truyền – nguyên Tổng TTCP bổ nhiệm cán bộ cấp vụ và cấp phòng của 8 tháng đầu năm 2011, ông Lượng cho biết, những trường hợp ông Truyền bổ nhiệm cơ bản đảm bảo tiêu chuẩn, phát huy được năng lực. Hiện TTCP vẫn tiếp tục rà soát nếu đáp ứng yêu cầu.

“Những việc nội bộ Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có chỉ đạo, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận và Thanh tra Chính phủ đã có kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư và kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong thực tế chúng tôi đã thực hiện kế hoạch này và cũng đang tiếp tục thực hiện kế hoạch này”, ông Lượng nói

Theo ông Lượng, việc này có hai nội dung. Thứ nhất liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ cấp vụ và cấp phòng của 8 tháng đầu năm 2011. Hiện nay, chúng tôi đã rà soát lại, thì cơ bản những trường hợp đó bảo đảm điều kiên tiêu chuẩn và phát huy được năng lực sở trường của mình trên các cương vị công tác được bổ nhiệm.

Một số ít trường hợp có khuyết điểm, đã được xem xét xử lý. Còn một số trường hợp chưa bảo đảm điều kiện tiêu chuẩn lúc bấy giờ, nhưng hiện này đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, điều kiện bổ nhiệm. 

Hiện nay, chúng tôi đang giao cho Vụ Tổ chức tiếp tục rà soát và chúng tôi cho ý kiến những trường hợp nào cho đến nay chưa hội đủ điều kiện tiêu chuẩn. Nếu đáp ứng yêu cầu công việc thì bổ nhiệm lại, còn không đáp ứng yêu cầu thì không bổ nhiệm lại. Còn trường hợp nào thiếu các chứng chỉ thì bổ sung cho phù hợp.''

Trả lời báo Tuổi Trẻ xung quanh vấn đề này, ông Vũ Phạm Quyết Thắng - nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ - nói:

Ở đây tôi không bình luận về tài sản của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền vì đây là vấn đề thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra trung ương, hiện nay chưa có thông tin chính thức từ cơ quan này.

Tôi chỉ thấy rằng việc xây cất căn biệt thự ở vùng quê đó nếu so với nhà cửa của nhiều quan chức tại Hà Nội có lẽ giá trị còn nhỏ hơn. Dù sao đó là căn biệt thự mọc lên ở một vùng quê mà đời sống của đông đảo người dân còn vất vả, nên khó tránh khỏi sự phản cảm. Hồi xưa ở quê mà có nhà to thì chỉ có thể là trọc phú, hợm hĩnh.

Vấn đề tôi muốn nói ở chỗ một trong những nguyên tắc lãnh đạo quan trọng hàng đầu của Đảng ta là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

Bây giờ đại diện Thanh tra Chính phủ phát ngôn chính thức rằng việc bổ nhiệm một số cán bộ của nguyên tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền lúc bấy giờ là chưa đảm bảo điều kiện, một số trường hợp trong quá trình công tác có khuyết điểm.

Như vậy, lúc bấy giờ trách nhiệm tập thể Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ như thế nào mà để ông Truyền ký những quyết định bổ nhiệm đó? Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ bao gồm tổng thanh tra, các phó tổng thanh tra, cùng vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Không phải vụ trưởng nào cũng được vào Ban cán sự Đảng mà chỉ có vụ trưởng Vụ Tổ chức, nghĩa là chức vụ trưởng này có vị trí quan trọng.

Ông từng ở trong Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, nếu là ông thì ông sẽ làm gì?

Vì tôi không công tác trong thời kỳ đó nên tôi không thể nói là mình sẽ làm gì. Với kinh nghiệm của mình, tôi chắc rằng việc bổ nhiệm đó đều có chữ ký hoặc ý kiến của từng thành viên trong Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ.

Người dân không có thông tin trước sự việc này có quyền nêu câu hỏi liệu có hay không việc người nọ nhìn người kia rồi ký theo, hay là một sự đồng tình từ đầu, hay chỉ đạo của người đứng đầu?

Đây là việc phải làm rõ ràng. Bởi vì chúng ta không thể chấp nhận việc ai đó đặt cả bộ máy và người dân trước một sự đã rồi, càng không thể chấp nhận sai mà không sửa hoặc chỉ kiểm điểm cho phải phép rồi cho tồn tại.

Vậy thời kỳ ông làm phó tổng Thanh tra Chính phủ thì đã bao giờ có ý kiến khác trong vấn đề nhân sự ở Thanh tra Chính phủ chưa?

Tôi nhớ có lần một phó chủ tịch UBND ở địa phương dự kiến được cấp có thẩm quyền điều động lên làm phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi phương án nhân sự này đưa ra Ban cán sự đảng, tôi là người duy nhất có ý kiến không đồng ý.

Tôi không khẳng định ý kiến của mình đúng hay sai, nhưng lúc bấy giờ trước các thành viên của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ, tôi trình bày rất rõ ý kiến của mình rằng đồng chí này là cán bộ tốt nhưng không thích hợp với công tác ở Thanh tra Chính phủ.

Trong quá trình đó, tổng thanh tra có vào phòng làm việc của tôi trao đổi, nêu lên một số lý do nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình. Khi bỏ phiếu, tôi ghi rõ “không đồng ý” và ký tên mình vào đấy.

Cuối cùng Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ đã đồng ý theo ý kiến của tôi. Nói như vậy để thấy rằng vấn đề là từng thành viên trong Ban cán sự Đảng đã làm hết trách nhiệm của mình hay chưa, nếu anh có bản lĩnh nêu chính kiến của mình thì không phải bất cứ phương án nhân sự nào cũng được thông qua dễ dàng mà không có sự phản biện.

Theo ông, cần làm gì để khắc phục hệ quả việc bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89”?

Như tôi đã nói ở trên, với nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hiện nay dù cá nhân có liên quan đã về hưu nhưng công việc của tập thể là liên tục. Nếu việc bổ nhiệm là có vấn đề, gây dư luận về công tác cán bộ của ngành thanh tra thì Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ hiện nay phải mổ xẻ kỹ lưỡng để có phương án giải quyết tốt nhất.

Trường hợp bổ nhiệm sai quy trình thì phải hủy quyết định. Không thể giải thích là lúc bổ nhiệm chưa đủ điều kiện, nhưng nay đã phấn đấu đủ rồi. Nói như vậy chẳng khác nào chuyện “con” tôi còn bé, tôi mua cho nó cái áo rộng để sau này nó lớn sẽ mặc vừa.

Nhưng xin thưa, lúc “con” anh còn bé đã biết đi cày đâu, thời gian dài chờ đợi với chiếc áo rộng thử hỏi có “vừa” với công việc hay không?

Bây giờ những người được bổ nhiệm có thể cho rằng tôi được bổ nhiệm theo một quy trình, quyết định bổ nhiệm có dấu đỏ, sao lại hủy được?

Cơ quan cấp trên của Thanh tra Chính phủ có quyền hủy bỏ những quyết định của Thanh tra Chính phủ, yêu cầu làm theo đúng quy định. Chúng ta phải xử lý nghiêm minh thì dân mới tin.

Dư luận cho rằng chuyện bổ nhiệm hàng loạt cán bộ ở “phút 89” không phải chỉ diễn ra ở Thanh tra Chính phủ, ông có biết điều này?

Chuyện xảy ra ở Thanh tra Chính phủ chỉ là một điển hình được nêu lên. Tình trạng đó cũng được người trong nội bộ ở nơi này, nơi khác nói đến với các mức độ khác nhau. Chỉ là “kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” mà thôi.

Trong khi việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nhiều nơi còn có vấn đề, quy trình tưởng như chặt chẽ nhưng vẫn có chỗ hổng thì biên chế nhiều năm qua ngày càng phình to. Có đại biểu Quốc hội đã nói “không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Chính vì biên chế quá nhiều nên không đủ ngân sách để trả lương xứng đáng, không thu hút được người giỏi. Đây là một cái vòng luẩn quẩn. Chúng ta đều hiểu rằng việc hoạch định cơ chế, chính sách phát triển, chỉ đạo và điều hành những sự vụ hằng ngày ở tầm quốc gia cũng như địa phương phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng cán bộ.

Cụ nội tôi là tam nguyên thám hoa Vũ Phạm Hàm trong bài văn sách thi đình (kỳ thi do vua chủ trì) đã viết một câu rất hay: “Thần trộm cho rằng việc cốt yếu ngày nay chỉ ở tinh tuyển quan lại mà thôi. Mà tinh tuyển quan lại cốt có hai điều. Một là làm trong sạch con đường vào làm quan để nghiêm chỗ bắt đầu. Hai là coi trọng điền chế khảo xét thành tích để khuyến khích kết cục”.

Một công việc cốt yếu, mà lại có thể diễn ra một cách lem nhem ở những cơ quan quan trọng, chắc là tự mỗi người trong chúng ta đều đã có câu trả lời về kết quả.

Công tác cán bộ thường được cho là khi đã lên đến người đứng đầu và được người đứng đầu “bật đèn xanh” rồi thì ở dưới có thể không dám nêu ý kiến của mình cho dù còn băn khoăn, thắc mắc?

Nếu thế thì nguy hiểm quá. Chẳng lẽ tập thể thành bù nhìn hết? Người đứng đầu có cho mình cơm ăn, áo mặc đâu. Đó là tiền lương của Đảng, của Nhà nước từ thuế của nhân dân đấy chứ. Không phải ở đâu và không phải bất cứ lúc nào một bàn tay cũng có thể che được bầu trời.

Tại sao có những lúc tôi dám nêu ý kiến khác với cấp trên, vì tôi nghĩ rằng đó là tư cách của mình. Không ai có thể tự nhiên cách chức, đuổi việc mình được nếu mình làm tốt. Còn có các cơ quan giám sát, có công luận chứ.

Nếu trù dập tôi bằng cách bắt tôi ngồi chơi xơi nước thì tôi sẽ đưa vấn đề ra Ban cán sự Đảng, báo cáo lên Ban Bí thư trung ương. Chừng nào anh là con người tử tế, không có tì vết thì anh sẽ dám nói thẳng, nói thật. Nếu chỉ vì lợi ích của mình thì người ta mới không nói.



Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bày tỏ

“Và đặc biệt là tổ chức nữa. Tôi nghĩ các đồng chí nói một ý rất hay. Không đổi mới cán bộ thì không đổi mới được nền kinh tế. Các chuyên gia quốc tế nói với tôi rằng nếu ông đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà vẫn để nguyên cán bộ là những người từng sinh ra doanh nghiệp đó, lãnh đạo doanh nghiệp đó thời kỳ vẻ vang thì hôm nay họ không thể tự mình chặt chân mình đâu, phải người khác đến mới đổi mới được. Đó là kinh nghiệm của Indonesia và nhiều nước khác. Cho nên, đổi mới đội ngũ cán bộ là một bước phải làm. Tự mình đổi mới mình thì khó lắm”.


Đại biểu Trần Đình Nhã - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của QH - đặt câu hỏi QH nên làm gì trước tình trạng “lạm phát” cấp phó trong các cơ quan, tổ chức hưởng ngân sách lâu nay.

Đại biểu Nhã nói theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có đến 139.000 cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức hưởng ngân sách nhà nước, nghĩa là nước ta có khoảng 139.000 cấp trưởng là người đứng đầu các cơ quan tổ chức này. Cùng với đó là gấp 2, gấp 3, gấp 4, gấp 5 lần số cấp phó. Số lượng cấp phó phân bổ không đều, có cơ quan chỉ vài cấp phó, có cơ quan 5-6 cấp phó, có cơ quan 7-8 cấp phó.

Theo ông Nhã, vấn đề đặt ra là tại sao cấp phó ở nước ta lại nhiều đến thế. Đi công tác nước ngoài cho thấy nhiều nước chỉ có 1-2 cấp phó trong cơ quan, thậm chí một số nước ở nhiều bộ không có thứ trưởng. Cấp phó nhiều tất yếu bội chi ngân sách tăng lên.

“Thử làm một phép tính nếu với mỗi cấp phó hằng năm tiền phụ cấp điện thoại, xăng xe, điện nước, công tác phí... vào khoảng 30 triệu đồng, nhân lên với 139.000 cấp phó thì đã ra chi phí hơn 4.000 tỉ đồng. Con số đó sẽ gấp 2, gấp 3, gấp 4, gấp 5 lần... tương ứng với số cấp phó”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,