Chuyển đến nội dung chính

3 ưu điểm của “CEO kỹ thuật”

 Chọn lựa ngành học kỹ thuật hay quản trị là việc không đơn giản đối với các bạn trẻ trước ngưỡng cửa đại học vì phần lớn bạn trẻ nghĩ rằng học ngành kỹ thuật không thể làm quản lý. Gia đình cũng như xã hội thường cho rằng học quản trị mới được làm quản lý, và thực tế trong quá trình tuyển chọn, đề bạt, nhiều tổ chức còn xem nhẹ các ứng viên từ bộ phận kỹ thuật. Tuy nhiên, quan điểm này không còn phù hợp và đã đến lúc cần thay đổi, vì giới kỹ thuật có những tố chất đóng góp quan trọng trong vai trò lãnh đạo những doanh nghiệp dẫn đầu thế giới.

Tài liệu nghiên cứu “Những CEO điều hành tốt nhất trên thế giới” (The Best-Performing CEOs in the World) của Harvard Business Review (HBR) vừa được công bố cho thấy một kết quả thú vị: 24 trong số 100 CEO giỏi nhất trên thế giới từng tốt nghiệp các ngành kỹ thuật, điển hình là Jeffrey Bezos của Amazon, một kỹ sư “thuần khiết” vì chưa từng học MBA. Giới kỹ thuật không chỉ điều hành giỏi các công ty trong lĩnh vực công nghệ, khoa học mà còn dẫn đầu cả nhiều lĩnh vực “trái ngành” như bia (Carlos Alves de Brito tại Anheuser-Busch InBev), dịch vụ tài chính (Jeffrey Sprecher tại Intercontinental Exchange), bảo hiểm (Kari Stadigh tại Sampo)...

Nghiên cứu trước đây của công ty Spencer Stuart chuyên tuyển dụng nhân sự cấp cao cũng đưa ra kết luận tương tự. Phân tích nền tảng học vấn của những người trong danh sách S&P 500 CEO, 33% CEO tốt nghiệp kỹ sư trong khi chỉ có 11% chuyên môn quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng lưu ý nền tảng kỹ thuật sẽ không phù hợp với môi trường doanh nghiệp đòi hỏi năng lực sáng tạo như thời trang, quảng cáo.

Ba ưu điểm của CEO “kỹ thuật” đã được nhóm nghiên cứu của Harvard chỉ ra như sau:

Lối suy nghĩ thực tế, thực dụng: Giới kỹ thuật chú tâm xây dựng, thiết kế cỗ máy có thể hoạt động. Vì thế, tổ chức mà họ tạo ra đảm bảo sẽ vận hành tốt. CEO kỹ thuật sẽ truyền cho cấp dưới tinh thần làm việc hiệu quả và quyết tâm, quan tâm hiệu quả đầu tư, xác định chỉ tiêu tin cậy, đặc biệt, luôn tuân thủ ngưỡng an toàn.

Khả năng phân tích, giải quyết vấn đề một cách hệ thống: Khảo sát của American Society for Quality (ASQ) cho thấy 69% phản hồi cho rằng chìa khóa thành công đối với doanh nghiệp là tư duy phân tích, kỹ năng tổ chức và giải quyết vấn đề. Ưu điểm của CEO “kỹ thuật” là nắm vững phương pháp giải quyết vấn đề mang tính hệ thống: tiến hành phân tích hệ thống, cân nhắc tính logic, tương tác của toàn bộ chuỗi sự kiện trước khi đưa ra quyết định.

Góc nhìn vừa tổng thể vừa chi tiết: Nền tảng tư duy hệ thống tạo cho CEO kỹ thuật thói quen xem xét bức tranh toàn cảnh trước khi quyết định điều chỉnh, tác động đến một bộ phận bên trong, đồng thời đánh giá mức độ tác động của quyết định đến các bộ phận khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,