Chuyển đến nội dung chính

Giảm "shock" cho hành trình cuộc đời

Mỗi ngày như mọi ngày, ta đang bon bon chạy xe êm ru trên con đường đi làm. Cái gì giúp cho chuyến xe đi an toàn, thoải mái? Đó chính là bộ giảm shock đã làm giảm nhẹ những tác động giúp ta không cảm thấy cảm thấy đau hay khó chịu vì những cú dẵn xóc trên đường. Tương tự, trên chuyến hành trình cuộc đời, ta cần trang bị cho mình bộ giảm ''shock'' để làm nhẹ những cú va chạm trong những tình huống khó khăn mà ta phải đối mặt.

Đó là 8 sức mạnh nội tâm bao gồm:

  1. Sức mạnh đóng gói.
  2. Sức mạnh rút lui.
  3. Sức mạnh điều chỉnh.
  4. Sức mạnh khoan dung.
  5. Sức mạnh phân biệt.
  6. Sức mạnh đánh giá.
  7. Sức mạnh hợp tác.
  8. Sức mạnh đối mặt.
Cả 8 sức mạnh này đều có sẵn trong ta nếu được củng cố và khơi trào, chúng sẽ là thiết bị giảm ''shock'' tuyệt vời, để rồi dù ai đó - ở nơi làm việc hay trong gia đình - có gây khó dễ cho ta, hoặc ta bị bủa vây bởi nhiều tình huống cấp bách, ta cũng thấy bị tác động rất ít và có thể ứng phó hiệu quả mà không bị căng thẳng.

Có sự khác biệt nào giữa hai câu hỏi dưới đây:
  1. Chuyện gì đang xảy ra quanh tôi và tôi cảm thấy thế nào về những điều ấy? Tôi bị kiểm soát bởi tình huống tạo nên cảm xúc cũng như trạng thái tâm trí của tôi. Vì vậy, một ngày của tôi tốt đẹp hay tệ hại hoàn toàn do tình huống quyết định. Nghĩa là nếu tôi gặp nhiều thử thách trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ để lại tác động hết sức tiêu cực cho tôi. Đó là lý do khiến hiện tượng ''cháy sạch'' (burnout) ngày càng trở nên phổ biến. Như vậy, trong mối quan hệ giữa tôi và tình huống, tôi là nô lệ, tình huống trở thành ông chủ bởi nó đang kiểm soát cảm xúc của tôi.
  2. Tôi cảm thấy thế nào trong ngày hôm nay và chuyện gì đang xảy ra quanh tôi? Tôi đang tạo ra nên trạng thái tâm trí (trạng thái nội tâm) của mình và chủ động ứng phó với tình huống. Tôi làm chủ cảm xúc của mình và biết cách ứng phó hiệu quả với con người, với tình huống. Đây chính là định nghĩa về "người phát triển đầy đủ 8 sức mạnh nội tâm".
Vào một ngày nào đó, bạn đã đưa ra được khá nhiều quyết định hiệu quả cũng như nhiều phản ứng tích cực trong các mối quan hệ, nhưng tới cuối ngày thì mắc phải một sai lầm. Bạn suy nghĩ đến sai lầm đó suốt. Nó có thể khiến bạn phát cáu, sinh ra nóng nảy, và thiếu kiên nhẫn với những tình huống cuộc sống xảy ra sau đó, bị dằn vặt, mất ngủ,...

Với sức mạnh đóng gói, bạn có thể chấp nhận sai lầm của mình, học hỏi từ đó, và tiếp tục tiến bước. Nghiên cứu trí não cho thấy trung bình 80% suy nghĩ của chúng ta  thường về quá khứ, điều này làm giảm năng lực trong hiện tại. Sức mạnh đóng gói giúp ta khắc phục thói quen "nhớ những điều nên quên và quên những điều nên nhớ" và hướng tâm trí về hiện tại. Với sự kiên nhẫn, việc thực hành tập trung vào hiện tại sẽ sớm trở thành thói quen, sẽ tự động diễn ra mà không đòi hỏi ta phải cố gắng sức. 

Vì vậy, trước khi rời khỏi nơi làm việc, hãy dành 5 phút tĩnh lặng ngẫm lại một ngày đã qua, nhận ra bài học, trân trọng những gì đã diễn ra tốt đẹp, gác lại những suy nghĩ về công việc...để điềm tĩnh và tập trung hơn trong vai trò đối với gia đình. 

Khía cạnh cuối cùng không kém quan trọng của sức mạnh đóng gói là khả năng dọn sạch ký ức và buông bỏ oán giận, hờn trách - những điều liên tục lôi kéo ta về quá khứ và ta sẽ khó mà hạnh phúc khi cứ ôm giữ chúng. Và buông bỏ oán giận cũng mới chỉ là một bước, sau khi buông bỏ, hãy nghĩ về sẽ tương giao với ''người kia'' như thế nào, xác định nên duy trì mối quan hệ với họ theo hướng nào. 

Thật ra, chính những con người, những sự kiện gây ra nhiều khó khăn cho ta nhất đã trao cho ta cơ hội tốt nhất để thực hành các sức mạnh.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,