Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2010

Người Mỹ dạy trẻ mẫu giáo

Một nhà khoa học đoạt giải Nobel khi được hỏi, ở đâu ông học được những kiến thức khiến ông trở nên vĩ đại như vậy? đã trả lời rằng: Nơi tôi học được nhiều nhất đó là vườn trẻ, vì rằng, ở đó người ta dạy tôi cách biết tuân thủ các quy định, biết nói xin lỗi khi mình sai... Có lẽ sẽ là thừa khi chúng ta nhắc lại ở đây những lý luận nhằm chứng minh vai trò rất quan trọng của giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo đối với quá trình phát triển nhân cách của trẻ. Tuy nhiên, câu trả lời sẽ trở nên thú vị, khi chúng ta tìm hiểu việc giáo dục trẻ em độ tuổi mẫu giáo ở Mỹ, nơi nền giáo dục được coi là hiện đại và tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Dạy trẻ từ tính tự lập Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người. V ì thế, ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, họ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân . Họ cho rằng, nắm bắt các kỹ năng tự phục vụ có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của t...

Có thể đào tạo người có "tư duy sáng tạo" chăng ?

I. Biết suy luận, hay sáng tạo? Trước tiên, tôi muốn tìm hiểu cụm từ "tư duy sáng tạo" mà một số người Việt Nam đang dùng hiện nay, nghĩa là gì ? Nói giáo dục đào tạo ra những người "biết suy luận" – (có người gọi là có "tính chủ động tư duy") – thì tôi hiểu. Còn từ "sáng tạo" thì tôi hiểu theo nghĩa là "phát minh, tạo ra những cái mới có giá trị về vật chất hay tinh thần mà tới nay chưa có ; tìm ra những giải pháp độc đáo chưa ai dùng để giải quyết vấn đề này nọ ; hoặc là biết phù hợp hóa những phát minh của người khác vào khung cảnh đặc biệt của mình". Nếu quả vậy, tôi xin được phát biểu đôi lời về việc giáo dục đào tạo ra những con người "biết suy luận". II. Không thể có "suy luận",  không thể có "sáng tạo", nếu không có kiến thức cơ bản tối thiểu Tôi nghĩ rằng loài người tiến bộ được là nhờ tích lũy được những hiểu biết của các thế hệ trước, rồi mới tìm ra những cái mới cho thế hệ mình, chứ không phải l...

Một số đặc điểm của chương trình phổ thông đào tạo khả năng suy nghĩ

Một trong những vai trò quan trọng của giáo dục phổ thông là đào tạo học sinh hội đủ các yếu tố của bốn kiểu người học: (1)  người học hiểu biết  có thể tiếp nhận lượng kiến thức mà họ được truyền thụ và sử dụng nó vào trong cuộc sống để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, (2)  người học tự chủ  có thể tự tin và có năng lực để am hiểu và sử dụng được các công cụ cần thiết cho việc học tập của họ, (3)  người học chiến lược  sở hữu các chiến lược suy nghĩ và học tập hiệu quả để sử dụng cho việc tiếp thu kiến thức mới, và (4)  người học đồng cảm  có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và của cộng đồng. Ngoài ra, theo quan điểm của Benjamin Bloom và đồng nghiệp (1956, 1964), để có thể trở thành người học có năng lực, học sinh phải được phát triển ba yếu tố về nhận thức, thể chất và tình cảm một cách toàn diện khi các em có thể thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành động của mình. Trong quá trình nhận thức, ông Bloom cho rằng sau khi học sinh tiế...

Luân chuyển công việc - công cụ phát triển nhân sự

Khi được hỏi lý do nào khiến một người có thể làm việc cả đời cho một công ty, một cựu lãnh đạo cao cấp của một tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động thành công tại Việt Nam, lấy bản thân ra làm ví dụ cho câu trả lời của mình. Ông nói, họ (công ty) biết cách làm cho tôi luôn cảm thấy hứng thú trong công việc, họ không để cho tôi kịp chán, họ luân chuyển tôi sang một công việc mới trước khi tôi chán công việc cũ. Cứ như vậy, tôi đã hăng say làm việc cùng công ty hơn 35 năm kể từ khi ra trường cho đến ngày về hưu. Chính sách hoán đổi hay luân chuyển trong công việc (rotation) đã đưa tôi qua nhiều vị trí, nhiều quy mô công ty, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với những nét văn hóa khác nhau. Chính điều này làm tôi luôn cảm thấy mới lạ, thích thú và say mê trong công việc. Quả vậy, chính sách hoán đổi, luân chuyển được các công ty đa quốc gia ứng dụng rất nhiều trong công việc. Một người thường không cố định ở một vị trí, một công việc quá lâu. Nhân sự sẽ được hoán đổi giữa các phòng ban, giữ...

Mời cũng phải khéo!

Khi kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao và trở nên cẩn trọng hơn trước những chương trình tiếp thị, doanh nghiệp cần có nhiều “chiêu độc” để thuyết phục họ làm quen với sản phẩm và dịch vụ mới của mình. Người tiêu dùng Việt Nam đã quá quen với những chương trình dùng thử sản phẩm. Hình ảnh các cô gái xinh đẹp đứng phát những gói dầu gội, mời ăn bánh, uống trà ở các siêu thị hoặc cao ốc văn phòng bây giờ đã trở nên rất phổ biến. Doanh nghiệp cho rằng được dùng miễn phí thì ai lại chẳng thích. Cách đây vài thập kỷ, suy nghĩ đó có lẽ đúng khi hình thức tiếp thị này còn mới lạ với người tiêu dùng. Nhưng ngày nay, đã bao nhiêu lần khi dọn dẹp bàn làm việc hoặc nhà ở, chúng ta phát hiện mình đã “lịch sự” nhận những sản phẩm mẫu rồi đem về “để dành”? Thậm chí nhiều người còn từ chối dùng thử khi được mời hoặc tiện tay thì bỏ vào thùng rác. Nói như vậy để thấy rằng không có gì đảm bảo hàng mẫu sẽ được khách hàng mục tiêu dùng thử, tại đúng thời điểm và địa điểm mà...

Nghệ thuật thương thuyết:Nói chuyện với các ông Tây, bà Tàu...

Mua nhà máy điện hoặc metro thì phải nói chuyện với những tay chuyên môn là người Đức, Nhật hoặc Pháp, mua nhà máy lọc nước thì chắc chắn sẽ chạm trán với người Pháp, phát biểu nhà máy vật liệu điện tử thì có Mỹ, Nhật, và Hàn Quốc, và nếu xây dựng những chương trình địa ốc lớn sẽ không sao tránh khỏi việc phải thương thuyết với Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Đó là việc mua. Thế còn việc bán thì sao? Việt Nam cũng xuất cảng vật liệu xây dựng, sản phẩm canh nông, công nghiệp… trong bối cảnh toàn cầu hóa, chắc chắn chúng ta càng ngày càng tiếp cận nhiều hơn các thị trường nước ngoài. Và tiếp cận là gì, nếu không phải là thương thuyết với người nước ngoài? Mỗi quốc tịch, một cách làm việc, một lối nhìn, lý luận, ý thích khác nhau. Ngay màu sắc của hàng hóa cũng quan trọng. Ví dụ các nước Ảrập rất thích màu xanh lá cây! Các nước châu Âu thích màu xanh nước biển. Mỹ, Canada và Trung Quốc thích màu đỏ. Bên châu Á có nước rất chuộng màu vàng, màu trắng. Chỉ nói đến màu sắc hàng hóa thôi đã thấy việ...

Chuyện làm ISO ở doanh nghiệp

Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 (hiện đã có phiên bản 2008), dưới đây gọi tắt là ISO. Hầu hết doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO đều tìm mọi cách để truyền thông rất mạnh là họ đã có giấy chứng nhận này. Thậm chí, một số doanh nghiệp còn cố tình nhấn mạnh là sản phẩm của họ “đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO...” để tạo ấn tượng với người tiêu dùng.  Điều ít người biết là giấy chứng nhận ISO không cấp cho sản phẩm cụ thể nào mà cấp cho doanh nghiệp (hoặc một bộ phận của doanh nghiệp) có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các yêu cầu của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 (hoặc ISO 9001: 2008).  Và lẽ đương nhiên, cùng là doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận ISO, nhưng sản phẩm của doanh nghiệp nào được sản xuất theo dây chuyền công nghệ của Mỹ, Nhật Bản, hoặc châu Âu hẳn sẽ có chất lượng khác với sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền của Trung Quốc. Hãy khoa...

Dịch vụ giữ tên

Là người khai sinh ra doanh nghiệp, các sáng lập viên luôn có một cái tên vừa đẹp vừa có ý nghĩa cho doanh nghiệp mình. Nhu cầu ấy là tự nhiên và chính đáng. Nhưng, chấp nhận rủi ro để bỏ vốn và công sức thành lập doanh nghiệp đã là một quyết định khó khăn, tìm được tên ưng ý cho “đứa con” của mình cũng phức tạp không kém. “Đẻ con” nhưng không dễ đặt tên Để có thể đặt được tên cho doanh nghiệp, các sáng lập viên phải lách qua hàng loạt ràng buộc của luật và sự cứng nhắc của cơ quan đăng ký kinh doanh, đáng nói là không phải quy định nào của luật cũng hợp lý và yêu cầu nào của cơ quan đăng ký kinh doanh cũng hợp pháp. Theo quy định, tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, vì thế, tên bằng tiếng Anh (như web, Internet...) hoặc ngoại ngữ khác sẽ bị loại trừ ngay từ vòng... “hướng dẫn hồ sơ”. Vì luật không giải thích rõ cụm từ “viết được bằng tiếng Việt” là viết được bằng chữ Latin hay phải sử dụng từ “thuần Việt”, nhiều cơ quan đăng ký kinh doanh còn đi xa hơn khi yêu cầu tên doa...

Học cách lắng nghe nhân viên

Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng nhờ tiếp xúc, biết lắng nghe nhân viên nên đã tổng hợp được sức mạnh cả tập thể. Xích lại gần nhau Chuông reo hết giờ làm việc buổi sáng, hàng trăm nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), Tp.HCM, túa xuống khu nhà ăn có gắn máy lạnh. Buổi cơm trưa ở đây, không chỉ có nhân viên mà còn có sự hiện diện của ban lãnh đạo công ty. Khẩu phẩn ăn của ban lãnh đạo cũng tương tự như nhân viên, không có sự chăm chút gì thêm. Ông Bùi Duy Đức, Tổng giám đốc Vissan, cho biết chuyện ban lãnh đạo cùng ăn cơm với nhân viên là điều rất bình thường ở công ty. Việc này đã diễn ra từ nhiều năm qua. “Điều đó phần nào thể hiện văn hóa doanh nghiệp tại Vissan sau 39 năm hình thành và phát triển. Ở các phòng ban khác, vấn đề chia sẻ thông tin với cấp dưới, xóa tan những hoài nghi trong nội bộ hoặc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để hoàn thiện môi trường làm việc ngày càng thân thiện, nâng cao hiệu suất lao động cả tập thể là điều ...

Bối cảnh hợp đồng

Nếu hợp đồng là một bức tranh thì bối cảnh chính là tờ giấy vẽ tranh. Bức tranh sẽ như thế nào nếu các bên ký kết chưa biết được tờ giấy của mình to hay nhỏ, vuông hay tròn? Câu hỏi này có thể khiến một số người giật mình vì không nhiều người nghĩ đến bối cảnh khi soạn hợp đồng. Hợp đồng cần bối cảnh Hợp đồng là công cụ pháp lý không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Một khi được ký kết, hợp đồng chính là “luật” của các bên tham gia. Như những văn bản khác, hợp đồng thể hiện một hoàn cảnh cụ thể với những bên cụ thể, những mong muốn cụ thể. Sẽ không có một hợp đồng mẫu phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi đối tượng. Bối cảnh khác nhau thì hợp đồng sẽ khác nhau, bối cảnh thay đổi thì hợp đồng cần phải thay đổi theo. Vậy bối cảnh hợp đồng là gì và ảnh hưởng như thế nào đến giá trị pháp lý của hợp đồng? Bối cảnh hợp đồng ghi nhận những sự kiện, hoàn cảnh làm cơ sở cho các bên ký kết, như tư cách, chức năng của các bên, địa vị kinh tế, cơ sở pháp lý, kết quả mong muốn đạt được khi giao kết...