Đối với mỗi câu thành ngữ, luôn có những câu thành ngữ khác có ý nghĩa tương đồng hoặc đối lập với nó. Làm thế nào mà chúng ta có thể hòa hợp hai câu thành ngữ: "Thả mồi bắt bóng" với "Không thử sao biết có được hay không" hay cặp thành ngữ "Cẩn tắc vô ưu" với "Việc gì đến sẽ phải đến".
Nếu cuộc sống con người như một cuốn sách hướng dẫn thì cuốn sách đó sẽ cực kì mâu thuẫn và khó hiểu, và doanh nhân là những người cảm nhận thấy sự căng thẳng đó hơn ai hết. Họ thường xuyên làm việc thâu đêm với những ám ảnh về sự phá sản, thất bại một cách bẽ bàng luôn nhảy nhót trong đầu.Sự tin tưởng mà các nhà đầu tư dành cho họ đã biến thành áp lực vô hình đè nặng lên vai mà hầu hết mọi người không thể tưởng tượng nổi. Những nhà doanh nghiệp lao vào sự mơ hồ, hoang mang, lo lắng và tự vấn bản thân - về danh tiếng của, về sự an toàn, về con cái họ, và thậm chí là hình ảnh của họ trong mắt con em mình - một khi họ không còn đủ sáng suốt để vượt qua khó khăn mặc dù có nắm trong tay những điều kiện thuận lợi nhất định.
Lưu ý cho những doanh nhân: Khi trong bạn thường xuyên xuất hiện những ý nghĩ về sự sụp đổ và bạn thường phải vượt qua những ước muốn từ bỏ để hướng tới một con đường khác an toàn hơn. Tất cả điều đó chỉ để khẳng định lại rằng bạn là một doanh nhân. Đây là trạng thái hoàn toàn bình thường. Bạn đang cảm nhận một cách chính xác những gì mà các doanh nhân đi trước đã cảm nhận.
Nhưng có lẽ, không chỉ doanh nhân là người luôn ở trong hoàn cảnh nguy hiểm. Helen Keller đã có một câu nói sâu sắc nhất mà tôi từng đọc: "An toàn chủ yếu là sự mê tín. Nó bản chất không tồn tại, kể cả đối với những hậu bối kinh nghiệm nhất. Trốn tránh hiểm nguy cũng sẽ không an toàn hơn khi đối mặt với nó. Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu, hoặc chẳng là gì cả".
Trong lịch sử, chúng ta đã liên kết từ doanh nghiệp với các lĩnh vực sinh lợi nhuận , thị trường và chủ nghĩa tư bản. Ngay cả khái niệm của chúng ta về đầu tư xã hội đôi khi cũng bị hiểu nhầm như vậy. Nhưng trong thực tế, không phải ai làm trong lĩnh vực sinh lời đều là nhà đầu tư. Đầu tư là một phạm trù hoàn toàn độc lập. Các nhà đầu tư là một nhóm tách biệt.
Đây là một điều cốt yếu mà các doanh nhân cần biết, khi bạn bước vào ngân hàng Wells Fargo, hay thậm chí là Nike với ý tưởng về quan hệ đối tác và mong muốn gặp được những người có cùng quan điểm. Nhưng nói chung, điều đó không thường xảy ra. Bạn theo đuổi ước mơ của mình và bạn đánh giá mọi thứ thông qua góc nhìn của tiềm năng. Nhưng những đối tác của bạn lại theo đuổi sự an toàn trong công việc và đánh giá bạn thông qua góc nhìn của trách nhiệm.
Điều đó đưa chúng ta quay trở lại với Helen Keller. Câu phát biểu của bà có thể áp dụng cho cả công ty hay từng cá nhân riêng lẻ. Bởi cuộc sống luôn đầy những bất ngờ. Đó là lí do một hãng sản xuất xe máy nhỏ như Honda có thể đầu tư vào ngành sản xuất ôtô cỡ nhỏ và lật đổ General Motors, đó là một lĩnh vực mới lạ và là một cú đặt cược mạo hiểm của hãng. Đó là lí do mà hãng Virgin có thể cải tổ lại ngành công nghiệp máy bay cũng như kinh doanh bán lẻ âm nhạc, và tại sao, Apple lại có thể biến kho lưu trữ âm nhạc của Virgin trở thành quá khứ.
Đôi khi, ý chí của những người sáng tạo ra ngành kinh doanh này bị mất đi vì bởi những người cho rằng tất cả công việc của họ lúc này là đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp, của bản thân thay vì luôn sáng tạo, làm mới doanh nghiệp cũng như bản thân họ.
Khái niệm cho rằng chấp mạo hiểm trở thành người chiến thắng sau cùng chắc sẽ không làm chúng ta ngạc nhiên. Vì đó là quy luật chung. Nhưng thực tế thì có, chủ yếu bởi thị trường vốn khổng lồ đã tạo ra ảo giác về sự ổn định, nếu các công ty không đổi mới thì trong tương lai, họ sẽ rất dễ bị tác động.
Một động lực tương tự cũng đang diễn ra trong thế giới phi lợi nhuận, ngoại trừ thị trường vốn khổng lồ. Có những giảng viên kinh doanh có những ý tưởng đúng đắn và can đảm nó sẽ tạo ra cuộc cách mạng ngành giáo dục cho hàng triệu trẻ em. Những giám đốc phát triển kinh doanh phi lợi nhuận sẵn sàng đối mặt với những chỉ tiêu về đạo đức, cơ cấu quyền lực ngay trong chính tổ chức của họ để huy động vốn trong tất cả lĩnh vực và chỉ ra một định nghĩa mới về "quy mô".
Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ của chúng ta về sự an toàn. Những mối nguy hại không phải ở nơi mà chúng ta nghĩ. Nó cũng không phải là trở thành doanh nhân. Nếu bạn không tạo ra tương lai, thì sẽ có người khác làm chuyện đó, họ sẽ thay đổi bộ mặt của thế giới như bạn đã biết. Nhưng đó chưa phải là mối nguy hiểm lớn nhất.
Mối nguy hiểm lớn nhất đến từ sau thẳm trong cuộc sống của chúng ta và cảm giác như mình không tồn tại. Hiểm nguy chính là cuộc sống. Nếu không có nó, sẽ không có cuộc sống. Chúng ta phải sẵn sàng rơi vào mối hiểm nguy của thất bại để nhận ra rằng chúng ta đang sống. Và khi chúng ta sống một cách thật sự, chúng ta có trong tay cơ hội để thay đổi cả thế giới này.
- Bài viết của Dan Pallota trên Harvard Business Publishing -
Nhận xét
Đăng nhận xét