Cây bút Shaun Rein của tạp chí Forbes danh tiếng tìm đến một tỉ phú người Trung Quốc để tìm hiểu những nguyên tắc cơ bản mà ông ấy - đại diện cho tầng lớp siêu giàu mới ở đất nước hơn một tỉ dân - theo đuổi để hiện thực hóa quyết tâm thoát nghèo làm giàu.
Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc là nơi có nhiều những tỉ phú nổi lên hơn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Hiện tại Trung Quốc có ít nhất 79 tỉ phú. Người giàu Trung Quốc đang góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng xa xỉ 15% mỗi năm của quốc gia này, đạt mức 9 tỉ USD một năm, biến Trung Quốc thành thị trường lớn thứ hai thế giới về sản phẩm cấp cao.
Chỉ cần đợi một năm là có một chiếc Ferrari mới ở Trung Quốc. Porsche thì giới thiệu dòng sản phẩm Panamera ở Trung Quốc trước khi đưa nó sang Mỹ. Còn trước các cửa hiệu của Louis Vuitton và Hermès luôn có hàng dài người đứng chờ mua.
Vậy ai là những người Trung Quốc siêu giàu? Trông họ thế nào? Làm thế nào mà họ trở nên giàu có như vậy?
Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã nói chuyện với một vài tỉ phú Trung Quốc. Một số người kiếm tiền thông qua việc mua lại các công ty kinh doanh mạng Internet ở Mỹ; một số khác đầu tư vào bất động sản hay đồ uống. Không giống rất nhiều các tỉ phú ngày nay ở Mỹ, như nhà Rockerfeller hay nhà Walton của Wal-Mart, các tỉ phú Trung Quốc đa phần là tự tay gây dựng cơ đồ. Một nửa trong số 14 nữ tỉ phú tự lập trên thế giới là người Trung Quốc. Tất cả họ đều vượt qua những khó khăn và thất bại, và họ đều rất lạc quan về tương lai của Trung Quốc.
Một tỉ phú Trung Quốc, một người có vai vế trong ngành kinh doanh bất động sản, đã gặp tôi rất nhiều lần trong hơn 5 năm qua để chia sẻ bài học thành công trong kinh doanh của ông. Đôi khi chúng tôi gặp nhau ở ngôi nhà tráng lệ của ông ở Bắc Kinh, đôi khi lại ở ngôi nhà nhỏ bé của tôi ở Thượng Hải. Chúng tôi đã cùng ăn những con sò to cỡ quả bóng ở một bãi biển Australia, có lần lại đến McDonald để ăn khoai tây chiên.
Tôi thích dành thời gian với ông không chỉ bởi vì tôi có thể sống trong giây lát cuộc sống của một tỉ phú mà còn bởi vì qua đó tôi hiểu rõ vì sao ông lại thành công đến vậy. Ông thực sự là hiện thân cho những bài học ông dạy tôi. Ông không chỉ đơn thuần thuyết giảng chúng.
Tuy vậy cũng có một điều kiện đối với các cuộc thảo luận và bài viết của tôi về ông. Ông nhất định ẩn danh. Vì vậy tôi sẽ gọi ông là ông Trần.
Như nhiều người giàu Trung Quốc khác, ông Trần thích mai danh ẩn tích vì ông không muốn vô tình biến mình thành mục tiêu của âm mưu nào. Bạn có thể nghĩ ông ấy e dè thái quá, nhưng hãy nhìn vào thực tế có tới 70 người giàu có trong danh mục Forbes của Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua đã gặp rất nhiều rắc rối sau đó. Những người giàu có Trung Quốc giờ đây đôi khi vẫn nửa đùa nửa thật gọi bảng xếp hạng đó là Danh sách tử thần.
Bài học đầu tiên của ông Trần là: tin rằng mọi thứ đều có thể và điều duy nhất ngăn cản bạn chính là bản thân bạn. Ông không bao giờ ngừng tin rằng mình có thể tự tay làm nên việc lớn.
Xuất thân là một đứa trẻ nông thôn nghèo, không có địa vị xã hội, không có quan hệ với quan chức, ông dường như chẳng có điều kiện gì để thành công. Ông bỏ học từ thời niên thiếu vì gia đình không có đủ tiền.
Nhưng ông tin vào bản thân mình và quyết không từ bỏ. Không có một gia đình quyền lực hậu thuẫn, ông phải vay nặng lãi với mức lãi cao gấp 5 lần mức thông thường của những đối thủ cạnh tranh có quan hệ tốt. Ông nhận những dự án nhỏ mà chẳng ai muốn làm, chịu đựng sự chế nhạo, coi khinh của mọi người. Dần dần, ông tạo lập được uy tín "đã nói là làm", và nhận được những dự án ngày một lớn hơn.
Giờ đây ông nuôi ăn, chữa bệnh, trả chi phí sinh hoạt cho hơn 80 thành viên trong đại gia đình. Ông quyên góp hàng triệu đôla mỗi năm để xây trường cho những vùng nông thôn. Ông cùng con đi dọc hành lang các bệnh viện và trả tiền viện phí thuốc men cho những bệnh nhân không có bảo hiểm. Nhưng trước khi có thể làm những việc như thế, ông đã trải qua nhiều thập kỷ sống trong kiên nhẫn, bỏ ngoài tai mọi sự khinh miệt của những kẻ giàu có hơn, được giáo dục tốt hơn.
Bài học thứ hai ông Trần dạy tôi: để đạt được điều mình muốn, bạn phải tôn trọng tất cả mọi người và đôi khi phải biết sống khiêm nhường.
Cách đây một thập kỷ, khi gần như tất cả mọi người ở Trung Quốc đều còn nghèo, thì chỉ cần có trong tay chưa đến 10 triệu đôla là đã có tên trong danh mục người giàu Trung Quốc. Đến năm ngoái, phải có 120 triệu đôla thì mới đủ.
Làm giàu đang diễn ra nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Như ông Trần nói, ngày hôm nay bạn còn là một tay hầu bàn, biết đâu mai đã là chủ một công ty thực phẩm và đồ uống - vì vậy tốt nhất bạn nên tôn trọng tất cả mọi người, không thì một ngày nào đó "gậy ông sẽ đập lưng ông". Thực tế là mọi người ở Trung Quốc đều biết chuyện một người cách đây một thập kỷ còn nuôi lợn, nay đang lái xe Mercedes và mua trang sức Tiffany.
Cuối cùng, ông Trần tin vào việc chia sẻ sự giàu có. Ông để các đối tác kinh doanh của mình kiếm được nhiều tiền hơn mình, để trong thương vụ tiếp theo, người đầu tiên họ nghĩ đến khi muốn hợp tác chính là ông. Ông thấy chẳng ích gì khi cố tìm cách lừa bịp các đối tác kinh doanh.
Ông nói đúng. Tôi đã cùng ông đi gặp các đối tác kinh doanh trong rất nhiều dự án khác nhau trên khắp đất nước. Tôi hỏi một vài trong số họ tại sao họ muốn làm việc với ông chứ không phải một ai khác, tất cả đều có cùng câu trả lời, rằng bởi họ biết ông chỉ nhận phần nhỏ hơn trong chiếc bánh lợi nhuận. Nhưng nhiều miếng bánh nhỏ sẽ tạo thành một chiếc bánh lớn.
Ông Trần cũng tin vào việc đảm bảo những điều kiện làm việc tốt cho những nhân viên tài năng và giúp những người làm việc hiệu quả, năng suất nhất trở nên giàu có. Ông cho rằng không nên để nhân viên cấp dưới phải nhọc nhằn kiếm sống trong khi một mình CEO lại nhận được mức lương cao tới vô lý.
Ông Trần đã gây dựng cơ đồ từ sự quyết tâm gan góc và một uy tín luôn trung thực, công bằng và tôn trọng mọi người. Và ông thấy những nguyên tắc này không có lý do gì mà không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Như có lần ông nói với tôi: "Nếu tôi có thể gây dựng sự nghiệp từ những gì ít ỏi mà tôi có, thì bất cứ ai cũng có thể làm được!"
Bài viết của Shaun Rein (Forbes) trên HBS in the News
Trong một thập kỷ qua, Trung Quốc là nơi có nhiều những tỉ phú nổi lên hơn ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Hiện tại Trung Quốc có ít nhất 79 tỉ phú. Người giàu Trung Quốc đang góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng xa xỉ 15% mỗi năm của quốc gia này, đạt mức 9 tỉ USD một năm, biến Trung Quốc thành thị trường lớn thứ hai thế giới về sản phẩm cấp cao.
Chỉ cần đợi một năm là có một chiếc Ferrari mới ở Trung Quốc. Porsche thì giới thiệu dòng sản phẩm Panamera ở Trung Quốc trước khi đưa nó sang Mỹ. Còn trước các cửa hiệu của Louis Vuitton và Hermès luôn có hàng dài người đứng chờ mua.
Vậy ai là những người Trung Quốc siêu giàu? Trông họ thế nào? Làm thế nào mà họ trở nên giàu có như vậy?
Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã nói chuyện với một vài tỉ phú Trung Quốc. Một số người kiếm tiền thông qua việc mua lại các công ty kinh doanh mạng Internet ở Mỹ; một số khác đầu tư vào bất động sản hay đồ uống. Không giống rất nhiều các tỉ phú ngày nay ở Mỹ, như nhà Rockerfeller hay nhà Walton của Wal-Mart, các tỉ phú Trung Quốc đa phần là tự tay gây dựng cơ đồ. Một nửa trong số 14 nữ tỉ phú tự lập trên thế giới là người Trung Quốc. Tất cả họ đều vượt qua những khó khăn và thất bại, và họ đều rất lạc quan về tương lai của Trung Quốc.
Một tỉ phú Trung Quốc, một người có vai vế trong ngành kinh doanh bất động sản, đã gặp tôi rất nhiều lần trong hơn 5 năm qua để chia sẻ bài học thành công trong kinh doanh của ông. Đôi khi chúng tôi gặp nhau ở ngôi nhà tráng lệ của ông ở Bắc Kinh, đôi khi lại ở ngôi nhà nhỏ bé của tôi ở Thượng Hải. Chúng tôi đã cùng ăn những con sò to cỡ quả bóng ở một bãi biển Australia, có lần lại đến McDonald để ăn khoai tây chiên.
Tôi thích dành thời gian với ông không chỉ bởi vì tôi có thể sống trong giây lát cuộc sống của một tỉ phú mà còn bởi vì qua đó tôi hiểu rõ vì sao ông lại thành công đến vậy. Ông thực sự là hiện thân cho những bài học ông dạy tôi. Ông không chỉ đơn thuần thuyết giảng chúng.
Tuy vậy cũng có một điều kiện đối với các cuộc thảo luận và bài viết của tôi về ông. Ông nhất định ẩn danh. Vì vậy tôi sẽ gọi ông là ông Trần.
Như nhiều người giàu Trung Quốc khác, ông Trần thích mai danh ẩn tích vì ông không muốn vô tình biến mình thành mục tiêu của âm mưu nào. Bạn có thể nghĩ ông ấy e dè thái quá, nhưng hãy nhìn vào thực tế có tới 70 người giàu có trong danh mục Forbes của Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua đã gặp rất nhiều rắc rối sau đó. Những người giàu có Trung Quốc giờ đây đôi khi vẫn nửa đùa nửa thật gọi bảng xếp hạng đó là Danh sách tử thần.
Bài học đầu tiên của ông Trần là: tin rằng mọi thứ đều có thể và điều duy nhất ngăn cản bạn chính là bản thân bạn. Ông không bao giờ ngừng tin rằng mình có thể tự tay làm nên việc lớn.
Xuất thân là một đứa trẻ nông thôn nghèo, không có địa vị xã hội, không có quan hệ với quan chức, ông dường như chẳng có điều kiện gì để thành công. Ông bỏ học từ thời niên thiếu vì gia đình không có đủ tiền.
Nhưng ông tin vào bản thân mình và quyết không từ bỏ. Không có một gia đình quyền lực hậu thuẫn, ông phải vay nặng lãi với mức lãi cao gấp 5 lần mức thông thường của những đối thủ cạnh tranh có quan hệ tốt. Ông nhận những dự án nhỏ mà chẳng ai muốn làm, chịu đựng sự chế nhạo, coi khinh của mọi người. Dần dần, ông tạo lập được uy tín "đã nói là làm", và nhận được những dự án ngày một lớn hơn.
Giờ đây ông nuôi ăn, chữa bệnh, trả chi phí sinh hoạt cho hơn 80 thành viên trong đại gia đình. Ông quyên góp hàng triệu đôla mỗi năm để xây trường cho những vùng nông thôn. Ông cùng con đi dọc hành lang các bệnh viện và trả tiền viện phí thuốc men cho những bệnh nhân không có bảo hiểm. Nhưng trước khi có thể làm những việc như thế, ông đã trải qua nhiều thập kỷ sống trong kiên nhẫn, bỏ ngoài tai mọi sự khinh miệt của những kẻ giàu có hơn, được giáo dục tốt hơn.
Bài học thứ hai ông Trần dạy tôi: để đạt được điều mình muốn, bạn phải tôn trọng tất cả mọi người và đôi khi phải biết sống khiêm nhường.
Cách đây một thập kỷ, khi gần như tất cả mọi người ở Trung Quốc đều còn nghèo, thì chỉ cần có trong tay chưa đến 10 triệu đôla là đã có tên trong danh mục người giàu Trung Quốc. Đến năm ngoái, phải có 120 triệu đôla thì mới đủ.
Làm giàu đang diễn ra nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Như ông Trần nói, ngày hôm nay bạn còn là một tay hầu bàn, biết đâu mai đã là chủ một công ty thực phẩm và đồ uống - vì vậy tốt nhất bạn nên tôn trọng tất cả mọi người, không thì một ngày nào đó "gậy ông sẽ đập lưng ông". Thực tế là mọi người ở Trung Quốc đều biết chuyện một người cách đây một thập kỷ còn nuôi lợn, nay đang lái xe Mercedes và mua trang sức Tiffany.
Cuối cùng, ông Trần tin vào việc chia sẻ sự giàu có. Ông để các đối tác kinh doanh của mình kiếm được nhiều tiền hơn mình, để trong thương vụ tiếp theo, người đầu tiên họ nghĩ đến khi muốn hợp tác chính là ông. Ông thấy chẳng ích gì khi cố tìm cách lừa bịp các đối tác kinh doanh.
Ông nói đúng. Tôi đã cùng ông đi gặp các đối tác kinh doanh trong rất nhiều dự án khác nhau trên khắp đất nước. Tôi hỏi một vài trong số họ tại sao họ muốn làm việc với ông chứ không phải một ai khác, tất cả đều có cùng câu trả lời, rằng bởi họ biết ông chỉ nhận phần nhỏ hơn trong chiếc bánh lợi nhuận. Nhưng nhiều miếng bánh nhỏ sẽ tạo thành một chiếc bánh lớn.
Ông Trần cũng tin vào việc đảm bảo những điều kiện làm việc tốt cho những nhân viên tài năng và giúp những người làm việc hiệu quả, năng suất nhất trở nên giàu có. Ông cho rằng không nên để nhân viên cấp dưới phải nhọc nhằn kiếm sống trong khi một mình CEO lại nhận được mức lương cao tới vô lý.
Ông Trần đã gây dựng cơ đồ từ sự quyết tâm gan góc và một uy tín luôn trung thực, công bằng và tôn trọng mọi người. Và ông thấy những nguyên tắc này không có lý do gì mà không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Như có lần ông nói với tôi: "Nếu tôi có thể gây dựng sự nghiệp từ những gì ít ỏi mà tôi có, thì bất cứ ai cũng có thể làm được!"
Bài viết của Shaun Rein (Forbes) trên HBS in the News
Nhận xét
Đăng nhận xét