Chuyển đến nội dung chính

Cấm, hạn chế game online - Nhiệm vụ bất khả thi

"Có 43 trò chơi mang tính bạo lực, chiếm 66% trong tổng số 65 trò chơi; chơi cờ và chơi bài có năm trò chơi (8%); các thể loại khác (phiêu lưu, bóng đá, đua xe, khiêu vũ...) có 17 trò chơi (26%). Con số trên cho thấy số lượng trò chơi có tính bạo lực được cấp phép ở mức cao".

Những con số thống kê về game online làm đau đầu những người làm công tác giáo dục. Hệ quả của game online được đánh giá là rất lớn: nhiều trẻ em (và cả người lớn) vì say mê game mà bỏ học, bỏ làm việc; nhiều tệ nạn xã hội như đánh nhau, giết người...đã xảy ra vì chơi game; nhiều người đắm chìm trong cuộc sống ảo mà quên đi cuộc sống thực vì chơi game. Với lý do đó mọi người mong muốn được đóng cửa các cửa hàng Internet, đóng cửa các công ty cung cấp dịch vụ chơi game hay ít nhất cũng hạn chế được thời gian chơi game từ 6h đến 23h. Lòng dân, ý Đảng nên cả một hệ thống chính trị rùng rùng chuyển động gồm các cơ quan quản lý, các cơ quan truyền thông đại chúng, các đoàn thể cùng tham gia vào hoạt động chống lại game online. Nhiều giải pháp được đề xuất từ các giải pháp tiêu cực như đóng cửa các cửa hàng game online, các công ty game online vì "chúng ta không cần những đồng tiền cho ngân sách từ nguồn thu này để cả một thế hệ con cháu băng hoại về nhân cách" đến những giải pháp tích cực hơn hạn chế thời gian chơi game, kiểm duyệt nội dung.v..v...Các giải pháp đều là những đề xuất hay, nêu ra những ý tưởng tích cực nhằm bảo vệ một thế hệ trẻ không phải băng hoại về nhân cách. Nhưng giải pháp như thế có thực thi được hay không và thực thi được bao lâu; hay đây chỉ là những lời nói hoa mỹ của các nhà chính trị trong các thời điểm chính trị nhạy cảm nhằm tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân (hình thức này người ta thường gọi là "mị dân").

Game online không phải tự nhiên mà được lưu hành ở Việt Nam. Game online phải trải qua một quá trình cấp phép và kiểm định chặt chẽ của các cơ quan nhà nước; thế thì tại sao lại xuất hiện các game online mang nội dung bạo lực, khiêu dâm...?! Đó là vì Việt Nam đã xuất hiện các nhóm lợi ích có khả năng chi phối, vận động các cơ quan chính phủ để thực hiện các việc có lợi cho nhóm lợi ích đó. Chính phủ và Đảng vẫn chưa thừa nhận chính thức các nhóm lợi ích tồn tại và có khả năng vận động hành lang gây ảnh hưởng đến các chính sách và quyết định của chính phủ nhưng thực tế đã tồn tại rất nhiều nhóm lợi ích chi phối từng bộ ngành hay cả chính phủ. Một câu bất hủ của các nhóm lợi ích là "Nếu không thay đổi được chính sách thì chúng ta thay đổi người làm chính sách". Vì vậy, những người thực thi công vụ có dám chống lại nhóm lợi ích hay không khi họ đã mất bao nhiêu thời gian, công sức và cả tiền bạc để đạt được các vị trí mà có thể đưa ra các quyết định về chính sách, giấy phép...Những người thực thi công vụ, với tư duy nhiệm kỳ, nên họ phải bảo vệ vị trí và chức vụ của cá nhân để có thể tồn tại đến cuối nhiệm kỳ, để có thể vun vén bổng lộc nhằm bù đắp lại phần chi phí cho việc giành được các vị trí trong tổ chức. Nhờ vậy game online có thể vượt quá cửa ải cấp phép và kiểm định bằng các hành động vận động của các nhóm lợi ích kinh doanh game online.

Vượt qua cửa ải cấp phép, game online phải vượt qua quy trình quản lý chặt chẽ về độ tuổi chơi game, thời gian chơi game và vị trí các điểm chơi game. Quy trình quản lý chơi game là chính sách quản lý game chặt chẽ nhằm tránh cho trẻ em chơi các game không phù hợp độ tuổi và sa đà vào việc chơi game. Nhưng thực chất các nhóm lợi ích lại có câu "Trên ra chính sách, dưới ra đối sách". Thực tế là không có một điểm chơi game nào kiểm tra chứng minh nhân dân (CMND) của khách hàng xem khách hàng có đủ tuổi để chơi game phù hợp với độ tuổi của khách hàng hay không vì có nhiều khách hàng nhỏ tuổi quá (từ 8 đến 10 tuổi) thì làm gì có CMND mà kiểm tra!? Nếu điểm chơi game kiểm tra CMND của khách hàng thì điểm chơi game đó cũng không tồn tại được lâu vì khách hàng bỏ đi sang chơi điểm khác có chính sách dễ dàng hơn.

Cơ quan quản lý còn bổ sung thêm hình thức là chỉ cung cấp đường truyền kết nối Internet cho các điểm chơi game từ 8h đến 23h để tránh việc sa đà vào việc chơi game thâu đêm suốt sáng. Đây là một hành động mang tính hình thức vì việc đăng ký đường truyền Internet và chi phí thuê bao cho đại lý hay cho cá nhân không khác nhau nhiều nên các đại lý có thể dễ dàng đăng ký đường truyền Internet tốc độ cao cho...hàng xóm sát vách và kéo một đường dây sang điểm chơi game phục vụ khách hàng thâu đêm suốt sáng. Hơn nữa, xu thế phát triển các kết nối không dây tốc độ cao như 3G, 4G thì việc kết nối không dây cũng dễ dàng và chi phí cũng khá hợp lý nên các điểm chơi game sẵn sàng đầu tư các kết nối không dây tốc độ cao để chơi game nếu như có đủ khách hàng. Việc kiểm tra thời gian hoạt động của các điểm chơi game được địa phương quản lý thông qua cơ quan công an phường nhưng cũng vì hai chữ "lợi ích" nên việc kiểm tra thời gian hoạt động bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Các điểm chơi game thường cung cấp các "lợi ích" nho nhỏ cho các người thực thi công tác kiểm tra hoạt động của các điểm chơi game. Các "lợi ích" nhỏ nhưng được cung cấp đều đặn theo tháng, theo quý nên là nguồn thu nhập chính của các người thực thi công tác kiểm tra. Do đó, các hoạt động vi phạm quy định của các điểm chơi game ở địa phương thường được bỏ qua, trừ trường hợp gây mất an ninh trật tự nghiêm trọng tại địa phương như đánh nhau, đâm chém, trộm cắp.

Game online, bằng cách này hay cách khác, đều vượt quá được các chính sách, các quy định quản lý nhờ vào sự giúp đỡ của chính những con người có quyền và trách nhiệm quản lý nó nên việc cấm hay hạn chế game online là mội nhiệm vụ bất khả thi trong thời điểm hiện tại. Chính vì vậy, game online chỉ có thể quản lý được tốt khi những người chơi game được giáo dục tốt, biết nói "không" với game online nội dung xấu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,