Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Con người tự do hay con người công cụ?

Tự do hay công cụ Tuy có nhiều quan điểm khác nhau về con người với những phẩm tính cụ thể, nhưng về đại thể có thể chia thành hai trường phái lớn: con người công cụ và con người tự do. Con người công cụ là con người không có hoặc có rất ít bản sắc cá nhân, được coi như một bộ phận nhỏ bé trong cả một hệ thống lớn, hướng đến một mục tiêu lớn, thường là rất trừu tượng. Vì thế, cách đào tạo chủ yếu là nhồi nhét một chiều. Phương pháp đào tạo lấy giáo viên và giáo trình làm trung tâm, dạy và học theo kiểu đọc chép. Không có phản biện, không có sáng tạo, không có lật ngược vấn đề. Các nội dung đào tạo cũng không cần phải là kiến thức khả tín, mà có thể cài cấy các nội dung ngoài lề, thường là tuyên truyền một chiều và thường nhấn mạnh vào đạo đức, trách nhiệm... thay vì khai mở khả năng phản biện, xử lý thông tin, tìm hiểu thế giới để tìm ra sự thật. Ngược lại với con người công cụ là con người tự do, theo nghĩa họ được tự do lựa chọn các giá trị mà mình theo đuổi, hành động mà mìn...

Để đảm bảo công bằng xã hội

TT - Chính sách học phí thấp ở giáo dục ĐH trong bối cảnh của VN hiện nay nghe có vẻ nghịch lý, nhưng chính nó đã làm thêm mất công bằng xã hội. GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa - ĐHQG TP.HCM) khẳng định. Trao đổi với Tuổi Trẻ về đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo sư Phạm Phụ chia sẻ: khi nền giáo dục ĐH đã là đại trà thì không một ngân sách nhà nước nào gánh chịu nổi. Vả lại qua nghiên cứu kinh tế giáo dục ĐH, người ta cho rằng “không có đủ cơ sở triết lý và kinh tế để buộc phải cung cấp tài chính cho giáo dục ĐH bằng ngân sách nhà nước”. Thưa GS, đề án khẳng định nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng đầu tư xã hội cho giáo dục, đồng thời vẫn đa dạng hóa và phát huy hiệu quả các nguồn đầu tư khác cho giáo dục... Ngoài sự khẳng định trên, đề án còn nêu ra một số chủ trương khác như: “có cơ chế, chính sách quy định tỉ lệ đóng góp của người học, xã hội và Nhà nước trong chi phí giáo dục. Đối với những ngành đào tạo có khả năng xã ...

Lời cảm ơn

"Kính thưa các đồng chĩ lãnh đạo Đảng và quân đội; Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước; Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước Lào, Campuchia; Kính thưa các bạn bè quốc tế, kiều bào ở nước ngoài. Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quân đội cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của cha chúng tôi là trở về quê hương. Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng, mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo, của Đảng của với tất cả chiến sĩ đã hi sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của nước Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gì giữ mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của gia đình. Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và tuổi thọ của Đại tướng đến n...

Bạn là Người săn việc hay Người tìm việc?

Thực tế cho thấy hai đối tượng trên là một, nhưng cao hơn một cấp bậc Người săn việc, thường nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược hơn cho sự nghiệp của mình. Chính đẳng cấp đó đã giúp tỉ lệ kiếm việc thành công của họ cao hơn gấp nhiều lần so với Người tìm việc. Qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực săn đầu người, tôi nhận ra Người săn việc thường có những ưu điểm sau mà Người tìm việc không có được: Làm tốt công việc hiện tại: Người tìm việc thường tích cực tìm khi có nhu cầu thay đổi công việc và bỏ bê công việc hiện tại. Với người săn việc, họ không như vậy vì đã có sự chuẩn bị từ trước. Thậm chí ngay lúc chuẩn bị thay đổi công việc, họ còn làm tốt công việc hơn. Đây là lúc họ tiếp tục gây ấn tượng với sếp và đồng nghiệp, những người sẽ là người tham khảo quý báu và sẵn sàng kể câu chuyện hay về họ với nhà tuyển dụng mới. Xác định công việc mục tiêu: Người săn việc biết xác định công việc mục tiêu để lên kế hoạch ngay khi họ đang làm công việc hiện tại. Kiến thức họ thường xuyên...

Gia tăng tỉ lệ cơ hội "gõ cửa" bằng cách nào?

Bạn đã bao giờ gõ tên mình trong một mạng xã hội và quan sát kết quả hiện ra chưa? Có nhiều lý do để một người tìm kiếm bạn. Nhà tuyển dụng, Headhunter đối tác hay bạn bè chẳng hạn. Chẳng ai muốn người tìm kiếm chỉ thấy những hình ảnh thiếu chuyên nghiệp, thông tin nghèo nàn và tệ hơn, họ chẳng thể tìm ra mình. Một số người nói rằng họ "lười" cập nhật profile Anphabe mà không biết là một profile đủ thông tin được hiển thị trong kết quả tìm kiếm, được xem và liên hệ gấp 5-8 lần so với profile ít thông tin. Con số đó có lẽ cũng tương ứng với tỉ lệ các cơ hội gặp gỡ, kinh doanh hay nghề nghiệp "gõ cửa" nhà bạn. Chia sẻ với bạn vài bí quyết chỉ tốn 5' nhưng sẽ gia tăng đáng kể cơ hội bạn được "nhận diện, biết tên": Avatar chuyên nghiệp: “Một bức ảnh có giá trị như ngàn lời nói”. Cập nhật ảnh chất lượng cao, chụp cận cảnh để mọi người dễ nhận mình và nhất là chọn hình thể hiện tốt nhất bạn là ai, tính cách và độ chuyên nghiệp ra sao nhằm tạo thiện cả...

Bạn được "định giá" bao nhiêu?

Theo chị Hồng Tâm, Giám đốc công ty tuyển dụng Harvey Nash, nhiều doanh nghiệp lớn hiện trả lương theo mô hình 3Ps của Mercer như sau: Trả lương theo vị trí (Pay for Position) : Các công ty có thang lương rõ ràng cho từng vị trí. Vị trí càng cao, yêu cầu Năng lực, Trách nhiệm cũng như Khả năng tạo giá trị cho công ty càng lớn thì tất nhiên mức lương càng cao. Trả lương theo con người (Pay for Person) : Ở cùng một vị trí, các cá nhân khác nhau vẫn có thể có mức lương khác nhau vì công ty sẽ dựa vào Thái độ và Năng lực (Kỹ năng, Khả năng, Kinh nghiệm...) để quyết định tiềm năng tương lai tương ứng với mức lương của người đó. Trả lương theo hiệu quả (Pay for Performance) : Hiệu quả công việc sẽ được xác định theo KPIs mà công ty đề ra cho từng vị trí. Đây là yếu tố quan trọng quyết định mức thưởng và tăng lương cho bạn sau từng giai đoạn. Tôi cũng rất thích câu nói của chị Tâm – Nếu bạn định giá bản thân quá cao so với thực tế, bạn sẽ bị cho là "tự cao", ngược lại là ...

Vì sao Headhunter chưa gọi bạn?

Vì bạn đang hài lòng với công việc hiện tại và chưa có nhu cầu gặp họ? Không hoàn toàn đúng. Việc Headhunter liên lạc với một người không liên quan nhiều tới nhu cầu chuyển việc của người đó mà chỉ nói lên “độ nóng” hay giá trị của họ trong thị trường tuyển dụng cao cấp. Và giá trị thị trường hiện tại có ảnh hưởng rất nhiều đối với các cơ hội sẽ đến với bạn trong tương lai, khi bạn thực sự mong muốn một bước chuyển nghề nghiệp nhưng lại hơi trễ để gia tăng giá trị thị trường. Thường xuyên làm việc với các Headhunter hàng đầu Việt Nam tại cổng thông tin Anphabe Top Headhunt, xin chia sẻ với bạn vài cách gia tăng giá trị thị trường như sau: Kiến thức và khả năng của bạn tỷ lệ thuận với tổng kiến thức và khả năng của tất cả mọi người bạn có thể liên hệ tới. Vì thế hãy có ý thức thường xuyên mở rộng network tới các mối quan hệ chuyên nghiệp và giá trị. Ai biết bạn? Muốn ai đó biết về mình, chúng ta nên chủ động xây dựng quan hệ từ trước chứ đừng chờ đến khi cần mới lo vun đắp. ...