Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính trị

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội

(TBKTSG) - 2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây. Biểu hiện của các v

Đạo đức và kinh tế thị trường

Từ khi có đổi mới (1986), Việt Nam từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất như tư bản, lao động đã phát triển từng bước. Dĩ nhiên trình độ phát triển của thị trường mới ở giai đoạn thấp, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất. Các luật lệ, quy định, nói chung là khung pháp lý phải được cải thiện, bổ sung hơn nữa để thể chế thị trường phát triển lên giai đoạn cao hơn. Nhưng mới ở giai đoạn thấp mà kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, yếu kém, méo mó, đến nỗi có người cho rằng chủ nghĩa tư bản hoang dã đang ngự trị; nếu không sửa chữa thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mà việc sửa chữa nầy, ngoài trách nhiệm, vai trò của nhà nước, đòi hỏi sự quan tâm và ý thức của toàn xã hội. Hiện nay ở Việt Nam nhiều người hiểu sai về kinh tế thị trường. Nhiều người không hiểu rằng sự giao dịch, trao đổi trong kinh tế thị trường chỉ bền vững khi chất lượng của

Thị trường và đạo đức

(TBKTSG) - Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người. Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người. Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sande

Đi tìm hướng phát triển cho Việt Nam

Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn. Một cách luận rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là quan trọng. Vấn đề của Việt Nam

Lạc lối trong tăng trưởng

Trong những tuần cuối tháng 12, chúng ta nghe nhắc nhiều đến các con số tăng trưởng GDP bình quân đầu người, rồi tăng trưởng GDP của năm 2013. Nhìn chung, con số tăng trưởng và thu nhập đầu người vẫn thu hút mối quan tâm của công chúng và chính phủ, dù người dân vẫn còn ít nhiều thắc mắc về nó. Bởi vì ở một góc độ nào đó về mức độ giàu có và tăng trưởng kinh tế. Cách đây không lâu, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu khu vực và thế giới. Ở vào thời điểm "hoàng kim" của năm 2005- 2007, chúng ta có tốc độ tăng trưởng 7-8%. Sau khi toàn cầu rơi vào khủng hoảng, mặc dù chúng ta có dấu hiệu yếu đi trong cuộc đua tăng trưởng, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Cho đến vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng của Việt Nam mới "rơi " về gần mức gọi là trung bình của khu vực Đông Á và có dấu hiệu "xuống phong độ "so với các nước có thu nhập trung bình. Thế nhưng, kết quả tăng trưởng rất

Lời cảm ơn

"Kính thưa các đồng chĩ lãnh đạo Đảng và quân đội; Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước; Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước Lào, Campuchia; Kính thưa các bạn bè quốc tế, kiều bào ở nước ngoài. Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quân đội cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của cha chúng tôi là trở về quê hương. Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng, mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo, của Đảng của với tất cả chiến sĩ đã hi sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của nước Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gì giữ mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của gia đình. Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và tuổi thọ của Đại tướng đến n

Dự đoán cơ cấu chính phủ Việt Nam sau Đại hội Đảng XI

Cơ cấu chính phủ, Đảng và Quốc hội Việt Nam sau Đại hội Đảng XI gồm: 1. Đảng Tổng bí thư: Nguyễn Phú Trọng 2. Chính phủ Thủ tướng: Nguyễn Tấn Dũng Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao): Nguyễn Thiện Nhân Phó thủ tướng: Phó thủ tướng: Hoàng Trung Hải Bộ trưởng Bộ Công An: Lê Hồng Anh Bộ trưởng Bộ Y Tế: Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Tài Chính: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng: Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Công Thương: Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Nguyễn Thị Kim Ngân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn: Cao Đức Phát 3. Quốc hội Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng

Đâu là sự thật

Câu chuyện thứ 1 “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”. Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”. Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đoàn có giá

Bình luận

"Trước hết là tư tưởng bảo thủ, vẫn kiên trì tư duy cũ, không dứt khoát từ bỏ về thực chất mô hình XHCN kiểu cũ, tìm cách ngụy trang bằng vỏ ngôn từ mới và một số điều chỉnh chi tiết. Những quan điểm bảo thủ đó được gán cho cái nhãn mác đẹp đẽ là trung thành với lý tưởng XHCN, đã bị lợi dụng cho những lợi ích phe nhóm với những đặc quyền đặc lợi phát sinh trong cơ chế thị trường. Nó hù dọa xã hội về mọi tai ương đe dọa, bóp nghẹt mọi ý kiến đòi thực hiện đúng nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, chụp cho nó mọi cái mũ xấu xa… Đ ã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích lũy ban đầu: bóc lột, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi côn

Những cơ hội bỏ lỡ và chặng đường phía trước

Giáo sư Đặng Phong:  Cái sự nghiệp Đổi Mới của Việt Nam không phải là 20 năm đâu. Nếu chỉ có 20 năm thì không nói hết Đổi Mới. Trước khi có Đổi Mới thì có hàng loạt những sự kiện dẫn tới Đổi Mới, đó là một lịch sử nữa, có thể nói đó là giai đoạn tiền sử của Đổi Mới. Ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài nghiên cứu về Đổi Mới ở Việt Nam cũng đã nhiều, tôi xin nói những hiểu biết của tôi về lĩnh vực này. Đổi Mới của Việt Nam bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Nó không bắt nguồn từ một sáng kiến của trung ương, hoặc của địa phương. Nó bắt nguồn từ một hiện tượng mà chúng tôi gọi là 'cai sữa'. Đó là hiện tượng từ sau 1975-76, Việt Nam đột ngột bị giảm sút các nguồn viện trợ từ bên ngoài vào. Viện trợ của Mỹ cho miền Nam khoảng một tỷ đô la mỗi năm đột ngột chấm dứt. Viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa và các nước thế giới thứ ba cho Miền Bắc Việt Nam và sau này cho nước Việt Nam thống nhất cũng đột ngột giảm sút từ năm 1978. Cái giảm sút này không dễ nhìn thấy như viện trợ của Mỹ. Viện tr

Làm ăn mùa đại hội, chung chi đều khó

Cứ gần đến mùa đại hội đảng, bầu cử quốc hội, hội đồng nhân dân... thì "thời tiết chính trị" nóng dần lên, hầu như nhiều hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội bị chậm lại do sự trì trệ của các cơ quan quản lý. Doanh nghiệp X mấy năm nay đeo đuổi một dự án đầu tư không lớn, chỉ vài triệu đô la Mỹ, nhưng tâm trí những người góp vốn đều háo hức. Dự án được tất cả các ban ngành ở địa phương ủng hộ hết mình vì đây là một dự án sạch về môi trường, ngành nghề đúng qui hoạch mà khi hoạt động, dự kiến vào năm tới, sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho cả nghìn người. Trong giới làm ăn, ai chẳng biết để có được sự ủng hộ ấy cũng phải gian nan tìm người  vẽ đường cho hươu chạy , tức là phải tìm ra đúng "đường dây", rồi phải vừa chạy vừa rải tiền thì mới sớm đến đích. Sau khi vượt qua hơn hai chục cửa ải và tranh thủ được toàn bộ chữ ký cùng con dấu cho đúng thủ tục, mới đây chủ đầu tư hồ hởi đến yết kiến quan đầu tỉnh với niềm tin sẽ cầm trong tay quyết định cuối cùng như