Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2011

Quan hệ sếp - nhân viên

Quan hệ sếp – nhân viên là một bộ phim dài tập, trong đó có rất nhiều tình tiết xảy ra. Cũng có lúc sếp được nhân viên yêu mến , tận tâm phò tá và hợp tác. Cũng có lúc giữa họ “cơm không lành canh không ngọt”, lúc đó sẽ xảy ra chiến tranh ngầm mà hậu quả là công việc đình trệ và ảnh hưởng đến công ty. Vì sao giữa họ lại xảy ra mâu thuẫn? Những lý do sau có thể phần nào lý giải chuyện này. Nhân viên không phục sếp Một trong những điều quan trọng đối với một nhà quản lý là được nhân viên nể trọng. Nhà quản lý giống như một vị tướng, tướng giỏi thì mới điều động binh lính thành công. Tuy nhiên, không nhất thiết người sếp phải rất giỏi mới được nhân viên nể phục, mà họ phục vì trăm ngàn lý do khác nhau. Nhân viên thường kính trọng những vị sếp làm nhiều hơn nói, đưa ra được những ý kiến, giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn nào đó... Khi Loan vừa được tuyển vào vị trí quản lý cho một bộ phận trong công ty, nhân viên những tưởng sẽ có một người sếp mới tài năng có th...

Nhà quản lý, hãy để nhân viên tự “lớn”!

Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực, và cho anh (cô) ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Sau đó, bạn làm gì tiếp theo? Để nhân viên tự tiến hành công việc và chỉ kiểm tra theo từng mốc thời gian đã định? Hay bạn sẽ liên tục gặp anh (cô) ấy và gửi email để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc?   Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, có lẽ bạn thuộc dạng nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết. Nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết là những người cầu toàn đến mức cực đoan vì luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình có trách nhiệm phải luôn thúc đẩy mọi người làm việc để đạt đến thành công. Vì thế, họ không dám phân quyền cho nhân viên. Hậu quả là họ làm nhân viên mất tự tin, suy giảm hiệu quả làm việc và cảm thấy khó chịu, đôi lúc đến mức phải nghỉ việc. Tuy nhiên, thật may mắn là luôn có những cách xác định sớm bệnh “thích kiểm soát” này ở các nhà quản lý để loại trừ nó trước khi nó gây nhiều tác hại. Còn nếu là...

Quy tắc PERMA cân bằng cuộc sống

Ai cũng mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ. Khi hạnh phúc, bạn làm việc hiệu quả hơn, mối quan hệ với mọi người xung quanh tốt đẹp hơn, và bạn cảm thấy mọi thứ thật tuyệt! Quy tắc PERMA chỉ ra cho bạn 5 yếu tố cần thiết để sống tích cực, cân bằng từ đó bạn sẽ hạnh phúc và thành công hơn trong công việc lẫn cuộc sống. Quy tắc này được Martin Sligman, một nhà tâm lý học rất có uy tín công bố rộng rãi trong quyển “Flourish” (Thành đạt) của ông – một quyển sách có tầm ảnh hường lớn xuất bản năm 2011. PERMA gồm 5 yếu tố sau: 1. Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions) Những cảm xúc tích cực có thể kế đến như cảm giác hài lòng, hạnh phúc, thỏa mãn, bình yên, vui vẻ, tràn đầy hứng khởi… Những cảm xúc này mang đến cho bạn một nguồn năng lượng tràn trề cho công việc lẫn cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn thấy mình vẫn chưa nếm trải đủ những cảm xúc tích cực trong cuộc sống, hãy ngừng lại và tự hỏi tại sao. Trước tiên, xét về khía cạnh nghề nghiệp. Bạn đã thực sự phát huy ...

CÔNG VIỆC CỦA BẠN: HÃY THỬ ĐO SỰ HÀI LÒNG!

Bạn có hào hứng với công việc đang làm hay phải “cố gắng” bước đến công ty mỗi ngày? Bạn hài lòng với vị trí hiện tại hay đó lại là điều bạn đang tìm kiếm? Chúng ta đều dành hầu hết thời gian mỗi ngày tại nơi làm việc, vì vậy đừng “nhốt” mình với một công việc không mang lại niềm vui. Hãy thử kiểm tra lại mức độ hài lòng trong công việc của bạn từ những tiêu chí sau: 1. Hướng phát triển Đây là một trong những tiêu chí quan trọng, bạn không thể hài lòng nếu công việc đó không giúp bạn phát triển và thăng tiến. Đối với một số người, sự phát triển về kiến thức và kỹ năng là quan trọng nhất; một số khác, ngoài kiến thức, sự thăng cấp mới là quan trọng. Trong cả hai trường hợp trên, sự tiến bộ - phát triển là yếu tố chính góp phần tạo nên sự thỏa mãn trong công việc.   Hãy liệt kê những kỹ năng, kiến thức mà bạn đã học hỏi được trong suốt thời gian qua, bạn sẽ có câu trả lời. Nếu bạn thấy mình vẫn dậm chân tại chỗ, đã đến lúc bạn cần nhìn lại bản thân và công việc ...

7 cách Đắc nhân tâm nơi công sở

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc. Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả: 1.    Thân thiện với mọi người Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.   2.    Giúp đỡ nhiệt tình Khi xong việc của mình, tất ...

Xây dựng lòng tin nơi sếp - Không quá khó!

Những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững đều được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc, khi được sếp tin tưởng, bạn sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi công việc đang làm. Cộng với tài năng và niềm đam mê, đây chính là cơ hội để bạn có những bước tiến mới trong sự nghiệp. Bạn cũng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi làm việc với người tin tưởng mình. Để tạo dựng lòng tin nơi sếp, trước hết bạn cần hiểu rõ phong cách quản lý của sếp. Thông thường, có hai dạng quản lý: quản lý “cầm tay chỉ việc” (micromanager) và quản lý “trao quyền” (hands off manager). Với từng phong cách quản lý, bạn hãy chọn cách làm việc phù hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tín nhiệm lẫn nhau. Quản lý “Cầm tay chỉ việc” Người quản lý dạng này luôn muốn quản lý mọi việc đến từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng bước thực hiện một dự án và sẽ tham gia vào từng công việc trong dự án đó. Họ cũng để ý đến cách nhân viên làm công việc được giao và mong muốn kết quả đạt được theo đúng tiêu...

5 bí mật về lương

Khi đi làm chúng ta rất quan tâm đến vấn đề lương bổng nhưng ít người biết rõ 5 bí mật về vấn đề quan trọng và tế nhị này để thương lượng được mức lương tốt nhất cho mình. Bí mật 1: Khoản lương của bạn không nhất thiết phản ánh năng lực và kinh nghiệm làm việc. Các công ty thường trả lương theo đúng nhu cầu của thị trường để có được ứng viên thích hợp nhất. Vì vậy, trong một thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, mức lương khởi điểm của những nhân viên mới vào làm việc có thể gần bằng hay thậm chí bằng mức lương của bạn, mặc dù bạn hơn họ về trình độ học vấn và thâm niên công tác. Một vài công ty đã tiên phong thực hiện những nghiên cứu về tính hợp lý của lương thưởng. Nếu họ thấy rằng khoảng cách giữa lương của bạn và những nhân viên mới tuyển không đủ lớn, họ có thể tăng cho bạn một khoản lớn hơn so với mức tăng theo quy định. Tuy nhiên, nhiều công ty không chủ động làm việc này và họ sẽ không làm gì trừ khi bạn trực tiếp phản ánh. Bạn nên làm gì: Luôn nắm bắt ...

Sử dụng laptop thế nào để không bị chai pin?

Đối với các thiết bị di động nói chung và laptop nói riêng thì pin là một thành phần rất quan trọng vì nếu thiếu pin thì chiếc máy tính xách tay của bạn không thể hoạt động khi tách rời nguồn điện, điều này làm mất đi tính cơ động vốn có của laptop.    Vừa cắm sạc vừa sử dụng   Vấn đề này luôn là băn khoăn của rất nhiều người sử dụng laptop. Sự thật là việc cắm sạc để sử dụng khi pin vẫn còn có hại hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi pin đã được sạc đầy, điện từ bộ sạc sẽ không đi qua pin mà đi thẳng vào nguồn của laptop, nếu sử dụng trong thời gian không quá dài thì việc này không gây ảnh hưởng gì tới tuổi thọ của pin. Nguyên nhân chủ yếu làm pin bị “chai” chủ yếu là do nhiệt trong quá trình sử dụng chứ không phải là điện như nhiều người vẫn lầm tưởng. Trong điều kiện sử dụng bình thường khi mà sự đòi hỏi về khả năng xử lý của CPU cũng như các phần cứng khác không cao thì nhiệt độ của máy vào khoảng 40 đến 50 độ C, trong điều kiện này thì pin ít bị ảnh hưởn...

Không ai không thể thay thế

(TBKTSG) - Bộ máy doanh nghiệp cũng như một đội bóng, luôn cần một huấn luyện viên và những cầu thủ giỏi, đủ sức đưa đội đến thành công. Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị và một tầm nhìn đúng, bộ máy sẽ gặp bất ổn khi một nhân viên chủ chốt ra đi. Không thể thay thế? Suốt một thời gian dài sau khi huấn luyện viên người Bồ Đào Nha Jose Mourinho chia tay Câu lạc bộ Bóng đá Chelsea, hình ảnh của ông vẫn hằn sâu trong tâm trí những cổ động viên trung thành của đội bóng thành London. Họ chưa thể quên được “người đặc biệt” vì chính ông, với sự đầu tư hào phóng của tỉ phú người Nga Roman Abramovich đã đưa Chelsea từ một đội bóng thường thường bậc trung của giải bóng đá ngoại hạng Anh lên một đẳng cấp mới, trở thành một thế lực không chỉ ở trong nước mà còn trên đấu trường châu lục. Những người sau đó được chọn để thay thế cho vị trí của Mourinho như Avram Grant, “bố già” Felipe Scolari hay “phù thủy” Guus Hiddink vẫn không làm yên lòng các cổ động viên Chelsea. Thậm chí có những lúc giới t...

Câu chuyện định giá thương hiệu

(TBKTSG) - Những câu chuyện mua bán, khiếu kiện liên quan đến thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước thường chỉ được nhắc đến trong những lúc trà dư tửu hậu, chưa trở thành những bài học kinh nghiệm. Việc định giá thương hiệu, để thương hiệu trở thành tài sản của doanh nghiệp, vẫn đang chờ một cơ sở pháp lý. Những câu chuyện cũ Cách đây nhiều năm, việc hãng Unilever mua lại thương hiệu kem đánh răng P/S với giá 5 triệu đô la Mỹ và Colgate mua Dạ Lan với giá 3 triệu đô la đã gây xôn xao dư luận. Năm 1999, chủ nhãn hiệu kẹo dừa Bến Tre, bà Hai Tỏ, đã phải lặn lội sang Trung Quốc khiếu kiện một doanh nghiệp xứ này lấy thương hiệu của mình để đăng ký bảo hộ cho sản phẩm kẹo dừa xuất khẩu. Năm 2001, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để lấy lại thương hiệu do một Việt kiều ở Mỹ đã đăng ký nhãn hiệu này trước đó. Những câu chuyện trên vẫn chưa thể gợi ra những mối quan tâm về thương hiệu từ phía cơ quan quản lý trong thời gian gần đây. Một số doanh nghiệp ...

Độc nhất hay tốt nhất?

(TBKTSG) - Trong buổi hội thảo “Cạnh tranh và chiến lược công ty ngày nay” vừa được tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 11, Giáo sư Michael Porter cho rằng xu hướng tự nhiên của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp là mong muốn làm sao trở thành công ty tốt nhất trong lĩnh vực của mình - một công ty đóng tàu tốt nhất, một ngân hàng tốt nhất, một công ty thực phẩm tốt nhất…Thế nhưng đó lại là một cái bẫy. Ông lập luận rằng trong cạnh tranh, không có công ty nào là tốt nhất trong bất kỳ ngành nào. Công ty tốt nhất phụ thuộc vào nhu cầu mà người tiêu dùng muốn đáp ứng, trong khi nhu cầu thì rất khác nhau. Do đó, khi tính đến chiến lược, chúng ta không chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để trở thành tốt nhất mà nên nghĩ sao để mình trở thành độc nhất… Vậy thì gắn với bối cảnh kinh doanh trong thời điểm hiện tại, liệu các doanh nghiệp Việt Nam có nên từ bỏ mục tiêu trở thành công ty tốt nhất để trở nên độc nhất? Trước hết, hãy thử đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Độc nhất để làm gì?”. Rõ ràng độc nhất ...

Tiếp thị số: hiểu để làm đúng

(TBKTSG) - Năm 2010, Việt Nam có hơn 30 triệu người sử dụng Internet. Đó là con số đáng quan tâm cho những doanh nghiệp muốn sử dụng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số cho chiến lược tiếp thị của mình. Việc tiếp thị qua phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị qua công cụ tìm kiếm, qua e-mail, qua điện thoại di động... ngày càng trở nên thông dụng với những người xây dựng chiến lược tiếp thị. Theo Wikipedia, “tiếp thị số là hoạt động xúc tiến khuếch trương thương hiệu sử dụng các hình thức kênh quảng cáo số đến với người tiêu dùng...”. Với định nghĩa truyền thống này, các hình thức tiếp thị số thông dụng bao gồm: quảng cáo bảng hiệu, quảng cáo trưng bày, quan hệ công chúng trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tiếp thị công cụ tìm kiếm trả tiền theo nhấp chuột, tiếp thị phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị bằng trang web, điện thoại di động, e-mail... Tuy nhiên để hoạt động tiếp thị số thật sự hiệu quả và đi vào tâm trí của khách hàng, các thông điệp truyền thông số và ...

Quản trị công ty ở Việt Nam: chỉ mới ở mức sơ khai

(TBKTSG Online) - Một báo cáo kết quả khảo sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới được công bố ngày 14-12 tại TPHCM cho thấy, tình hình quản trị công ty tại Việt Nam chỉ ở mức sơ khai. Khảo sát này được thực hiện trên 100 công ty niêm yết lớn nhất trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HXN) và TP.HCM (HOSE), chiếm hơn 90% tổng giá trị vốn hoá thị trường trên cả hai sở giao dịch chứng khoán. Kết quả khảo sát cho thấy tình hình thực hiện thông lệ tốt về quản trị công ty của doanh nghiệp đạt ở mức dưới trung bình (43,9%). Kết quả này dựa trên 5 lĩnh vực khảo sát, gồm quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đông, vai trò của các bên liên quan, minh bạch thông tin, và trách nhiệm của hội đồng quản trị. Trong năm lĩnh vực trên, các công ty Việt Nam được đánh giá tuân thủ tốt việc đối xử công bằng với cổ đông (65,1%), nhưng lại tệ trong việc thực hiện quyền của các bên có quyền lợi liên quan (29,2%), trách nhiệm của hội...

Một số sơ suất khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

(TBKTSG) - Đơn phương chấm dứt mối quan hệ lao động với người lao động (NLĐ) một cách có tình, có lý không phải chuyện dễ dàng cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) nói chung và các trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự nói riêng (được gọi chung là “cán bộ nhân sự”). Trong khi yếu tố “có tình” có thể tùy theo nhận định của mỗi người ở từng góc độ, hoàn cảnh khác nhau thì yếu tố “có lý” lại đòi hỏi sự thông hiểu pháp luật một cách tường tận, cũng như vận dụng nó trong tình huống thực tế một cách chuẩn xác. Dưới đây là những sơ suất phổ biến mà các cán bộ nhân sự thường mắc phải khi thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ. Lý do hợp pháp để chấm dứt HĐLĐ Trong những lý do hợp pháp mà NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, có một số lý do thật sự khó khăn để chứng minh, và cũng là những trường hợp mà NSDLĐ dễ sơ suất nhất. Trường hợp chấm dứt HĐLĐ với lý do “Thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ”. Sơ suất phổ biến nhất của ...