Quan hệ sếp – nhân viên là một bộ phim dài tập, trong đó có rất nhiều tình tiết xảy ra. Cũng có lúc sếp được nhân viên yêu mến,
tận tâm phò tá và hợp tác. Cũng có lúc giữa họ “cơm không lành canh
không ngọt”, lúc đó sẽ xảy ra chiến tranh ngầm mà hậu quả là công việc
đình trệ và ảnh hưởng đến công ty. Vì sao giữa họ lại xảy ra mâu thuẫn?
Những lý do sau có thể phần nào lý giải chuyện này.
Nhân viên không phục sếp
Một trong những điều quan trọng đối với một nhà quản lý là được nhân viên nể trọng. Nhà quản lý giống như một vị tướng, tướng giỏi thì mới điều động binh lính thành công. Tuy nhiên, không nhất thiết người sếp phải rất giỏi mới được nhân viên nể phục, mà họ phục vì trăm ngàn lý do khác nhau. Nhân viên thường kính trọng những vị sếp làm nhiều hơn nói, đưa ra được những ý kiến, giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn nào đó...
Khi Loan vừa được tuyển vào vị trí quản lý cho một bộ phận trong công ty, nhân viên những tưởng sẽ có một người sếp mới tài năng có thể lãnh đạo họ và khiến họ nể phục. Nhưng đã 4 tháng trôi qua, những gì Loan đạt được là sự cô lập hoàn toàn với đồng nghiệp trong chính đội nhóm của mình. Lý do cũng vì nói nhiều hơn làm, huênh hoang, tự mãn, tỏ vẻ là sếp... nhưng như thế cũng chưa là gì so với việc Loan vẫn chưa làm được gì chứng tỏ được năng lực của mình ngoài những hành động ngớ ngẩn của mình.
Khen thưởng không công minh
Dẫu biết làm sếp là phải khen thưởng nhân viên khi họ đạt được thành tích tốt. Nhưng khen như thế nào để nhân viên khác không cảm thấy mình kém cỏi cũng là việc quan trọng. Nếu nhân viên nào đó đạt thành tích thật sự xuất sắc, thì việc tuyên dương trước đội nhóm không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu chỉ là những thành tích nho nhỏ thì không nên. Có chăng chỉ là sự động viên, khích lệ giữa sếp và nhân viên đó.
Việc Loan thường xuyên khen ngợi một nhân viên với một nhân viên cùng cấp khác khiến cho cả hai đều không vui. Nhân viên được khen thì cảm thấy ngượng với chính mình và các đồng nghiệp khác; anh thường tâm sự rằng “Việc đó có gì đâu mà phải khen, chỉ là công việc thường ngày thôi mà. Không biết sếp có khen mình thật lòng không nữa?” Còn nhân viên đồng cấp thì cảm thấy bất mãn “Tại sao sếp lại khen anh đó trước mặt mình như vậy? Có phải ý sếp muốn nói là mình làm việc kém hiệu quả?”
Khi sếp là Mr.Bean
Chắc hẳn hầu hết mọi người ở Việt Nam đều đã không ít lần xem bộ phim Mr. Bean. Lúc đầu có lẽ mọi người cũng hứng thú và vui cười vì những hành động ngộ nghĩnh của nhân vật chính, nhưng càng về sau người xem càng thấy có gì không ổn ở nhân vật này.
Loan cũng vậy, đã không ít lần nhân viên của cô cảm thấy cô giống như Mr. Bean. Khi Loan nêu ra vấn đề gì thì hình như là chỉ cho vui, mà không đưa ra được giải pháp tích cực nào. Những gì bây giờ Loan nói đối với nhân viên chỉ là “nước chảy lá môn”, vì họ nhận thấy chúng không có giá trị. Và càng nói Loan càng lộ ra phần Mr. Bean của mình. Mọi người trong nhóm và các đồng nghiệp khác tự hỏi liệu Loan có nhận ra điều đó hay không?
Không biết trong thời gian tới công ty Loan sẽ ra sao, vì cứ tình hình này công ty cũng loạn mất bởi sự bất mãn của nhân viên. Các nhân viên ở những bộ phận khác nhìn vào nhóm của Loan cũng lo ngại vì không biết điều tương tự có xảy ra với bộ phận mình không.
Nhân viên không phục sếp
Một trong những điều quan trọng đối với một nhà quản lý là được nhân viên nể trọng. Nhà quản lý giống như một vị tướng, tướng giỏi thì mới điều động binh lính thành công. Tuy nhiên, không nhất thiết người sếp phải rất giỏi mới được nhân viên nể phục, mà họ phục vì trăm ngàn lý do khác nhau. Nhân viên thường kính trọng những vị sếp làm nhiều hơn nói, đưa ra được những ý kiến, giải pháp có giá trị cho một vấn đề khó khăn nào đó...
Khi Loan vừa được tuyển vào vị trí quản lý cho một bộ phận trong công ty, nhân viên những tưởng sẽ có một người sếp mới tài năng có thể lãnh đạo họ và khiến họ nể phục. Nhưng đã 4 tháng trôi qua, những gì Loan đạt được là sự cô lập hoàn toàn với đồng nghiệp trong chính đội nhóm của mình. Lý do cũng vì nói nhiều hơn làm, huênh hoang, tự mãn, tỏ vẻ là sếp... nhưng như thế cũng chưa là gì so với việc Loan vẫn chưa làm được gì chứng tỏ được năng lực của mình ngoài những hành động ngớ ngẩn của mình.
Khen thưởng không công minh
Dẫu biết làm sếp là phải khen thưởng nhân viên khi họ đạt được thành tích tốt. Nhưng khen như thế nào để nhân viên khác không cảm thấy mình kém cỏi cũng là việc quan trọng. Nếu nhân viên nào đó đạt thành tích thật sự xuất sắc, thì việc tuyên dương trước đội nhóm không có gì phải bàn cãi. Nhưng nếu chỉ là những thành tích nho nhỏ thì không nên. Có chăng chỉ là sự động viên, khích lệ giữa sếp và nhân viên đó.
Việc Loan thường xuyên khen ngợi một nhân viên với một nhân viên cùng cấp khác khiến cho cả hai đều không vui. Nhân viên được khen thì cảm thấy ngượng với chính mình và các đồng nghiệp khác; anh thường tâm sự rằng “Việc đó có gì đâu mà phải khen, chỉ là công việc thường ngày thôi mà. Không biết sếp có khen mình thật lòng không nữa?” Còn nhân viên đồng cấp thì cảm thấy bất mãn “Tại sao sếp lại khen anh đó trước mặt mình như vậy? Có phải ý sếp muốn nói là mình làm việc kém hiệu quả?”
Khi sếp là Mr.Bean
Chắc hẳn hầu hết mọi người ở Việt Nam đều đã không ít lần xem bộ phim Mr. Bean. Lúc đầu có lẽ mọi người cũng hứng thú và vui cười vì những hành động ngộ nghĩnh của nhân vật chính, nhưng càng về sau người xem càng thấy có gì không ổn ở nhân vật này.
Loan cũng vậy, đã không ít lần nhân viên của cô cảm thấy cô giống như Mr. Bean. Khi Loan nêu ra vấn đề gì thì hình như là chỉ cho vui, mà không đưa ra được giải pháp tích cực nào. Những gì bây giờ Loan nói đối với nhân viên chỉ là “nước chảy lá môn”, vì họ nhận thấy chúng không có giá trị. Và càng nói Loan càng lộ ra phần Mr. Bean của mình. Mọi người trong nhóm và các đồng nghiệp khác tự hỏi liệu Loan có nhận ra điều đó hay không?
Không biết trong thời gian tới công ty Loan sẽ ra sao, vì cứ tình hình này công ty cũng loạn mất bởi sự bất mãn của nhân viên. Các nhân viên ở những bộ phận khác nhìn vào nhóm của Loan cũng lo ngại vì không biết điều tương tự có xảy ra với bộ phận mình không.
Nhận xét
Đăng nhận xét