Chuyển đến nội dung chính

Xây dựng lòng tin nơi sếp - Không quá khó!

Những mối quan hệ tốt đẹp và bền vững đều được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Trong công việc, khi được sếp tin tưởng, bạn sẽ có cơ hội mở rộng phạm vi công việc đang làm. Cộng với tài năng và niềm đam mê, đây chính là cơ hội để bạn có những bước tiến mới trong sự nghiệp. Bạn cũng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi làm việc với người tin tưởng mình.
Để tạo dựng lòng tin nơi sếp, trước hết bạn cần hiểu rõ phong cách quản lý của sếp. Thông thường, có hai dạng quản lý: quản lý “cầm tay chỉ việc” (micromanager) và quản lý “trao quyền” (hands off manager). Với từng phong cách quản lý, bạn hãy chọn cách làm việc phù hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tín nhiệm lẫn nhau.


Quản lý “Cầm tay chỉ việc”
Người quản lý dạng này luôn muốn quản lý mọi việc đến từng chi tiết. Họ muốn biết rõ từng bước thực hiện một dự án và sẽ tham gia vào từng công việc trong dự án đó. Họ cũng để ý đến cách nhân viên làm công việc được giao và mong muốn kết quả đạt được theo đúng tiêu chuẩn họ đặt ra.
Xây dựng lòng tin nơi người quản lý “Cầm tay chỉ việc” cần có thời gian và sự kiên trì. Khi bạn hoàn thành tốt công việc đúng như mong đợi của sếp và hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình thực hiện, sếp sẽ ngày càng tin tưởng bạn hơn. Để được vậy, bạn cần:

-    Rõ ràng trong công việc: trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào, bạn cần hiểu sếp bạn muốn kết quả công việc ra sao và bàn bạc trước với sếp cách thức bạn sẽ làm. Trong quá trình làm việc bạn nên copy sếp trong từng email liên quan đến công việc trên, hay cập nhật với sếp tiến độ của công việc. Khi gặp khó khăn, bạn nên hỏi ý kiến sếp để chọn giải pháp phù hợp. 

-    Cẩn thận trong từng chi tiết: vì sếp bạn là người chi tiết nên bạn cần đảm bảo chất lượng công việc của mình từ những phần nhỏ nhất. Đặc biệt với các hợp đồng hay những con số, bạn nên kiểm tra cẩn thận để không gặp phải những sai sót nhầm lẫn không đáng có.



Quản lý “Trao quyền”
Những nhà quản lý theo dạng này thường ít can thiệp vào cách bạn làm việc, miễn là trong thời hạn được giao bạn mang lại kết quả như mong đợi. Với cách quản lý này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tự do hơn trong công việc. Tuy nhiên, được trao quyền không đồng nghĩa với việc sếp tin tưởng bạn. Niềm tin sẽ được xây dựng khi bạn:

-    Hứa được làm được: sếp dạng này luôn đánh giá cao nếu bạn hoàn thành công việc trước thời hạn được giao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Vì vậy, hãy khéo léo sắp xếp thời gian sao cho không bao giờ trễ hẹn với sếp. 


-    Cập nhật thông tin: tuy sếp không can thiệp vào cách bạn làm việc nhưng bạn cũng cần cập nhật cho sếp những vấn đề quan trọng hay những khó khăn bạn gặp phải và cách bạn giải quyết những khó khăn này. Dù không phải là người chi tiết nhưng chắc chắn sếp bạn muốn biết những gì đang xảy ra trong nhóm của mình.



Tùy theo cách quản lý của sếp, bạn sẽ có những điều chỉnh phù hợp trong cách làm việc để sếp tin tưởng bạn hơn. Tuy nhiên, dù sếp bạn thuộc dạng quản lý nào, lòng tin của họ dành cho bạn cũng sẽ mất dần nếu bạn:

-    Ngồi lê đôi mách: Bạn có hay than phiền về công ty về đồng nghiệp? Bạn có hay nhận xét về sếp, đồng nghiệp hay về công ty trên các mạng xã hội như Facebook hay Twitter? Hãy cẩn thận vì thế giới rất nhỏ và bạn không bao giờ biết được có lúc sếp bạn có thể đọc được những lời này. 


-    Thiếu tinh thần đồng đội: khi bạn chỉ quan tâm đến công việc của mình mà không để ý giúp đỡ và hỗ trợ đồng nghiệp, sếp cũng khó lòng tin tưởng và giao cho bạn những dự án lớn hơn cần sự hợp tác của cả nhóm. 


-    Thiếu tinh thần trách nhiệm: khi bạn không toàn tâm toàn ý cho việc bạn làm thì chắc chắn kết quả bạn mang về sẽ không như sếp mong đợi. Không chủ động mở rộng phạm vi công việc, bạn sẽ không thể chứng minh cho sếp thấy năng lực của mình để sếp có thể tin tưởng bạn hơn.



Tuy nhiên, không phải sếp nào cũng xứng đáng với những nỗ lực của bạn. Nếu không may sếp bạn là người thiên vị, lợi dụng, không có năng lực hay xem thường nhân viên, dù bạn có cố gắng hết mình thì họ cũng không công nhận bạn. Đã đến lúc tìm kiếm cho mình một cơ hội tốt hơn! 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,