Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

Nhiều người bức xúc quá có phản ứng mạnh. Nhưng như con cá nằm trên lưới, càng giẫy giụa càng đau đớn. Nên sau mỗi hồi mệt mỏi cũng đến lúc nằm im "makeno". Cạn kiệt niềm tin Cũng khoảng giờ này năm ngoái, khi mới chân ướt chân ráo trở về, sau khi có trải nghiệm thực tế, tôi có viết một bài báo nhỏ có tiêu đề: Câu chuyện của niềm tin. Đại thể, tôi kể lại những va chạm thực tế để thấy rằng, mất niềm tin đang là cái đáng lo ngại nhất trong xã hội Việt Nam dưới con mắt của người mới nhập cuộc. Vì thiếu niềm tin nên mọi việc bỗng trở nên khó khăn và tốn kém gấp bội. Cuộc sống bỗng trở nên toàn màu xám. Con người căng thẳng, hiệu năng làm việc thấp vì hợp tác kém, mà lý do chính là không tin nhau, nên dành thời gian kiểm soát nhau thay vì phối hợp làm việc chung. Ngay lúc đó, tôi đã nhận ra rằng: Một trong những vấn đề lớn nhất mà xã hội này phải đương đầu là sự mất niềm tin trầm trọng. Niềm tin giữa người dân và chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp

Bất ổn kinh tế và vấn đề xã hội

(TBKTSG) - 2013 là năm thứ năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rơi vào suy giảm. Mặc dù lạm phát không còn là nỗi ám ảnh thường trực như trong giai đoạn 2007-2008 hay 2011, song nền kinh tế trong năm 2013 không chỉ tăng trưởng chậm (ước đạt 5,4%) mà còn tỏ ra thiếu sức sống, thậm chí suy kiệt, thể hiện qua con số trung bình gần 5.000 doanh nghiệp dân doanh giải thể hay dừng hoạt động mỗi tháng. Cũng trong năm 2013, các chương trình tái cấu trúc được triển khai chậm chạp và thiếu hiệu quả, làm cho hy vọng về sự phục hồi tăng trưởng ngày càng trở nên xa vời. Trong bối cảnh này, có thể thấy trước rằng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ trong năm 2014 vẫn sẽ là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng kinh tế. Trong khi bị chi phối bởi vô số các ưu tiên trước mắt, đặc biệt là các vấn đề kinh tế, người ta có thể không đánh giá hết được hệ lụy của nhiều vấn đề xã hội đã đặc biệt trở nên nhức nhối trong mấy năm gần đây. Biểu hiện của các v

Đạo đức và kinh tế thị trường

Từ khi có đổi mới (1986), Việt Nam từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường. Thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố sản xuất như tư bản, lao động đã phát triển từng bước. Dĩ nhiên trình độ phát triển của thị trường mới ở giai đoạn thấp, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất. Các luật lệ, quy định, nói chung là khung pháp lý phải được cải thiện, bổ sung hơn nữa để thể chế thị trường phát triển lên giai đoạn cao hơn. Nhưng mới ở giai đoạn thấp mà kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã bộc lộ nhiều mặt tiêu cực, yếu kém, méo mó, đến nỗi có người cho rằng chủ nghĩa tư bản hoang dã đang ngự trị; nếu không sửa chữa thì Việt Nam sẽ chẳng bao giờ có kinh tế thị trường đúng nghĩa. Mà việc sửa chữa nầy, ngoài trách nhiệm, vai trò của nhà nước, đòi hỏi sự quan tâm và ý thức của toàn xã hội. Hiện nay ở Việt Nam nhiều người hiểu sai về kinh tế thị trường. Nhiều người không hiểu rằng sự giao dịch, trao đổi trong kinh tế thị trường chỉ bền vững khi chất lượng của

Thị trường và đạo đức

(TBKTSG) - Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mọi sinh hoạt, mọi hàng hóa, mọi dịch vụ dường như ngày càng “thương mại hóa”, đã nổi lên nhiều ưu tư về sự suy thoái đạo đức của xã hội lẫn con người. Có người giải thích sự kiện này với khẳng định: Thị trường khiến con người tham lam hơn, xấu xa hơn. Song, như nhiều học giả đã lý luận: Lòng tham thì vô bờ bến, những tính xấu của con người thì đã có từ khi loài người xuất hiện trên địa cầu, và chắc chắn sẽ tiếp tục cho đến ngày tận thế, trong bất cứ thể chế chính trị hoặc kinh tế nào. Thế nên, đi tìm lý do của sự suy kiệt đạo đức (nếu có) đặc thù của kinh tế thị trường thì phải đưa bằng chứng là hiện tượng ấy gắn liền với những đặc tính cá biệt của thị trường, chứ không phải chỉ vì bản tính chung chung của loài người. Vài năm gần đây, người có nhiều đóng góp nhất về vấn đề này có lẽ là Michael Sandel, Giáo sư triết học của Đại học Harvard. Khởi điểm lý luận của Sande

Sự dịch chuyển của ngành quảng cáo

Xu hướng digital Tổng giám đốc công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Quốc tế (ICP) Phan Quốc Công cho hay công ty ông đã bắt đầu quảng cáo digital bốn năm về trước khi nhận thấy người tiêu dùng truy cập internet ngày càng nhiều. Ngân sách tiếp thị của ICP được chia theo tỷ lệ 70 – 20 – 10, theo đó 70% được thực hiện trên các phương tiện đã được chứng minh hiệu quả, thông thường là truyền hình, 20% chạy trên các kênh mới và có thể đo lường được hiệu quả, và 10% còn lại là dùng cho các chiến dịch “mới và chưa đo lường được”. Theo ông Công, một chiến dịch của ICP quảng cáo trên truyền hình ngốn hết 1 triệu đô la Mỹ “là chuyện bình thường”. Trong khi đó, công ty thực hiện một chiến dịch trên internet thì chỉ bằng khoảng 1/10, tức khoảng 100.000 đô la Mỹ. Động thái của một công ty tiêu khá nhiều tiền cho các chiến dịch tiếp thị như ICP đang cho thấy một xu hướng của ngành quảng cáo. Rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường, lớn có, nhỏ có đã nhòm ngó đến quảng cáo digital, bao gồm cả quảng cáo t

Đi tìm hướng phát triển cho Việt Nam

Việt Nam chọn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm mô hình phát triển. Trong hơn thập kỷ kể từ khi quyết định đường hướng phát triển này, nhiều điểm tích cực của kinh tế thị trường đã được phát huy đem lại mức tăng trưởng kinh tế khá cao để đưa một phần rất lớn người dân Việt Nam - thoát khỏi đói nghèo - nỗi ám ảnh gần như trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, những mặt trái hay khuyết tật của thi trường không được xử lý bằng những cách thức đúng đắn; những trục trặc khi Nhà nước can thiệp hay làm thay thị trường đang làm cho các vấn đề như: Bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm, tham nhũng, lãng phí, băng hoại đạo đức và các mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng hơn. Một cách luận rõ ràng về kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nền tảng khoa học trong xu thế thời đại ngày nay làm cơ sở giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định hướng phát triển dài hạn cho Việt Nam là quan trọng. Vấn đề của Việt Nam

Lạc lối trong tăng trưởng

Trong những tuần cuối tháng 12, chúng ta nghe nhắc nhiều đến các con số tăng trưởng GDP bình quân đầu người, rồi tăng trưởng GDP của năm 2013. Nhìn chung, con số tăng trưởng và thu nhập đầu người vẫn thu hút mối quan tâm của công chúng và chính phủ, dù người dân vẫn còn ít nhiều thắc mắc về nó. Bởi vì ở một góc độ nào đó về mức độ giàu có và tăng trưởng kinh tế. Cách đây không lâu, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng hàng đầu khu vực và thế giới. Ở vào thời điểm "hoàng kim" của năm 2005- 2007, chúng ta có tốc độ tăng trưởng 7-8%. Sau khi toàn cầu rơi vào khủng hoảng, mặc dù chúng ta có dấu hiệu yếu đi trong cuộc đua tăng trưởng, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm tăng trưởng cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực. Cho đến vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng của Việt Nam mới "rơi " về gần mức gọi là trung bình của khu vực Đông Á và có dấu hiệu "xuống phong độ "so với các nước có thu nhập trung bình. Thế nhưng, kết quả tăng trưởng rất