Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Món ăn bài thuốc cho người tiểu đường

Dùng các nguyên liệu gồm: tang thầm (quả dâu tằm tươi) 20 gr, rau cần 100 gr, thịt heo nạc 100 gr, nấm rơm 30 gr, vài lát gừng tươi, hành tươi, dầu ăn, gia vị, một chút rượu, nước tương. Cách chế biến: rửa sạch tang thầm, dùng nước sạch để ngâm; rau cần lấy lá non, rửa sạch, cắt đoạn ngắn; thịt nạc rửa sạch, cắt lát vuông; nấm rơm rửa sạch bỏ cuống, cắt làm đôi. Bắc chảo lên bếp cho dầu vào đến khi nóng, cho gừng, hành phi thơm, cho thịt vào xào đến ngả màu, thêm rượu và nước tương đảo đều, thêm tang thầm, rau cần, nấm rơm và nước. Khi sôi chuyển qua lửa nhỏ nấu thêm mươi phút, nêm nếm gia vị. Món này có công dụng bổ thận, ích khí huyết, dùng thích hợp cho người bệnh tiểu đường cao huyết áp nhẹ. 100 gr cải bẹ xanh, 100 gr đậu hũ, 10 gr thạch hộc (một vị thuốc), gừng tươi lát 5 gr, hành tươi cắt đoạn và các gia vị. Cải bẹ rửa sạch, cắt ngắn, đậu hũ cắt miếng vuông; thạch hộc rửa sạch, rồi thêm nước nấu lấy nước cốt. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu ăn vào cho nóng, cho gừng, hành phi thơm, t

Cẩn trọng khi dùng nước tăng lực

Cơ quan An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường và lao động Pháp (ANSES) vừa ra cảnh báo về những nguy cơ khi dùng nước tăng lực một cách bừa bãi. Loại thức uống này, tùy theo nhãn hàng mà thành phần khác nhau, nhưng hầu hết đều chứa caffeine, taurine và một số loại vitamine. Theo ANSES, trung bình mỗi lon/chai nước tăng lực có thể chứa lượng caffeine tương đương từ 2 - 5 tách cà phê expresso 50 ml. Từ tháng 6.2012 đến nay đã có 257 trường hợp được các bác sĩ tại Pháp báo cáo với ANSES do nghi ngờ bệnh nhân bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau khi uống nước tăng lực, bao gồm những vấn đề về tim mạch (tức thở, đau ngực, tăng nhịp tim, cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, ngưng tim...), tâm lý - hành vi hoặc thần kinh (dễ nóng giận, căng thẳng, lo lắng, hoảng loạn, ảo giác, động kinh, rối loạn giấc ngủ...). Ít nhất 12% số ca nói trên được các chuyên gia xác nhận liên quan trực tiếp đến nước tăng lực. Báo Le Figaro dẫn một báo cáo công bố hồi đầu năm 2013 của Bộ Y tế Mỹ cho biết chỉ riêng năm 20

Lợi ích xã hội của khoa học nhân văn

Dạy các khoa học nhân văn có phải là một thứ chơi sang mà các xã hội chúng ta không còn có thể tự ban cho mình được nữa? Nữ triết học Mỹ Martha Nussbaum trả lời rằng ngược lại, trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu hóa về kinh tế, các khoa học nhân văn có một lợi ích xã hội và chính trị. Trong cuốn sách "Not for profit", Martha Nussbaum, nhà nữ triết học Mỹ trình bày, bàn biện hộ cho một quan niệm nhất định về giáo dục và các khoa học nhân văn dựa trên các tác phẩm về giáo dục đại học của bà như Upheavals of Thought (Oxford, Cambridge University Press, 1986) hay Cultivating Humanity (Cambridge, Harvard University Press, 1997). Nhưng lần này, trong "Not for profit", bà sử dụng một giọng nói khác: kiên quyết, rõ ràng, sẵn sàng cho tranh luận công khai. Một cuộc khủng hoảng của khoa học nhân văn? Với tư cách này, cuốn sách nằm trong một bối cảnh của Hoa Kỳ vốn tràn ngập những tiểu luận và bài viết tranh luận về số phận của các khoa học nhân văn trong thời khủng

Lý tưởng giáo dục Humboldt: Mô hình hay huyền thoại? (Bùi Văn Nam Sơn)

Yếu tố trung tâm trong triết lý giáo dục của Humboldt là việc đào luyện nhân cách một cách toàn diện và khuyến khích phát triển cá tính thông qua việc đào tạo (văn hóa) tổng quát. Lý thuyết giáo dục tân-nhân bản này kiên quyết không nhượng bộ trước áp lực của mọi thế lực chính trị và kinh tế, khẳng định nhiệm vụ then chốt của nhà trường là “đào tạo con người còn nhỏ trở thành con người trưởng thành. Người còn thì của hãy còn… Trước hết, xin ôn lại một chút lịch sử để hiểu hơn con người và đường lối giáo dục của Wilhelm von Humboldt, nhân vật trung tâm của Kỷ yếu lần này. Năm 1807, nước Phổ (một phần quan trọng của nước Đức ngày nay) hầu như trắng tay. Hegel còn kịp đứng từ ban công nhà mình nhìn thấy Napoléon cưỡi ngựa vào chiếm lĩnh và thị sát thành phố Jena như thấy… “Tinh thần-thế giới đang tụ lại ở một điểm”, rồi vội vã ôm bản thảo quyển Hiện tượng học Tinh thần còn chưa ráo mực lánh nạn trước khi quân Pháp vào cướp phá thành phố. Với hòa ước Tilsit (1807), Phổ mất hết phần l

Hoạt động nghiên cứu ở viện đại học

"Cam kết của Hoa Kỳ đối với hoạt động nghiên cứu ở viện đại học Các viện đại học nghiên cứu đã tỏ ra là môi trường thực sự hữu ích cho công việc sáng tạo đến mức thật dễ dàng quên mất rằng nó không phải lúc nào cũng là một đặc điểm của giáo dục đại học Hoa Kỳ. Các trường đại học thuộc địa, bao gồm Harvard, William & Mary, Columbia, Princeton, và Yale, ban đầu được sáng lập như là những cơ sở giảng dạy cho những đối tượng có chọn lọc. Vào thế kỷ 19, khi đất nước điều chỉnh theo những nhu cầu của một quốc gia độc lập, các viện đại học thu nhận nhiều thành viên hơn và mở mang quy mô. Nhưng ngoại trừ các cơ sở giáo dục được chính quyền liên bang cấp đất, thành lập theo Đạo luật Morrill 1862, vốn có thêm một số trách nhiệm nghiên cứu nông nghiệp và hướng ra công chúng, các viện đại học chủ yếu vẫn là các cơ sở giảng dạy trong suốt 75 năm đầu của thế kỷ 19. Điều đó nhanh chóng thay đổi với việc thành lập Viện Đại học Johns Hopkins vào năm 1876. Lấy phần lớn từ mô hình các viện đ

Tạo Dựng Tương Lai (Phần 2)

Chi phí giáo dục đại học… “Nếu quý vị cho rằng chi phí giáo dục như thế là quá cao thì hãy cân nhắc cái giá phải trả cho sự ngu dốt,” Ann Landers và các đồng sự lưu ý mọi người. Đây là một câu nói chứa nhiều hàm ý, một lời nhắc nhở hữu ích. Tất nhiên, không có gì đảm bảo rằng đầu tư cho giáo dục làm giảm những hậu quả trùng điệp của sự ngu dốt, nhưng những so sánh như vậy là nghiêm chỉnh. California và Florida đầu tư nhiều tiền của để tống giam tội phạm hơn là để giáo dục số dân ở độ tuổi học đại học của mình. Số tù nhân ở California tăng từ 19.000 cách đây hai thập kỷ lên 150.000 ở thời điểm hiện tại. Trong hai mươi năm qua, tiểu bang này đã xây dựng hai mươi mốt nhà tù mới nhưng chỉ xây thêm có một viện đại học. Khoản ngân sách của tiểu bang dành cho hệ thống giáo dục đại học - từng được xem là tốt nhất thế giới - đã giảm từ 12,5% trong năm 1990 xuống còn 8% trong năm 1997. Trong cùng khoảng thời gian đó, ngân khoản dành cho hệ thống trại cải tạo tăng thêm 4,5%, đạt 9,4%, bằng vớ

Tạo Dựng Tương Lai

Nửa thế kỷ phát triển vũ bão thời hậu chiến của Thế chiến thứ Hai thế kỷ 20, nền đại học Hoa Kỳ, tuy ‘sinh sau nở muộn’ so với nền đại học lâu đời của châu Âu, nhưng đã có một sự phát triển “thần thoại” trong lịch sử như chuyện thần thoại Thánh Gióng Việt Nam, cung cấp cho tất cả các khu vực xã hội chuyên gia và lãnh đạo, nó “giáo dục công chúng, trau dồi thị hiếu của người dân, và đóng góp cho sự vững mạnh của quốc gia vì nó nuôi dưỡng và đào luyện từng thế hệ những kiến trúc sư, những họa sĩ, những tác giả, nhà lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ sư, nông gia, luật sư, bác sĩ, thi sĩ, khoa học gia, nhà hoạt động xã hội, và những nhà giáo…”. Nhưng điều muốn nói ở đây là nền đại học Hoa Kỳ đã tạo ra những học giả lỗi lạc về giáo dục đại học. Sẽ khó mà hình dung được sự phát triển đại học Hoa Kỳ nếu không có các vị chủ tịch lãnh đạo này. Đại học Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới, và sức tự trị cũng mạnh mẽ nhất thế giới, cho nên trách nhiệm của các vị chủ tịch lại càng lớn lao và quan trọng hơ