Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

7 thói quen của người thành đạt

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại: Lời nói dối trung thực

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại đang diễn ra đến hồi gay cấn. Các công ty sữa nội ra sức tuyên truyền các công thức sản xuất sữa, công nghệ chế biến sữa và thành phần sản xuất sữa trong nước tương đương với các loại sữa ngoại nhập khác. Các công ty sữa ngoại với ưu thế về công thức sản xuất, công nghệ chế biến, thành phần sản xuất kết hợp với trình độ quản lý và marketing thì đang mặc sức tăng giá làm cho các ông bố và bà mẹ Việt Nam mệt mỏi và đau đầu. Chọn sữa nội và sữa ngoại cho con uống là một bài toán nhiều mục tiêu mà ông bố, bà mẹ phải giải? Mục tiêu lựa chọn phải: Có các thành phấn  công thức sữa đảm bảo phù hợp với độ tuổi trẻ theo các loại công thức 1, công thức 2... Xã hội phát triển nên sinh ra nhiều loại thể trạng như trẻ béo phì, trẻ thiếu cân, trẻ không dung nạp lactose... Nuôi một đứa trẻ đủ cân đã mệt bây giờ phải nuôi làm sao không dư cân càng mệt hơn! Vụ thiếu các thành phần dinh dưỡng sữa làm cho trẻ đầu to ở Tàu vừa kết thúc thì đến vụ sữa có melamin trên toàn

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

"... Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố… Xin hãy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất… Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách…nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cá

GROW – MÔ HÌNH HUẤN LUYỆN NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà lãnh đạo là huấn luyện và đào tạo (coaching) nhân viên để họ làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Với vai trò này, nhà lãnh đạo sẽ giúp nhân viên cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định tốt hơn, học được những kỹ năng mới và thăng tiến trong sự nghiệp. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng có may mắn được đào tạo bài bản về kỹ năng huấn luyện nhân viên và đa phần để có được kỹ năng này họ đều phải tự học. Điều này nghe có vẻ nản lòng. Tuy nhiên, nếu bạn nắm được một số phương pháp chính yếu, tìm cơ hội để thực tập và tin vào khả năng của mình, bạn có thể trở thành một người huấn luyện tốt và giúp tăng hiệu quả làm việc của đội nhóm do bạn quản lý. Một trong những phương pháp hữu ích để huấn luyện nhân viên là sử dụng mô hình GROW. Đây là từ viết tắt của Goal (Mục tiêu), Current Reality (Thực tại), Options (Giải pháp) và Will (Ý chí). Mô hình GROW là gì? Bạn có thể hình dung mô hình GROW giống như kế hoạch bạn lập cho một chuyến hành trì

TRUYỀN ĐẠT, TRUYỀN LỬA, TRUYỀN THÀNH CÔNG!

Hẳn chúng ta vẫn nhớ đến bài phát biểu của Steve Jobs - Giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính Apple Computer ở lễ trao bằng tốt nghiệp của trường ĐH danh tiếng Stanford (Mỹ) vào tháng 6/2005. Không hô hào khẩu hiệu, chẳng kể lể thành tích, nhưng bài diễn thuyết của ông đã gây chấn động lớn ở buổi lễ và trên mạng Internet toàn cầu sau đó. Không bàn tới nội dung của bài phát biểu vốn dĩ quá đột phá và xuất sắc, ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến một khía cạnh góp phần giúp bài diễn thuyết của Steve thành công rực rỡ: đấy là phương cách truyền đạt hoàn hảo của ông với phong cách và sự chuẩn bị nội dung không thể chê vào đâu được. Bạn không phải là Steve Jobs, tuy nhiên nếu bạn là một nhà quản lý giỏi, hẳn bạn cũng đã và đang trang bị cho mình một phong cách truyền đạt rất riêng cho bản thân để hỗ trợ cho công việc, bởi kỹ năng giao tiếp và truyền đạt luôn nằm ở phần đầu trong danh sách các kỹ năng bắt buộc của người quản lý. Bên cạnh phương pháp riêng của mình, bạn có thể tham khảo n

LÀM SAO ĐỂ CÂN BẰNG CÔNG VIỆC – CUỘC SỐNG CHO NHÂN VIÊN HIỆU QUẢ

Khảo sát của Caravat.com  về cân bằng công việc-cuộc sống (CV-CS) với trên 2.000 người LĐ trong tháng 8.2010 cho thấy: Chỉ có 27% cảm thấy mình có được sự hài hòa giữa CV-CS, 62% cảm thấy ít hay nhiều bị mất cân bằng và 11% hoàn toàn không có sự cân bằng. Kinh tế càng phát triển khiến người LĐ mất cân bằng giữa CV-CS có xu hướng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động và doanh nghiệp. Tiêu chí chọn việc mới của người lao động Theo theo khảo sát này, “chính sách cân bằng CV-CS” giữ tầm quan trọng thứ hai chỉ sau “lương bổng” trong các tiêu chí lựa chọn công việc mới của người LĐ, ngang với “thăng tiến” và “cơ hội phát triển sự nghiệp lâu dài”; cao hơn “danh tiếng Cty”, “phong cách lãnh đạo” hay “địa điểm gần nhà”... Tuy vậy, khi được hỏi rằng Cty hiện tại có các chính sách liên quan tới cân bằng CV-CS không, chỉ có 34% trả lời “có”, 32% trả lời “không” và 34% cho rằng “không biết”.   Bà Thanh Nguyễn – GĐĐH Caravat.com cho biết: “Tuy cảm nhận cân bằng CV-CS mang tính cá nhân, n

ĐƯỢC LÒNG ĐỒNG NGHIỆP – KHÓ HAY DỄ?

Áp dụng ba lời khuyên sau một cách khéo léo để công sở trở thành ngôi nhà thứ hai của bạn: 1. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc Khi có nhiều dự án cùng một lúc hoặc khi bạn đang “bơi” trong một biển công việc, điều đầu tiên bạn cần làm ngay là lên kế hoạch cụ thể cho công việc của bạn. Một bảng danh sách những công việc cần làm, người chịu trách nhiệm và thời hạn hoàn thành giúp bạn quản lý khối lượng công việc với mức độ ưu tiên phù hợp. Nó còn giúp những người trong dự án nắm rõ tiến độ công việc và hoàn tất trong thời gian quy định. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo tất cả công việc của bạn hoàn tất đúng thời hạn để không ảnh hưởng đến thời hạn của người khác và tiến độ chung của dự án. Thành công của dự án chứng tỏ năng lực và tinh thần đồng đội của cả nhóm. Đồng nghiệp sẽ bắt đầu tin tưởng bạn hơn. 2. Làm nhiều hơn nói Người ta thường nhầm lẫn giữa sự bận rộn và tiến độ công việc.  iệc bận rộn không đồng nghĩa với việc hoàn thành công việc đúng lúc. Nhiều người nghĩ rằng họ càng nói nh