Chuyển đến nội dung chính

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại: Lời nói dối trung thực

Cuộc chiến sữa nội và sữa ngoại đang diễn ra đến hồi gay cấn. Các công ty sữa nội ra sức tuyên truyền các công thức sản xuất sữa, công nghệ chế biến sữa và thành phần sản xuất sữa trong nước tương đương với các loại sữa ngoại nhập khác. Các công ty sữa ngoại với ưu thế về công thức sản xuất, công nghệ chế biến, thành phần sản xuất kết hợp với trình độ quản lý và marketing thì đang mặc sức tăng giá làm cho các ông bố và bà mẹ Việt Nam mệt mỏi và đau đầu. Chọn sữa nội và sữa ngoại cho con uống là một bài toán nhiều mục tiêu mà ông bố, bà mẹ phải giải?

Mục tiêu lựa chọn phải:
  • Có các thành phấn công thức sữa đảm bảo phù hợp với độ tuổi trẻ theo các loại công thức 1, công thức 2...Xã hội phát triển nên sinh ra nhiều loại thể trạng như trẻ béo phì, trẻ thiếu cân, trẻ không dung nạp lactose... Nuôi một đứa trẻ đủ cân đã mệt bây giờ phải nuôi làm sao không dư cân càng mệt hơn! Vụ thiếu các thành phần dinh dưỡng sữa làm cho trẻ đầu to ở Tàu vừa kết thúc thì đến vụ sữa có melamin trên toàn thế giới. Không biết các nhà "pha" học còn khám phá ra vụ gì nữa thì mai mốt sẽ rõ. Nhưng bây giờ bố mẹ phải tin vào các thành phần công thức sữa mà nhà sản xuất ''khuyên dùng'' như công thức 1 cho trẻ sơ sinh, công thức 2 cho trẻ 1 - 3 tuổi, công thức 3 cho trẻ 3 - 6 tuổi. Các công thức đó khác nhau như thế nào, bổ sung thành phần nào mà công thức 1 lại đắt hơn gần gấp đôi các công thức còn lại. Chắc tại vì các nhà ''pha'' học sản xuất sữa thích xem các giải đua xe nên nghĩ công thức 1 của sữa cũng có tiêu chuẩn giống như xe đua thể thức 1 F1 nên phải có giá đắt. 
  • Có công nghệ chế biến sữa phải hợp vệ sinh. Nhà máy sản xuất của họ mà mình không được vào thăm thì làm sao mà mình biết có vệ sinh hay không? Vậy thì cứ cố tin vào các clip quảng cáo rằng sữa của công ty em được làm theo tiêu chuẩn của nước ngoài, theo quy trình chế biến của nước ngoài nên bò và trang trại bò thì hình ảnh tại Việt Nam còn quy trình đựng sữa, lấy mẫu sữa để kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm thì toàn bộ là ở xứ sở nổi tiếng về hoa tulip, đặc biệt là ngành sữa Việt Nam phát triển đến mức thuê hẳn các ông Tây bà Đầm về để lái xe đựng sữa và lấy mẫu kiểm nghiệm sữa. Sữa Việt Nam vì vậy có giá thành cao so với mức thế giới là do vậy?!
  • Có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Theo lời cổ nhân dạy thì "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" nhưng mà trẻ ăn no cũng chưa đủ mà còn phải đủ dưỡng chất nữa nên các ông bố, bà mẹ phải nhịn ăn, nhịn mặc để mua sữa mà chăm lo tương lai của đất nước trong khi các vị đại biểu Quốc hội đang ngồi bàn hơn 5 năm rồi là làm sao quản lý giá sữa.
Đa mục tiêu để lựa chọn vậy thì chọn sữa nào bây giờ? Sữa nội hay sữa ngoại?

Sữa nội có ưu thế rất lớn về giá thành, là ưu tiên lựa chọn số một nếu xét về mục tiêu giá thành. Tuy nhiên sữa nội có nhược điểm lớn về công thức sữa, thành phần sữa và công nghệ chế biến sữa. Vừa qua, một tập đoàn sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam công bố kết quả nghiên cứu của một Viện chuyên chăm lo cái việc ăn uống về việc sản phẩm sữa bột của tập đoàn sữa nọ có kết quả đối chứng tốt hơn các hãng sữa khác. Kết quả nghiên cứu của Viện rất tốt cho việc tiếp thị của tập đoàn nhưng mà tin vào kết quả đó mà chọn sữa cho con thì nên xem lại. Về mặt khoa học, kết quả đó không công bố việc chọn mẫu nghiên cứu,  độ tuổi nghiên cứu, khả năng kinh tế của gia đình đứa trẻ...Đặc biệt là kết quả nghiên cứu được hỗ trợ tài chính từ tập đoàn kinh tế thì khả năng làm sai lệch do các yếu tố kinh tế là rất lớn. Nghiên cứu có thể cho một kết quả là một đứa trẻ sống trong gia đình có thu nhập cao, điều kiện dinh dưỡng tốt uống 1 ly sữa/ngày phát triển tốt hơn đứa trẻ sống trong gia đình có thu nhập thấp, có điều kiện dinh dưỡng kém nhưng cũng uống 1 ly sữa/ngày. Tính số lượng thì đủ nhưng tính chất lượng thì có sự khác biệt rõ rệt làm ảnh hưởng đến kết quả dinh dưỡng. Nhưng nghiên cứu để quảng cáo thì vẫn cứ là quảng cáo.

Từ đó ta nên nhìn nhận lại thực lực của các ngành sản xuất sữa trong nước. Việc nhìn nhận lại có các vấn đề về:
  • Các thành phần của trong sản phẩm  sữa bôt được đảm bảo theo đúng các chỉ tiêu chất lượng và số lượng theo các tiêu chuẩn cơ sở do doanh nghiệp tự công bố hay tiêu chuẩn của quốc gia. Phần lớn các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nên vấn đề các thành phần không cần phải lo lắng. Các sản phẩm nước ngoài có các thành phần nào thì các sản phẩm trong nước có các thành phần tương đương vì hơn 99% nguồn nguyên liệu sản xuất sữa bột là nhập khẩu. Hơn nữa, các thành phần công thức được "copy" từ các thành phần công thức sữa nước ngoài.
  • Công nghệ chế biến sữa bột của Việt Nam thì tương đối bởi vì mức lợi nhuận từ dòng hàng này rất cao, đầu tư sản xuất thấp vì phần lớn chỉ nhập nguyên liệu về rồi pha trộn khô để thành sản phẩm. Công nghệ chế biến sữa tươi thì vô cùng lạc hậu vì các doanh nghiệp không có nông trường nuôi bò sữa lớn, không sẵn sàng đầu tư lớn cho nuôi bò sữa, trữ sữa tại trại chăn nuôi, vận chuyển sữa, xử lý và chế biến thành sản phẩm sữa tươi. Nhưng đầu tư lớn để làm gì khi người tiêu dùng Việt Nam dễ tính, các cơ quan quản lý nhà nước dễ thương nên các hãng sữa nhập khẩu sữa bột về rồi hòa với nước để thành sữa tươi tiệt trùng bán cho người tiêu dùng là chuyện bình thường, không nghe ai nói phải xử lý gì cả!
  • Công thức sản xuất sữa thì sữa ngoại có công thức gì thì sữa nội có công thức đó. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp sữa nội không có chi phí hoặc chi phí rất ít cho việc nghiên cứu và phát triển các công thức mới. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc làm sao có thể sao chép và sản xuất nhanh nhất các công thức sản xuất sữa đã hết hạn bản quyền. Vì vậy hiệu quả tương đương với các loại sữa có công thức sản xuất gốc là không bằng bởi vì thành phần nguyên liệu của sữa nội chủ yếu là nhập khẩu, công thức sản xuất cũng sao chép nên việc kiểm soát tính ổn định , hiệu quả hấp thụ các thành phần của sữa nội rất kém.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...