Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Để tri thức của nhân viên trở thành của doanh nghiệp

(TBKTSG) - Doanh nghiệp nào khi tuyển nhân viên cũng mong muốn tuyển được những người có tri thức, hơn nữa là tri thức phù hợp với yêu cầu công việc. Các doanh nghiệp luôn mong muốn người được tuyển dụng suy nghĩ và làm việc độc lập, biết tự tìm giải pháp hiệu quả xử lý công việc. Bằng chứng là khi tuyển dụng, doanh nghiệp nào cũng đòi hỏi và tìm mọi cách để đo lường những giá trị vô hình ẩn chứa trong đầu ứng cử viên. Trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển nhân viên có được những cách thức, phương pháp làm việc giúp khai thác và phát triển được tri thức của họ. Trong phạm vi bài viết này, người viết chia sẻ kinh nghiệm về việc khai thác và phát triển tri thức của nguồn nhân lực từ góc độ kỹ thuật. Để thực hiện được việc khai thác và phát triển tri thức của nguồn nhân lực thì cần nhiều biện pháp khác nhau như chế độ đào tạo, huấn luyện tốt, lương thưởng phù hợp, xa hơn nữa là xây dựng một văn hóa doanh nghiệp thích hợp và quy trình xử lý công việc là một trong những

Vì sao tái cấu trúc thất bại

(TBKTSG) - Làm thế nào để hạn chế thất bại khi thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp? Muốn tái cấu trúc doanh nghiệp phải bắt đầu từ đâu? Người chủ doanh nghiệp phải làm gì trước khi “đặt trọn” sự nghiệp vào tay nhà tư vấn… >> Bài 1:Tái lập hay tái cấu trúc? Những băn khoăn như thế sẽ được giải đáp phần nào trong bài viết thứ hai của loạt bài về tái cấu trúc doanh nghiệp. Có doanh nghiệp với doanh số cả ngàn tỉ đồng, quy mô nhân viên trên ngàn người suốt mấy năm qua đã “loay hoay” mãi với chuyện tái cấu trúc. Doanh nghiệp đã không tiếc tiền thuê một công ty tư vấn về để khởi xướng và dẫn dắt quá trình tái cấu trúc. Họ bắt đầu bằng việc vẽ lại sơ đồ tổ chức, viết lại quy chế tổ chức hoạt động của các phòng/ban, viết các bản mô tả công việc; rồi soạn thảo các quy trình làm việc và hoàn thành một bộ tài liệu đồ sộ với đầy đủ các “hướng dẫn”, “quy trình”, “quy phạm”… được đóng thành tập dày. Bộ tài liệu đã được chuyển giao cho lãnh đạo doanh nghiệp một cách trang trọng trong một bu

Tái lập hay tái cấu trúc

(TBKTSG) - "Cần phải tái cấu trúc thôi!”, “Cần phải tái lập thôi!” - đó là những câu mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên thường thốt lên trong thời gian gần đây khi gặp những khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý, điều hành hoặc khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, đình trệ. “Tái cấu trúc” (Restructuring) và “Tái lập” (Re-engineering/ Recreating) được nhiều người hiểu một cách chung chung là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đôi khi, những từ này được hiểu lẫn lộn với nhau và bản thân từng từ cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khi thực hiện, do cách làm khác nhau, kết quả đem lại khác nhau, tạo ra những cuộc tranh luận bất tận giữa các chuyên gia. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin chia sẻ quan điểm và cách nhìn rõ hơn về các cụm từ đang là “mốt thời thượng” này. “Restructuring” (thường được dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tổ ch

Kinh nghiệm mua thiết bị

(TBKTSG) - Việc mua sắm những thiết bị công nghệ của nước ngoài không chỉ đơn giản là… thanh toán-giao hàng, mà đòi hỏi phải rất bài bản từ việc lập ban quản lý dự án, tổ chức đấu thầu đến sản xuất thử, huấn luyện nhân sự và chuyển giao công nghệ. Giám đốc kỹ thuật một công ty sản xuất gạch men kể chuyện công ty ông đã mất hai năm để nhập một dây chuyền sản xuất về rồi… để đó! Nguyên nhân: giá mua thiết bị quá cao, công nghệ sản xuất lại không nắm vững, dẫn đến sản phẩm làm ra vừa có giá cao hơn sản phẩm nhập khẩu, lại không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Câu chuyện bắt đầu từ khi ban lãnh đạo công ty nhận thấy cần đầu tư sản xuất men frit [dùng phủ lớp tráng trong các sản phẩm sành sứ, gạch men], vì thị trường trong nước lúc đó vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn loại nguyên liệu này. Kế hoạch thì có nhưng khâu duyệt dự án lại mất rất nhiều thời gian. Đến khi hay tin có một công ty ở Huế đã mua công nghệ và sản xuất thành công men frit, ban lãnh đạo công ty mới hối thúc phải triển

Tái cấu trúc thành công

(TBKTSG) - Sau khi đã nhận ra sự khác biệt giữa hai khái niệm  tái lập và tái cấu trúc , đồng thời hiểu rõ những lý do vì sao quá trình tái cấu trúc thất bại ở nhiều doanh nghiệp, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ chia sẻ kinh nghiệm làm thế nào để tái lập/tái cấu trúc thành công. Sự thất bại thường xảy ra ở các dự án tái cấu trúc đã buộc các chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ lại toàn bộ tiến trình, cân nhắc mọi khía cạnh khi triển khai thực hiện… Thật may mắn, trong rất nhiều trường hợp, sau quá trình “tư duy lại chính mình”, họ đã nhận ra… đã “lơ mơ” khi xác định nhu cầu đích thực của doanh nghiệp, cần làm gì, phải làm gì, nên bắt đầu từ đâu… Muốn biết được doanh nghiệp đang có những vấn đề đích thực nào và đang cần gì, không cách nào hơn là phải có một cuộc “tổng kiểm tra” toàn diện và chuyên sâu để “định bệnh” cho doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra những “liệu pháp điều trị” phù hợp. Những “triệu chứng” thường gặp nhất, khiến chủ doanh nghiệp đặt vấn đề tái cấu trúc hay tái lập

Xử lý đình công tự phát

(TBKTSG) - Bắt đầu một ngày làm việc mới, vừa bước vào công ty, thay cho cảnh những người lao động quen thuộc vào ca, các nhân viên  văn phòng đang làm những công việc thường nhật, là một quang cảnh nhốn nháo, ồn ào. Một nhóm công nhân tụ tập bên ngoài sân nhà máy, lôi kéo những công nhân khác cùng giương cao biểu ngữ đòi tăng lương, đòi giải quyết bức xúc về giờ làm hay những quyền lợi khác… Trong vai trò là người lãnh đạo công ty, bạn phải làm gì khi gặp tình huống ấy? Dấu hiệu của đình công Thực ra không một cuộc đình công nào xảy ra tự nhiên hay đột ngột, dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay cung ứng dịch vụ. Vấn đề là những người trong cuộc có nhận ra nó với những dấu hiệu đặc trưng hay không. Dưới đây là một số những dấu hiệu mà nhà quản lý cần lưu tâm. Hầu hết các cuộc đình công xảy ra đều bắt nguồn từ những bức xúc có thật của người lao động về một chính sách mà theo họ là chưa hợp lý, chưa phù hợp với thực tế hay ít ra là chưa công bằng trong nội bộ doanh nghiệp. Ban đầu nh

Vai trò của ban kiểm soát trong công ty cổ phần

(TBKTSG) - Hiện đang là mùa cao điểm đại hội cổ đông thường niên của các công ty cổ phần (CTCP). Tuy nhiên, tham dự một số đại hội cổ đông trong thời gian qua, có thể nhận thấy ban kiểm soát (BKS) trong các công ty này dường như chưa thể hiện hết vai trò bảo vệ nhà đầu tư và giám sát hoạt động của hội đồng quản trị (HĐQT) và ban giám đốc (BGĐ). Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một số khía cạnh hoạt động của BKS trong CTCP hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005. Vai trò luật định Nếu tạm coi CTCP là một “nhà nước” thu nhỏ, thì đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) đóng vai trò là cơ quan lập pháp - nơi quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; HĐQT và BGĐ được coi là cơ quan hành pháp - nơi điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; còn BKS đóng vai trò của cơ quan tư pháp - có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của HĐQT và BGĐ. Cách ví von này có thể giúp chúng ta dễ mường tượng ra vai trò của BKS trong mối quan hệ với các bộ p