Chuyển đến nội dung chính

Nhặt nhạnh thông tin về tình hình thẻ và thanh toán thẻ tại Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến hết năm 2013, tổng số lượng thẻ phát hành của 50 ngân hàng đã đạt hơn 66,2 triệu thẻ, tăng hơn 20% so với 2012. Trong số này thẻ ghi nợ chiếm 92,3%, thẻ tín dụng 3,67% và thẻ trả trước 4,03%.Tổng doanh số thanh toán thẻ đạt hơn 1,2 triệu tỉ đồng, có khoảng 15.300 ATM và gần 130.000 POS đã được lắp đặt.

Tính đến cuối tháng 03/2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lượng thẻ được phát hành của 48 tổ chức đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011) với khoảng 378 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện: Đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, qua đó thẻ của một ngân hàng đã có thể sử dụng để rút tiền tại hầu hết ATM của các ngân hàng khác. Để thực sự phát huy tác dụng làm giảm tiền mặt trong việc sử dụng thẻ, NHNN đã chỉ đạo triển khai kết nối liên thông mạng lưới POS và phát triển thanh toán thẻ qua POS. Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông; số lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về TTKDTM đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng. Một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) đã có những nhận thức tích cực về lắp đặt và chấp nhận thanh toán thẻ qua POS.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho thanh toán thẻ tiếp tục được đầu tư và cải thiện: Đến cuối tháng 3/2013, có 46 NHTM đã trang bị máy ATM/POS với số lượng trên 14.300 ATM và hơn 101.400 POS.

Đến cuối năm 2012, về cơ bản hoàn thành kết nối về kỹ thuật trên toàn quốc, với trên 76.000 POS của trên 720 chi nhánh tổ chức tín dụng và 20.600 đơn vị chấp nhận thẻ đã được kết nối liên thông; số lượng và giá trị thanh toán qua POS tiếp tục tăng nhanh, đạt mức gần 21 triệu giao dịch và 95.000 tỷ đồng; nhận thức về thanh toán thẻ qua POS đã có sự chuyển biến tích cực ở các địa phương, việc sử dụng thẻ thanh toán qua POS đang dần trở nên phổ biến ở các thành phố lớn; nhận thức chung của xã hội về TTKDTM đang thay đổi, xu hướng thanh toán bằng thẻ của dân cư cũng bắt đầu gia tăng

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính đến hết quý 3 năm 2013, các tổ chức tín dụng đã phát hành 62,93 triệu thẻ; tăng 2,78 triệu thẻ (tương đương 4,62%) so với cuối quý 2 năm 2013. Trong đó thẻ nội địa là 57,23 triệu thẻ, tăng 2,34 triệu thẻ (tương đương 4,26%) trong vòng 3 tháng; thẻ quốc tế là 5,7 triệu thẻ, tăng 440.000 thẻ (tương đương 8,36%).

Chi tiêu trên thẻ tăng hơn 40%

Còn nếu phân chia theo nguồn tài chính, số thẻ ghi nợ là 58,21 triệu thẻ, tăng 2,46 triệu thẻ so với quý 2; thẻ tín dụng 2,27 triệu thẻ, tăng 180.000 thẻ; thẻ trả trước chiếm 2,45 triệu thẻ, tăng 140.000 thẻ. Tốc độ tăng trưởng của các loại thẻ quốc tế tại thị trường Việt Nam khá nhanh. Mức tăng trưởng bình quân của MasterCard tại Việt Nam đạt gần 50%/năm về số lượng phát hành thẻ tín dụng và tăng hơn 40% về số tiền chi tiêu trên thẻ. Riêng Tổ chức thẻ Visa đã đạt con số 1 triệu thẻ.

Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu thị trường nước ngoài, quy mô dân số trẻ không ngừng mở rộng cùng với sự phát triển của công nghệ và xu hướng thương mại điện tử ngày càng thịnh hành là những yếu tố cơ bản khiến thị trường thẻ thanh toán ở Việt Nam, cả thẻ tín dụng (credit card) và thẻ ghi nợ (debit card), phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây. Tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn, chưa được khai thác nhiều và đây là cơ hội lớn cho các công ty phát hành thẻ, các nhà cung cấp cũng như các nhà sản xuất thẻ tại Việt Nam. Đây cũng là lý do mà các ngân hàng nước ngoài triển khai đẩy mạnh khai thác phát triển thị trường này.

Tiến đến không dùng tiền mặt

Theo báo cáo mới phát hành gần đây của Công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS, thị trường thẻ Việt Nam tăng trưởng khoảng 18,5% trong khoảng 2011 - 2014.

Tính đến cuối năm 2011, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỉ USD, tuy nhiên giao dịch rút tiền vẫn còn lớn, chiếm hơn 80%. Để gia tăng lượng giao dịch không dùng tiền mặt, các ngân hàng hiện nay đang đẩy mạnh phát triển hệ thống chấp nhận thẻ như máy ATM, máy POS, mạng lưới thanh toán hàng hóa dịch vụ sử dụng thẻ, các tiện ích dịch vụ… Ngoài rút tiền mặt, chủ thẻ có thể dễ dàng sử dụng thẻ trong các thanh toán giao dịch hóa đơn điện thoại, internet, trả phí bảo hiểm, chuyển khoản thanh toán… Tiện ích của thẻ ATM không chỉ giúp chủ thẻ quản lý được tiền, không đem theo một lượng tiền lớn để thanh toán hàng hóa dịch vụ, tiết kiệm được tiền… mà còn giúp họ tiết kiệm chi tiêu khi các ngân hàng phát hành thẻ phối hợp với những đơn vị bán hàng giảm giá hàng hóa cho khách hàng sử dụng thẻ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,