Chuyển đến nội dung chính

Văn khấn Giao thừa (Ngoài sân)

Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian, hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới, nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại. vương hiệu của 12 vị hành khiển và các phán quan là:

  • Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
  • Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
  • Năm Dần: Ngụy Vương Hành khiển, mộc tinh hành binh chi thần, tiêu tào phán quan.
  • Năm Mão: TrịnhVương Hành khiển, thạch tinh hành binh chi thần, liễu tào phán quan.
  • Năm Thìn: Sở Vương Hành khiển, hoả tinh hành binh chi thần, biểu tào phán quan.
  • Năm Tị: Ngô Vương Hành khiển, thiên hao hành binh chi thần, hứa tào phán quan.
  • Năm Ngọ: Tần Vương Hành khiển, thiên mao hành binh chi thần, ngọc tào phán quan.
  • Năm Mùi: Tống Vương Hành khiên, ngũ đạo hành binh chi thần, lâm tào phán quan.
  • Năm Thân: Tề Vương Hành khiển, ngũ miếu hành binh chi thần, tống tào phán quan.
  • Năm Dậu: Lỗ Vương Hành khiển, ngũ nhạc hành binh chi thần, cự tào phán quan.
  • Năm Tuất: Việt Vương Hành khiển, thiên bá hành binh chi thần, thành tào phán quan.
  • Năm Hợi: Lưu Vương Hành khiển, ngũ ôn hành binh chi thần, nguyễn tào phán quan.

Chú ý: trong các bài văn khấn giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy.

Kính lạy :

Đức đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật; Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần; Ngài Cựu niên đương cai Hành Khiển; Ngài đương niên Thiên Quan; Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương; Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa ; Ngài định Phúc Táo quân; Các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này .

Nay là giờ phút Giao thừa năm

Tín chủ chúng con là xxxx cùng toàn gia già trẻ lớn bé, ngụ tại

Phút giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, Tống cựu nghênh tân, Giờ Tý đầu xuân, Đón mừng Nguyên đán, Tam dương khai thái , Vạn tượng canh tân.

Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân , dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết , lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay , thể đức hiều sinh , ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Tín chủ chúng con kính mời  Ngài Cựu niên Đương cai , Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần , Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần , các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long mạch Tài Thần , các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ chúng con minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, Nam tử thanh cao, nữ nhi đoan chính, học hành tinh tiến,

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,