Chuyển đến nội dung chính

17 thói quen đơn giản sẽ giúp bạn thành công

Trên mạng xã hội Quora gần đây, một câu hỏi được trao đổi khá sôi nổi giữa các thành viên: "Tôi có thể làm gì từ hôm nay để tự giúp ích cho bản thân sau 5 năm nữa?”. Câu hỏi này được đưa ra bởi một sinh viên mới ra trường tuy nhiên những lời khuyên, góp ý đều có thể áp dụng cho tất cả mọi người.

Sau đây là những thói quen dễ tạo lập nhưng cực hữu ích đối với bạn trong 5 năm tới.

1. Chọn một sở thích thể thao mà bạn có thể theo đuổi trong nhiều năm

Nếu không tập thể thao, cuộc sống của bạn bắt đầu từ giảng đường đại học và tiếp tục là công việc văn phòng sẽ làm tổn hại đến tư thế ngồi, lưng về hệ tiêu hóa của bạn. Công việc văn phòng đang giết chết bạn một cách từ từ. Đây là công việc bảo vệ bạn khỏi điều này.

2. Viết ra những điểm quan trọng mà bạn đã làm trong ngày

Bạn có thể xem nó là chuyện tầm phào nhưng điều này sẽ chỉ ra cách bạn sử dụng một ngày như thế nào. Theo nghiên cứu của trường kinh doanh Harvard cho thấy khoảng thời gian ngắn 15 phút viết lại những gì đã diễn ra vào cuối ngày có thể khiến bạn hiệu quả hơn trong công việc.

3. Nói chuyện với một người lạ mỗi ngày

Những người lạ cũng là những cơ hội mới. Cơ hội này giúp bạn có thêm bạn mới, bắt gặp những ý tưởng mới, thoát khỏi sự sợ hãi nói chuyện với người lạ, bắt đầu một công việc kinh doanh. Bạn không thể biết trước tương lai, sự nghiệp hay hạnh phúc của mình ra sao, vì vậy hãy mở rộng mối quan hệ của bạn càng nhiều nếu có thể.

4. Học cách lắng nghe

Mọi người đều thích thú khi nói về bản thân mình, vì vậy hãy nuôi dưỡng khả năng để họ làm điều đó.

5. Kiểm soát lãng phí thời gian ít nhất

Cuộc sống là chuỗi sự kiện nhiều ngày, mỗi ngày là chuỗi hàng giờ, mỗi giờ lại là chuỗi các phút. Và chỉ có thể dành được nhiều thời gian sống nếu không lãng phí nó.

6. Tìm ra hạnh phúc trên con đường thực hiện những giấc mơ của bạn

Hãy tránh phong cách sống trì hoãn. Thay vào đó hãy bắt tay vào những việc bạn phải làm ngày bây giờ và sau đó là thực hiện những việc bạn muốn làm tại một thời điểm mơ hồ nào đó trong tương lai, tìm ra cách thực hiện điều bạn thích hiện tại.

7. Xây dựng tình bằng hữu và tốt với mọi người

Có được những mối quan hệ bạn bè tốt là nền tảng giúp bạn trở nên thành công sau này. Bạn giống bạn bè của mình nhiều hơn bạn nghĩ.

8. Đa dạng hóa các trải nghiệm

Trải nghiệm cuộc sống của bạn càng rộng mở, những ý tưởng của bạn sẽ sáng tạo hơn, mối quan hệ của bạn với mọi người cũng sẽ tốt hơn.

9. Tiết kiệm tiền

Hãy giữ lại một ít tiền lương mỗi tháng và thực hiện nó một cách tự động, khi đó bạn sẽ không bỏ lỡ điều này nữa.

10. Cạn ly với người lớn tuổi

Họ nhiều kinh nghiệm hơn bạn, đã đi trước bạn khá lâu và họ sẵn sàng chia sẻ với bạn những câu chuyện của bản thân. Từ đó bạn sẽ học hỏi được nhiều thứ từ những người lớn tuổi.

11. Bắt đầu tập thiền

Thiền đào tạo trí não bạn khả năng giải quyết với những điều điên rồ mỗi ngày.

12. Học cách đối phó với xấu hổ và nghi ngờ

Tất cả mọi người đều trải qua những cảm xúc này, nhưng hiếm người học được cách đối phó lành mạnh với chúng.

13. Hoạt động ngoài trời

Thật dễ dàng để ra ngoài và thực hiện một thứ gì đó. Các nhà tâm lý học cho rằng một chút hoạt động ngoài trời có thể là công cụ hữu ích chống lại trầm cảm và mệt mỏi.

14. Tìm hiểu những người khác biệt với bạn

Nếu bạn là người theo chủ nghĩa tự do, hãy làm bạn với những người bảo thủ. Nếu bạn là một con chuột thành phố, hãy tìm cách để hiểu một con chuột vùng đồng quê. Tại sao? Có nhiều lý do, một trong số đó là chúng ta sẽ ra quyết định tốt hơn trong một nhóm tổ chức đa dạng.

15. Lên lịch mọi thứ

Hãy tập thói quen lên lịch mọi thứ, từ cuộc hẹn với một ai đó, lịch một cuộc họp, việc biết thời điểm một việc nào đó sẽ xảy ra là cách hữu ích giúp bạn không phải phỏng đoán, hay không có sự chuẩn bị.

16. Đọc tiểu thuyết

Tiểu thuyết là thứ mô phỏng những tình huống, cảm xúc của con người. Những cuốn tiểu thuyết sẽ giúp bạn hiểu thêm về trải nghiệm cuộc sống của người khác.

17. Lập ra những mục tiêu nhỏ

Hãy đặt ra những mục tiêu như đọc 15 trang sách mỗi ngày, tập chống đẩy 20 cái,…Đây là cách bạn đạt được những dự án khổng lỗ bằng những nhiệm vụ hàng ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,