Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...
Các bài đăng gần đây

PHẦN 2: MỘT HỆ THỐNG CUNG CẤP GIÁ TRỊ

 Thông tin trong phần này cung cấp phạm vi cho phân phối giá trị, quản trị, chức năng dự án, môi trường dự án và quản lý sản phẩm. Mục 2.1 Tạo giá trị (Create Value) . Phần này mô tả cách các dự án hoạt động trong một hệ thống để tạo ra giá trị cho các tổ chức và các bên liên quan (stakeholder) của họ. Mục 2.2 Hệ thống quản trị tổ chức (Organization Governance System) . Phần này mô tả cách thức quản trị hỗ trợ một hệ thống cung cấp giá trị. Mục  2.3 Các chức năng liên quan đến dự án (Function Associated with Projects) . Phần này xác định các chức năng có thể hỗ trợ các dự án. Mục 2.4 Môi trường dự án (The Project Environment) . Phần này xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến các dự án và việc phân phối giá trị. Mục 2.5 Các quan tâm về Quản lý Sản phẩm (Product Management Consideration) . Phần này xác định các cách thức liên quan giữa danh mục đầu tư, chương trình, dự án và sản phẩm.

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

1. Giới thiệu Tiêu chuẩn Quản lý Dự án (The Standard for Project Management) xác định các nguyên tắc quản lý dự án nhằm hướng dẫn các hành vi và các hành động của các chuyên gia dự án và các bên liên quan khác đang làm việc hoặc tham gia vào các dự án. Phần giới thiệu này mô tả mục đích của tiêu chuẩn này, xác định các thuật ngữ và khái niệm chính và xác định đối tượng sử dụng tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn Quản lý Dự án bao gồm các phần sau: - Phần 1 Giới thiệu. - Phần 2 Một hệ thống của các giá trị bàn giao. - Phần 3 Nguyên tắc Quản lý Dự án. 1.1 MỤC ĐÍCH CỦA TIÊU CHUẨN QUẢN LÝ DỰ ÁN Tiêu chuẩn Quản lý Dự án cung cấp một cơ sở để hiểu về quản lý dự án và cách một dự án tạo ra các kết quả dự kiến. Tiêu chuẩn này được áp dụng bất kể ngành, vị trí, quy mô hoặc phương pháp tiếp cận (delivery approach) ví dụ như dự đoán, kết hợp hoặc thích ứng. Tiêu chuẩn Quản lý Dự án mô tả hệ thống mà các dự án hoạt động bên trong nó, bao gồm quản trị, các chức năng khả thi, môi trường dự án và các mối qua...

Vì sao mục tiêu bạn đề ra cho năm mới thường không thành?

Trong bốn năm qua, năm nào tôi cũng có cùng một mục tiêu vào ngày 01/01 là sẽ không mất thời gian vào các tin nhắn và dung các app trên điện thoại; vậy mà nay tôi vẫn còn như thế. Tất nhiên tôi hiểu sẽ phải cần nhiều lần quyết tâm mới bỏ được thói xấu này, hiện tôi vẫn đặt quyết tâm như vậy. Và không phải chỉ có một mình tôi. Trước khi sang năm mới, nhiều người đặt mục tiêu phấn đấu khó cho mình nên không làm được, cho dù đó là việc thăng tiến trong công tác mà không thể thành hiện thực được, một thói quen tập luyện quá khó để thực hiện sang tháng Hai, hoặc một mục tiêu về tình cảm mà nó quá mù mờ. Trong trường hợp của tôi, tôi đặt mục tiêu khó đánh giá tới mức tôi tưởng tôi thất bại ngay cả khi tôi không thất bại. (Thú thực là tôi cũng đã có nhiều quyết tâm khác trong nghề nghiệp và trong rèn luyện cơ thể.) Xin đừng thất vọng vì có rất nhiều người như bạn. Nghiên cứu cho thấy chỉ 8% số người lập quyết tâm cho năm mới là có thể thực hiện được mục tiêu của mình, theo một nghiên ...

Kẻ phá hoại trên Amazon

Mike Molson Hart, người bán đồ chơi trên Amazon.con, nhận ra có điều gì đó không ổng vào đầu tháng này. Bộ đồ chơi bằng nhựa hình đĩa của ông, tên là Brain Flakes, đã không còn ở trong hàng ngũ những đồ chơi bán chạy nhất của Amazon nữa. Điều này rất là quan trọng đối với doanh thu của cửa hàng do thời điểm tặng quà trong các ngày lễ lớn đang đến gần. Ông đã ghé thăm trang sản phẩm trên Amazon.com và nghi ngờ rằng mình đã bị "bắn tỉa", khi mà một thương gia phá hoại cửa hàng của người khác bằng cách thuê người viết những phê bình không tốt về sản phẩm, và sau đó thuê một nhóm khác bỏ phiếu nhận xét cho những bình luận giả này là hữu ích, làm cho phản hồi giả này nổi bật, và thấy được bởi những người mua sắm thực. Những người làm nghề tự do ở Trung Quốc và Bangladesh có thể sẵn sàng nhận những việc như thế này với mức giá 10 đô cho mỗi giờ để viết bình luận sản phẩm. Mặc dù đồ chơi của ông có đánh giá 4,8 sao trên 5 đựa trên hơn 1.100 lượt đánh giá, người mua sắn vẫn có th...

9 "luật trời" bất khả phá vỡ, lĩnh hội được cả đời sẽ an nhiên!

1. Để mọi việc xuôi như nước chảy Nước là vật chất không sở hữu hình dáng cố định, cứ thuận thế, thuận dòng mà lưu chuyển. Thế nhưng, cổ nhân cũng có câu núi không cản nổi nước, nước chảy đá mòn. Bởi vậy, người Trung Quốc tin rằng, cư xử nhu hòa, thuận thế thời giống dòng nước thì tất cả mọi việc sẽ hanh thông, được như ý nguyện. Tất cả những điều ấy được gói gọn trong quan niệm "không tranh giành". Không tranh giành khác với thái độ không cầu tiến. Bởi việc hạn chế tranh giành bày tỏ tấm lòng tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh phá vỡ thế cân bằng của vạn sự, vạn vật, không vì cái nhỏ mà đánh mất cái lớn, càng không vì dòng đời vạn biến mà đánh mất bản thân. Hành sự cũng không nên gấp gáp, bởi có câu "dục tốc bất đạt". Trước khi làm bất kỳ một việc gì, bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ, sau đó định ra kế hoạch rồi cẩn trọng thực hiện từng bước một. Cách hành sự ấy cũng giống như dòng nước, chầm chậm chảy xuôi, không phân sau trước, không lấy làm gấp gáp. Lại...

Tay trắng khởi nghiệp

Một khi bạn đã hiểu ra bạn muốn làm gì, đây là những việc bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu việc kinh doanh của mình từ con số 0: 1. Nghiên cứu thị trường bạn hướng đến Biết được những điều mà nhiều người cùng cạnh tranh đã biết cũng không giúp ích được gì. Hãy đi sâu hơn nữa. Hãy dấn thân vào thị trường của mình và học hỏi nó như là một chuyên gia. Hãy tìm kiếm trên Google cho những từ khóa liên quan đến mảng kinh doanh của bạn. Không nên chùn bước nếu thị trường có dấu hiệu bão hòa. Bạn có thể sử dụng điều này là lợi thế của mình. Có nghĩa là thị trường đang tạo ra cho những người đi trước lợi ích thì bạn cũng có thể làm cho thị trường tạo ra giá trị cho mình. Tiền sẽ ở đó đợi bạn. 2. Đặt ra mục tiêu tài chính có thể nắm bắt được Tôi đặt ra cho mình những mục tiêu mới mỗi 6 tháng và luôn luôn vươn lên khỏi điểm khởi đầu. Hãy đi ngược lại và tìm hiểu xem điều gì bạn cần làm mỗi ngày để đưa bạn tới nơi bạn muốn. Hãy đặt cho bạn một mục đích có thể vuơn xa và quan sát những bước tiế...