Chuyển đến nội dung chính

Vì sao mục tiêu bạn đề ra cho năm mới thường không thành?

Trong bốn năm qua, năm nào tôi cũng có cùng một mục tiêu vào ngày 01/01 là sẽ không mất thời gian vào các tin nhắn và dung các app trên điện thoại; vậy mà nay tôi vẫn còn như thế. Tất nhiên tôi hiểu sẽ phải cần nhiều lần quyết tâm mới bỏ được thói xấu này, hiện tôi vẫn đặt quyết tâm như vậy. Và không phải chỉ có một mình tôi.

Trước khi sang năm mới, nhiều người đặt mục tiêu phấn đấu khó cho mình nên không làm được, cho dù đó là việc thăng tiến trong công tác mà không thể thành hiện thực được, một thói quen tập luyện quá khó để thực hiện sang tháng Hai, hoặc một mục tiêu về tình cảm mà nó quá mù mờ. Trong trường hợp của tôi, tôi đặt mục tiêu khó đánh giá tới mức tôi tưởng tôi thất bại ngay cả khi tôi không thất bại. (Thú thực là tôi cũng đã có nhiều quyết tâm khác trong nghề nghiệp và trong rèn luyện cơ thể.)

Xin đừng thất vọng vì có rất nhiều người như bạn. Nghiên cứu cho thấy chỉ 8% số người lập quyết tâm cho năm mới là có thể thực hiện được mục tiêu của mình, theo một nghiên cứu của Đại học Scranton.

"Ngay từ đầu, một ý định quyết tâm đã có sự thất bại và trì hoãn trong bên trong nó," Timothy Pychyl at, giáo sư trợ giảng về tâm lý của đại học Carleton ở Ottawa, Ontario, ở Canada, chuyên sâu về sự trì hoãn, nói.


Cảm giác thất bại

Để cho chắc chắn, người ta có thể có lợi từ việc ấn định mục tiêu ở thời điểm này trong năm bởi vì họ dễ chia sẻ những quyết tâm này với những người khác (để rồi cảm thấy buộc phải cố thực hiện). Nhưng, trong thực tế, những quyết tâm cho năm mới thường khét tiếng là khó thực hiện.

Một phần của rắc rối là ta thường chọn những mục tiêu phi thực tế nhất để làm mục tiêu thực hiện với giả thuyết sai là ta chỉ cần là "một con người khác hẳn" trong năm tới, Rachel Weinstein, nhà tâm lý trị liệu, đồng giám đốc của Trường Portland ở Oregon dạy kỹ năng cá nhân và tài chính cho người thuộc lứa tuổi thiên niên kỷ, nói. Rắc rối này lại tệ hại hơn nữa khi ta nghe thấy các mục tiêu lớn lao của các bạn và đồng nghiệp (cũng được định ra trong thời điểm này của năm), cộng thêm những tin nhắn tiếp thị liên quan đến hiện tượng văn hoá này.


Trong thực tế, "những thay đổi đi từng bước nhỏ, dần dần theo thời gian," Weinstein giải thích.

Đối với nhiều người, việc đặt mục tiêu cho năm mới gây phản tác dụng mà ta không hay biết, Joseph Luciani, nhà tâm lý học chuyên sâu về kỹ thuật tự tu luyện Cresskill, ở New Jersey, Mỹ, nói. Sau một vài lần bất thành khi cố thực hiện mục tiêu, ta có cảm giác thất bại, ta thấy ta không đáp ứng được chính những ý định của mình, ông nói.

"Những ý định trong ngày nghỉ lễ là những ý định rỗng tuếch …. Chúng ta chuyển từ trạng thái bốc đồng sang 'cái này khó quá'," ông nói. Cuối cùng thì ta thấy thoái chí, không muốn định ra những mục tiêu mới vào thời gian tiếp theo trong năm.

Bí quyết của thành công

Nếu bạn thực sự nghiêm túc theo đuổi mục tiêu định ra cho năm mới, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt, đừng đợi tới mồng 1 tháng 1. Có sự nấn ná trì hoãn là vì ta cảm thấy dễ chịu khi nói về quyết tâm dự kiến của mình với ai muốn biết, nhưng lại thấy khó thực hiện trong năm mới, Panych nói. Thí dụ, mua giày chạy và chạy cự ly ngắn trước khi hoàn toàn cam kết để quyết định chạy marathon.

Và bạn nên thận trọng về việc nói với bạn bè trước khi mình đã có những thành công. Ngay cả khi chưa đưa ra quyết định, ta có thể có trải nghiệm thành công qua việc đơn giản nêu ra mục tiêu phấn đấu và thể hiện ham muốn trước khi ta thực tế đạt được mục tiêu, theo nghiên cứu của Panych. "Đôi khi, sẽ là điều hoàn toàn tồi tệ nếu ta nói với mọi người, bởi vì như vậy là ta đã có được phần thưởng ít nhiều rồi," ông nói. "Hiện tại tự cho mình chiến thắng, tương lai tự nhận thất bại."

Đề ra mục tiêu đơn giản

Có vẻ như bạn đã hạ thấp mục tiêu của mình, nhưng nếu bạn muốn thực sự đạt được quyết tâm đăt ra, hãy chọn mục tiêu dễ thực hiện ngay từ ngày đầu. Tốt hơn nữa, Weinstein nói, là hãy tìm một mục tiêu mà bạn có thể phát triển nó thành một quyết tâm khó hơn.

Thí dụ, bổ sung một ngày thứ 3 vào việc tập thể dục hình thể nếu bạn đã tập được 2 ngày một tuần. Sẽ dễ thành công hơn, bạn thấy tự trọng hơn, dẫn tới những mục tiêu khó hơn. Nếu một quyết tâm cho năm mới mà thấy dễ quá, "thì ta làm một bổ sung cho quyết tâm vào tháng 3," bà nói.

Thời điểm là quan trọng

Những quyết tâm mà chúng được "thực hiện thành một lần" thì có thể dễ được thực hiện ở nhiều thời điểm trong năm, kể cả ngày đầu năm, Hengchen Dai, giáo sư trợ giảng về cách cư xử tổ chức ở đại học Washington, Mỹ, nói. Các ngày lễ, kể cả ngày sinh nhật, ngày đầu xuân, hoặc ngày đầu tuần, là những ngày mốc đặc trưng để thúc đẩy một mục tiêu và thôi thúc để hứa hẹn một sự khởi sự mới, Hengchen Dai nói.

Nhưng nếu như trong quá khứ bạn đã bị thất bại (giống tôi), thì hãy tự tha lỗi cho mình và kiên quyết sẽ thực tế hơn khi lập những ý định mới. Thay vì bám vào những mục tiêu như cũ, hãy thử một quan điểm khác biệt mà nó có thể tăng cường cái mà Luciani gọi là "tính tự giác cao" và tự cảm thấy thỏa mãn ngay cả với những thành công nhỏ nhất.

"Phát triển tính tự giác là một quá trình dài," Luciani nói. "Bạn càng có được nhiều thành công thì bạn càng nhận thấy mình khác đi."

Bài tiếng Anh đăng trên BBC Capital

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...