Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Người dân sẽ có văn hóa hơn nhờ Bộ Quy Tắc Ứng Xử

''Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 29-10, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở VH-TT & DL Hà Nội, cho biết ngày 30-10 UBND TP và các sở, ngành sẽ tiếp tục bàn, cho ý kiến đối với nội dung bộ quy tắc ứng xử. Theo lãnh đạo Sở VH-TT & DL, dự thảo bộ quy tắc ứng xử của Hà Nội gồm các chuẩn mực ứng xử chung và các chuẩn mực ứng xử cụ thể được áp dụng cho sáu nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn TP Hà Nội như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Đây là đề án từng được trao giải Ý tưởng - Vì tình yêu Hà Nội (giải thưởng Bùi Xuân Phái) năm 2013. Theo ông Nguyễn Khắc Lợi - phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, bộ quy tắc ứng xử được xây dựng dựa trên 50.000 trang tài liệu thu thập được, bao gồm 130 đầu sách, 10 luận văn tiến sĩ, hơn 100 bài báo và tạp chí, 30 bộ tài liệu pháp lý và nội quy cơ quan có liên quan bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra còn có 6.000 bảng hỏi chọn mẫu từ 30 đơn vị hành chính quận, huyện, thị xã trên

Thời vắng những nhà văn hoá lớn?

Trong một lần gặp gỡ một nhóm sinh viên trẻ ở Hà Nội vài năm trước, tôi hỏi các em: Trong xã hội Việt Nam ngày nay, đặc biệt là trong lãnh vực văn hoá, các em ngưỡng mộ ai nhất? Và tôi ngạc nhiên khi chẳng em nào trả lời tôi được! Nhớ lại hồi còn trẻ, tôi có thể kể năm bảy người mà tôi ngưỡng mộ, những Đào Duy Anh, những Nguyễn Mạnh Tường, những Trần Đức Thảo, những Hoàng Xuân Hãn, những Nguyễn Hiến Lê...  Còn ngày nay? Có thể chăng chúng ta đang sống trong thời vắng những nhà văn hoá lớn? Thế nào là một nhà văn hoá lớn?  Tất nhiên, xã hội nào cũng có những trí thức, những người tham gia (có thể rất tích cực) vào hoạt động văn hoá trong lãnh vực này hoặc lãnh vực nọ... Song, những nhà văn hoá lớn có một vai trò vượt trội những trí thức khác, và không phải bất cứ xã hội nào, lúc nào cũng có những nhà văn hoá như thế. Đó là những người mà sự uyên thâm và nhất là tính kiên trì nghiên cứu (nhiều khi lặng lẽ), năng suất làm việc phi thường (hàng mấy chục quyển sách, hàng trăm bài báo,

10 Best Practice For Integrating Your Customer Data

You say integration, I say integration: Shared understanding of what you mean by "integration"assure better integration. Begin by establishing a common lexicon between all members of your team and all of your stakeholders so there is no misunderstanding or misconstrued intent or action along the way. It is never safe to assume that everyone is "on the same page''.  Whether you mean combining, sharing, or referring to information, integration must be result in people and the tools they use working better together to achieve common goals .    In the context of a customer data integration project, it is important that every stakeholder and every person involved share a common understanding of the end goal of the integration activity. Have a plan with a measurable outcome: It must have a well-developed plan. The saying “A journey of a thousand miles must begin with a single step” has been attributed to Lao-Tzu, the founder of “Tao Te Ching. That planning b

Chưa giàu đã già, lại nợ đầm đìa

Đỗ Thiên Anh Tuấn (TBKTSG) - So sánh Việt Nam với các nước trên thế giới về ba chỉ tiêu: thu nhập trung bình, tỷ lệ dân số già, và quy mô nợ công cho thấy Việt Nam khó tránh khỏi bẫy của quốc gia chưa giàu đã già, lại nợ nần nhiều. Sẽ phải tăng thuế để trả nợ công? Nợ công xét cho cùng cũng là nợ của người dân, tức cuối cùng người dân cũng phải “rút hầu bao” để trả các hóa đơn nợ cho Chính phủ thông qua các khoản thuế mà người dân phải nộp. Trong tương lai khi các khoản nợ này đến hạn buộc Chính phủ phải tăng thuế để có nguồn thu trả nợ hoặc nếu không sẽ phải cắt giảm các khoản chi khác mới có tiền trả nợ. Nếu các khoản chi thường xuyên là thứ tối thiểu để duy trì sự vận hành bình thường của bộ máy hành chính - mà thực tế ở Việt Nam đang ngày càng một phình to hơn và sẽ còn có nguy cơ phình to nữa - thì việc cắt giảm chi tiêu sẽ phải lấy từ chi đầu tư phát triển. Hiện tượng này được gọi là sự chèn lấn đầu tư công do gánh nặng nợ công quá mức. Điều này đặt ra một thách thức r

Thách thức chưa giàu đã già

 GS TRẦN VĂN THỌ (Đại học Waseda, Nhật Bản) Vấn đề này diễn ra chậm chạp nhưng khắc nghiệt hơn vì khi đã thành hiện thực thì khó có thể đối phó được nữa. Trước giai đoạn lão hóa là thời đại dân số vàng. Giai đoạn này nếu không có chiến lược, chính sách phát triển nhanh để đất nước giàu lên trước khi cơ cấu dân số thay đổi thì chắc chắn sẽ trực diện với bi kịch chưa giàu đã già. Việt Nam đang đứng trước thách thức này. Dân số vàng đến và đi như thế nào? Thông thường sự thay đổi dân số của một nước có bốn giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, tốc độ sinh lớn và tốc độ tử cũng cao nên dân số hầu như không tăng hay tăng rất chậm. Vào giai đoạn 2, tốc độ tử giảm nhưng tốc độ sinh tiếp tục cao nên dân số tăng nhanh. Đặc tính của giai đoạn này là tỉ lệ dân số trẻ (dưới 15 tuổi) rất cao. Do kinh tế chưa phát triển, thu nhập đầu người rất thấp, các nước phải kế hoạch hóa gia đình để dân số không tăng nhanh mới có thể tích lũy để khởi động quá trình phát triển. Sang giai đoạn 3, tốc độ sinh giảm

ISI, tiêu chí thẩm định, và các động lực ngược

Phùng Hồ Hải, Ngô Quang Hưng (TBKTSG Online) - Nhân vụ kiện liên quan đến một tạp chí khoa học chuyên ngành hẹp gần đây, chúng ta cần xem xét kỹ hơn về nguyên nhân sâu xa của sự kiện: đó là tiêu chí thẩm định chất lượng nghiên cứu khoa học trong giới hàn lâm của chúng ta hiện nay đã và đang có khả năng dẫn đến các động lực ngược (tạm dịch từ “perverse incentive” của Kinh tế học), làm cho đầu tư công vào nghiên cứu khoa học kém hiệu quả. Trong bài này chúng tôi điểm qua cách mà các nước tiên tiến thẩm định kết quả nghiên cứu khoa học, cách nước ta đang dùng, và cuối cùng đưa ra một vài đề xuất để thay đổi tiêu chí đánh giá chất lượng nghiên cứu. Những tiêu chí tốt sẽ tạo “động lực thuận" thúc đẩy chất lượng nghiên cứu khoa học nước nhà, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất đầu tư công vào nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học ở các nước tiên tiến Bất kể là đánh giá từng bài báo khoa học cụ thể, đánh giá các dự thảo xin kinh phí tài trợ, hay đánh

Công ty và quyền riêng tư của nhân viên

(TBKTSG) - Vừa qua, công ty X tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động và ra quyết định khiển trách bằng văn bản đối với bà A. Lý do công ty X đưa ra là bà A đã nhiều lần dùng e-mail cá nhân đặt mua hàng qua mạng, tức là đã làm việc riêng trong giờ làm việc, vi phạm nội quy lao động của công ty X. Tuy vẫn được tiếp tục làm việc tại công ty và được trả đầy đủ lương, phúc lợi như trước đây, nhưng thấy “bẽ mặt” với đồng nghiệp, bà A đã phản ứng lại bằng cách gửi công văn yêu cầu liên đoàn lao động địa phương bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động bị công ty xâm phạm quyền riêng tư mặc dù không có ý kiến phản đối quyết định xử lý kỷ luật lao động của công ty. Quyền riêng tư là gì? Trước hết, phải nói rằng pháp luật Việt Nam hiện chưa có luật riêng quy định về việc bảo vệ quyền riêng tư mặc dù đã từng được kiến nghị đưa vào chương trình soạn thảo luật của Quốc hội. Thuật ngữ “quyền riêng tư” cũng chưa được định nghĩa về mặt pháp lý một cách trọn vẹn trong các văn bản pháp luật hiện hà