Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Mười tiêu chuẩn để đưa tin khoa học

(TBKTSG) - Dù không phải là những nhà khoa học chuyên sâu, giới báo chí có thể áp dụng 10 tiêu chuẩn để đánh giá thông tin khoa học để đưa tin có chất lượng, chính xác, khách quan. Mười tiêu chuẩn này không sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, mà theo thứ tự quy trình khoa học. Bài này chỉ bàn về truyền thông khoa học, chủ yếu là y khoa (chưa bàn đến truyền thông chính trị - xã hội). Tiêu chuẩn 1: Chất lượng thông tin và bằng chứng Khoa học và truyền thông có cùng một mẫu số: kết luận phải dựa vào bằng chứng. Bằng chứng có chất lượng thường được thu thập và xử lý từ những công trình nghiên cứu có hệ thống, hiểu theo nghĩa nghiên cứu làm đúng quy trình khoa học. Quy trình khoa học chuẩn là đề xuất giả thuyết và ý tưởng; phương pháp đo lường hay thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao và chính xác; xử lý dữ liệu đúng phương pháp khoa học; và diễn giải dữ liệu phải phù hợp với kết quả nghiên cứu. Thế nhưng trong thực tế, nhiều nhà khoa học diễn giải dữ liệu một cách chủ quan (tức theo ý của mì

Cạnh tranh bằng vốn tri thức

(TBKTSG) - Trong doanh nghiệp, vốn tri thức (intellectual capital) thể hiện thông qua con người, cấu trúc tổ chức, tài sản tri thức (intellectual assets) và sở hữu trí tuệ (intellectual properties). Việc hiểu và đo lường vốn tri thức sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh. Vốn tri thức và tài sản tri thức Con người sở hữu tri thức của mình. Bản thân mỗi người là một nguồn vốn tri thức. Khi tham gia vào một doanh nghiệp, họ sẽ trở thành tài sản tri thức của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thực sự phát huy, trở thành một tài sản giá trị hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đôi khi nguồn vốn tri thức tốt chưa chắc đã trở thành một tài sản giá trị. Mỗi doanh nghiệp đều có vốn tri thức. Nguồn vốn này thể hiện ở bản quyền tác giả, kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm kinh doanh, cơ sở dữ liệu, lòng tin vào nhãn hiệu và sự tài tình của các nhà quản trị cấp cao. Vốn con người, một phần của vốn tri thức, cũng được xem là tài sản vô hình như những tài sản vô hình kh

Để tìm đúng người trong 30 phút phỏng vấn

(TBKTSG) - Tuyển dụng nhân sự có thể ví như một quyết định đầu tư vào con người. Phải một thời gian sau thì mới nhận ra được hiệu quả hay hậu quả, trong khi quyết định đầu tư được đưa ra phần lớn dựa vào những thông tin có được trong các cuộc phỏng vấn chỉ độ 30 phút. Hơn nữa, các ứng viên ngày nay lại rất chuyên nghiệp, kỹ năng trả lời phỏng vấn rất hoàn hảo, lại chuẩn bị rất kỹ càng. Vậy làm thế nào để có thể có một quyết định đầu tư đúng chỉ bằng các câu phỏng vấn trong 30 phút? Tuần rồi, giới nhân sự trong cộng đồng mạng doanh nhân Anphabe đã gặp nhau để tìm đáp án cho câu hỏi này. Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành mạng tuyển dụng nhân sự cao cấp Navigos Search, người từng tổ chức phỏng vấn hơn 6.000 hồ sơ, cho biết ba câu hỏi về năng lực, động lực và kỹ năng mềm là những câu hỏi không thể thiếu được trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng. Nhưng để tìm được đúng người, nhận ra được giá trị của ứng viên, nhà tuyển dụng nên sử dụng “quy luật số 3”. Đó là phỏng vấn ba lần bởi ba

Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn

(TBKTSG) - Nhiều công ty gia đình ở Việt Nam đang chuẩn bị lực lượng kế thừa, chuyển giao việc kinh doanh. Tuy nhiên, dù việc chuyển giao mới ở thế hệ thứ hai nhưng đã có những dấu hiệu bất ổn. Những bất ổn... Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam thường hoạt động theo mô hình công ty gia đình, chồng là giám đốc, vợ làm phó giám đốc kiêm thư ký... Việc quản trị công ty gia đình trong bối cảnh nền kinh tế đang khủng hoảng đối với nhiều người còn khó khăn hơn. Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở TPHCM thừa nhận sau gần 10 năm hoạt động, công ty ông đã có những dấu hiệu “trục trặc”. Vì quản lý không tốt, nên những sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều, năng suất làm việc của công nhân giảm rõ rệt. “Tình trạng này xảy ra gần hai năm nay, khi tôi chuyển giao việc điều hành cho người nhà, nhằm huấn luyện cho thế hệ kế thừa, chuẩn bị việc chuyển giao công ty”, ông nói. Ông cho biết người được giao việc quản lý công ty là con trai ông. Người này đã được đào tạo bài b

Dự đoán cơ cấu chính phủ Việt Nam sau Đại hội Đảng XI

Cơ cấu chính phủ, Đảng và Quốc hội Việt Nam sau Đại hội Đảng XI gồm: 1. Đảng Tổng bí thư: Nguyễn Phú Trọng 2. Chính phủ Thủ tướng: Nguyễn Tấn Dũng Phó thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao): Nguyễn Thiện Nhân Phó thủ tướng: Phó thủ tướng: Hoàng Trung Hải Bộ trưởng Bộ Công An: Lê Hồng Anh Bộ trưởng Bộ Y Tế: Nguyễn Thị Kim Tiến Bộ trưởng Bộ Tài Chính: Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng: Phùng Quang Thanh Bộ trưởng Bộ Công Thương: Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội: Nguyễn Thị Kim Ngân Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn: Cao Đức Phát 3. Quốc hội Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng

Đâu là sự thật

Câu chuyện thứ 1 “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”. Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”. Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đoàn có giá

Bình luận

"Trước hết là tư tưởng bảo thủ, vẫn kiên trì tư duy cũ, không dứt khoát từ bỏ về thực chất mô hình XHCN kiểu cũ, tìm cách ngụy trang bằng vỏ ngôn từ mới và một số điều chỉnh chi tiết. Những quan điểm bảo thủ đó được gán cho cái nhãn mác đẹp đẽ là trung thành với lý tưởng XHCN, đã bị lợi dụng cho những lợi ích phe nhóm với những đặc quyền đặc lợi phát sinh trong cơ chế thị trường. Nó hù dọa xã hội về mọi tai ương đe dọa, bóp nghẹt mọi ý kiến đòi thực hiện đúng nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, chụp cho nó mọi cái mũ xấu xa… Đ ã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích lũy ban đầu: bóc lột, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi côn