(TBKTSG) - Dù không phải là những nhà khoa học chuyên sâu, giới báo chí có thể áp dụng 10 tiêu chuẩn để đánh giá thông tin khoa học để đưa tin có chất lượng, chính xác, khách quan. Mười tiêu chuẩn này không sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, mà theo thứ tự quy trình khoa học. Bài này chỉ bàn về truyền thông khoa học, chủ yếu là y khoa (chưa bàn đến truyền thông chính trị - xã hội). Tiêu chuẩn 1: Chất lượng thông tin và bằng chứng Khoa học và truyền thông có cùng một mẫu số: kết luận phải dựa vào bằng chứng. Bằng chứng có chất lượng thường được thu thập và xử lý từ những công trình nghiên cứu có hệ thống, hiểu theo nghĩa nghiên cứu làm đúng quy trình khoa học. Quy trình khoa học chuẩn là đề xuất giả thuyết và ý tưởng; phương pháp đo lường hay thu thập dữ liệu có độ tin cậy cao và chính xác; xử lý dữ liệu đúng phương pháp khoa học; và diễn giải dữ liệu phải phù hợp với kết quả nghiên cứu. Thế nhưng trong thực tế, nhiều nhà khoa học diễn giải dữ liệu một cách chủ quan (tức theo ý của mì...