Chuyển đến nội dung chính

Thoái thác trả lời

Những người lãnh đạo thành công rất lão luyện trong việc này. Những chính trị gia láu cá thăng tiến nhờ có tiểu xảo này. Nhưng với phần lớn chúng ta, đối phó với những câu hỏi khó khi đang trình bày một vấn đề quan trọng là khó hơn ta tưởng.

Thoái thác trả lời khi phải đối mặt với các câu hỏi hóc búa là một dạng nghệ thuật, do vậy chúng tôi tìm đến trang mạng chuyên hỏi đáp Quora để có những lời khuyên nhằm tránh né một cách khéo léo nhất một câu hỏi trong một buổi trình bày. Sau đây là những lời khuyên:

Công nhận những gì mà người nêu câu hỏi nói có thể là điều dẫn tới thành công mỹ mãn, 

Vadim Zaytsev, kỹ sư phần mềm, nói. “Có một lần tôi dự buổi bảo vệ luận án tiến sỹ, một đối thủ khoa học đặt câu hỏi đại loại như thế này ‘Thế còn vấn đề X sẽ phải giải quyết như thế nào?’ Người bị hỏi đã trả lời rất thông minh, bắt đầu bằng câu ‘Chúng tôi chủ yếu dựa vào phương pháp được đăng trong cuốn sách của quý ngài’.

Nói rằng bạn đã biết về công việc của người đặt câu hỏi và nói rằng bạn đồng ý nó có liên quan là bạn có thể tránh né được “những cáo buộc rất nặng nề và/hoặc chuyển hướng những cáo buộc đó tới một cộng đồng lớn hơn,” Zaytsev viết.

Một chiêu khác là nói rằng câu hỏi ấy sẽ được đề cập ở những phần trình bày tiếp theo. 

Tuy nhiên, “một số người nghe dạng mặt dầy trên thực tế sẽ hỏi lại câu đó vào cuối buổi trình bày, nhưng phần lớn trong số họ sẽ quên, đặc biệt nếu buổi trình bày đó dài và còn những người khác muốn hỏi những vấn đề khác nữa,” Zaytsev viết. Mark Zuckerberg trả lời phần hỏi đáp tại Trung Quốc bằng tiếng Trung.

Một cách ứng phó thông dụng mà Jon Mixon, nhà chế tạo máy làm dụng cụ và ren, hay bắt gặp là ‘Đó là một câu hỏi hay’.

Nó là ‘một sự tránh né muôn thuở để tránh phải trả lời', ông viết. “Việc nói câu này rồi chủ động đổi hướng chủ đề ban đầu bằng cách tạo một cuộc tranh luận về nhận thức của người đối diện về “chất lượng” câu hỏi, hai thứ này là yếu tố cơ bản để đánh lạc hướng sự chú ý của người hỏi.

Giả vờ thiếu tập trung chú ý cũng có tác dụng tốt. 

Nếu bạn giả bộ không nghe thấy câu hỏi hoặc không chú tâm đến nó, “thường thì việc này đủ gây khó chịu làm cho người hỏi khiến người đó hoặc là sẽ hỏi một người khác câu hỏi đó, hoặc là nổi cáu đến mức quên mất câu hỏi họ nêu lúc ban đầu,” Mixon viết.

Một mánh khóe khác là trả lời câu hỏi bằng một câu hỏi, nó “gây tê liệt cho nỗ lực hỏi tiếp, hoặc làm cho người đặt câu hỏi hóc búa bị lạc đề. Làm ra vẻ biết câu trả lời cho một câu hỏi có thể gây tai hại nghiêm trọng cho nghề nghiệp của bạn, đặc biệt trong những lĩnh vực có rủi ro cao như việc đào tạo phi hành gia.

Robert Frost, một kỹ sư và giảng viên tại NASA, viết. “Họ phó thác cuộc sống và sự nghiệp của họ vào tay chúng tôi khi chúng tôi huấn luyện họ,” ông viết. “Họ tin tưởng 100% rằng chúng tôi là những người đáng tin cậy.” Có một lần khi Frost đang giảng cho một phi hành gia, “anh ta hỏi tôi một câu. Tôi không biết câu trả lời do vậy tôi nói ngay, “Tôi không biết’. Anh ta tiếp tục và hỏi một câu khác và tôi lại trả lời, ‘Tôi không biết’,” Frost viết. “Trong một khoảnh khắc, tôi cảm thấy hốt hoảng rằng anh ta sẽ bỏ ra khỏi phòng vì anh ta nghĩ rằng tôi là người ngờ nghệch vì không nắm được chủ đề mình giảng.” Thay vì thế, “anh ta bắt tay tôi và nói, ‘Cám ơn anh. Anh không biết là biết bao nhiêu người đã không muốn nói như vậy với tôi.”

Chính trị gia được cho là có nhiều chiêu né tránh câu hỏi. Frost khuyên những người thuyết trình nên luôn luôn thành thực: “Bạn có thể biết hoặc không biết câu trả lời. Nếu bạn không chắc chắn, bạn sẽ bị rủi ro đào tạo người ta sai do đưa ra các thông tin không đúng.”

Đôi khi trong khi thuyết trình, Doug Dingus, làm quản lý tại một công ty phần mềm máy tính, gặp phải “ý kiến đề nghị chỉnh sửa” hoặc ai đó xung phong lên nói chi tiết hơn.

Trong tình huống đó, ông sẽ nói ’Anh hiểu rất đúng đấy’ rồi nói hài hước mấy câu kiểu như là "qua đây thì hiểu được hơn về trình độ chuyên môn của họ và có thể trao đổi thông tin liên hệ để sau này bàn tiếp.”

Để xử lý các câu hỏi “ác ý”, 

Dingus khuyên: "Nên trả lời là 'Chúng ta sẽ trao đổi sau buổi trình bày này, tôi mong muốn được nghe hết ý kiến của ông’ hoặc nói những câu tương tự, qua đó họ hiểu rằng tôi sẵn sàng nghe trọn vẹn ý kiến họ. Nhưng bù lại tôi lại đề nghị người hỏi ác ý đó ngồi nghe cho tới hết buổi.”

Ông nói thêm rằng việc này có thể “dẫn đến ngồi cụng ly đâu đó để nghe họ nói hết ý kiến”.
Các chính khách có cách xử lý khôn khéo đối với các câu hỏi khó, Ed Caruthers, nhà vật lý đã nghỉ hưu, viết.

Nói ngắn gọn là họ “giữ đúng mạch của chủ đề". 

Tất cả các chính khách Mỹ hiện đại đều đã học cách biến thể của câu “Điều chúng ta thực sự cần thiết làm đối với vấn đề này là,” và sau đó diễn giải một chủ đề để trao đổi đã có chuẩn mực.

Ông nói thêm rằng: “Điều này tránh được khả năng là ứng cử viên nêu một quan điểm độc đáo công khai, bởi vì bất cứ điều gì mới lạ đều không lường trước được và có thể gây rắc rối.”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các bên liên

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biến hơn

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương trình,