Chuyển đến nội dung chính

Phát triển cá nhân

Đặc điểm tính cách cá nhân được định nghĩa là một mô hình tương đối gồm suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của một con người để phân biệt giữa người này với người khác. Theo các học thuyết tâm lý học về tính cách cá nhân hiện đại và các cuộc nghiên cứu trên quy mô lớn, lâu dài thì tính cách cá nhân được thể hiện rất sớm và tiếp tục thay đổi theo tuổi đời của cá nhân. Đặc điểm tính cách của người trưởng thành được cho là đã phát triển từ khi còn là trẻ sơ sinh; có nghĩa là sự khác biệt cá nhân trong khuynh hướng và hành vi đã xuất hiện từ rất sớm trong cuộc sống của cá nhân đó, trước khi có sự phát triển ngôn ngữ hay phát triển ý thức. Đặc điểm tính cách cá nhân bị ảnh hưởng bởi ba nhân tố là (i) Gien di truyền, (ii) Môi trường sống, (iii) Sự tương tác giữa gien di truyền và môi trường sống. Hiện nay mô hình 'Năm yếu tố của tính cách cá nhân' đã tìm thấy được cách ánh xạ các khía cạnh của tính khí cá nhân từ tuổi thơ sẽ hình thành các tính khi khi trưởng thành ở năm yếu tố gồm :
  • Mở ra với kinh nghiệm (Sáng tạo, tò mò đối nghịch với Phù hợp, thận trọng)
  • Sự tận tâm (Hiệu quả, có tính tổ chức đối nghịch với Sự dễ dàng, bất cần)
  • ớng ngoại (Hướng ra bên ngoài, tràn đầy năng lượng đối nghịch với Hướng vào bên trong, bảo lưu)
  • Thân thiện hợp tác (Hữu nghị, có lòng trắc ẩn đối kháng với Phân tích, chia tách)
  • Thần kinh (Nhạy cảm, dễ nóng giận đối kháng với an toàn, tự tin)
Theo lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý của Erik Erikson thì có tám giai đoạn phát triển tâm lý từ sơ sinh đến cuối tuổi trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn, con người phải đối mặt và hy vọng thành công với các thách thức trong cuộc sống. Mỗi giai đoạn được xây dựng dựa trên sự thành công của giai đoạn trước đó, những thách thức trong từng giai đoạn nếu chưa được giải quyết có thể xuất hiện trở lại như là các vấn đề trong tương lai.  Tuy nhiên sự hiểu biết rõ ràng một giai đoạn là không bắt buộc để có thể tiếp tục ở giai đoạn kế tiếp. Lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý của Erik Erikson mô tả một sự phát triển cá nhân thông qua 8 giai đoạn dựa vào khả năng cân bằng năng lực sinh học của cá nhân với các yếu tố môi trường, xã hội. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi các khủng hoảng tâm lý với hai thế lực xung đột chính. Nếu một cá nhân thành công trong việc dung hòa các thế lực, cá nhân đó sẽ thể hiện các đức tình tương ứng. Ví dụ, nếu một đứa trẻ bước vào giai đoạn trẻ mới biết đi với sự tự tin hơn sự nghi ngờ, đứa trẻ sẽ mang đức tính này trong phần còn lại của cuộc đời. Tám giai đoạn phát triển tâm lý của Erik Erikson gồm:

Tuổi trung bình
Đức tính
Khủng hoảng tâm lý
Mi quan h
Câu hỏi tồn tại
Ví d
0 - 2
Hy vọng
Tin tưởng so với Mất tin tưởng
M
Tôi có thể tin tưởng thế giới này?
Ăn
2 - 4
Muốn
Tư tịn so với Xấu hổ, Nghi ngờ
Cha m
Nó tốt đối với con?
Tự mặc quần áo
4 - 6
Mục đích
Sáng kiến so với Tội lỗi
Gia đình
Nó tốt đối với con để làm, để di chuyển, để hành động
Sử dụng công cụ tạo ra các tác phẩm nghệ thuật
5 - 12
Năng lực
Công việc so với Mặc cảm
Láng giềng, Trường học
Tôi có thể làm điều này với những người này hoặc những vật này?
Học ở trường, Chơi thể thao
13 - 19
Trung thành
Bản sắc cá nhân so với Vai trò bị lẫn lộn
Cá nhân với các nhân, Vai trò trong quan h
Tôi là ai? Tôi có thể là ai?
Mối quan hệ xã hội
20 - 39
Yêu thương
Hợp tác so với Cô lập
Bạn bè, đối tác, người yêu
Tôi có thể yêu
Mối quan hệ lãng mạn đến mức nào
40 - 64
Cẩn trọng
Sáng tạo so với Trì tr
Gia đình, đồng nghiệp
Tôi có thđo đếm cuộc đời mình
Công việc
65 - Chết
Khôn ngoan
Bản ngã so với Nỗi tuyệt vọng
Con người
Có có làm được như tôi?
Phản ảnh cuộc sống

Với lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý của Erik Erikson, việc giáo dục nghề nghiệp tập trung cho việc phát triển tâm lý trong giai đoạn từ 13 đến 64 tuổi. Giai đoạn này cần tập trung phát triển các tính cách cá nhân gồm bản sắc cá nhân, s hợp tác và sự sáng tạo. Việc giáo dục nghề nghiệp cần nhận dạng được điểm mạnh, điểm yếu và sđộc đáo của từng cá nhân để phát triển nghề nghiệp phù hợp với từng tính cách cá nhân, bên cạnh đó giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải xây dựng được môi trường thân thiện, hợp tác giữa các tính cách cá nhân khác nhau trong một tổ chức học tập.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Các nguyên tắc của COBIT 5

Nguyên tắc thứ 1: Đáp ứng nhu cầu các bên liên quan (Meeting stakeholder needs) Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho các bên liên quan bằng việc duy trì cân bằng giữa lợi ích, rủi ro và nguồn lực.  COBIT 5 cung cấp các quy trình cần thiết và các điều kiện cần thiết (enabler) nhằm hỗ trợ việc tạo ra các giá trị kinh doanh thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có các mục tiêu khác nhau nên một doanh nghiệp có thể tùy biến COBIT 5 để phù hợp với bối cảnh của doanh nghiệp thông qua mục tiêu kinh doanh, biến đổi từ mục tiêu kinh doanh chung thành các mục tiêu chi tiết mà có thể quản lý được, có các đặc tả chi tiết và ánh xạ các mục tiêu đó vào các quy trình, các thực hành của mục tiêu CNTT. Các tầng mục tiêu (goals cascade) đạt được thông qua bốn bước: Bước 1: Định hướng của các bên liên quan ảnh hưởng đến nhu cầu của các bên liên quan. Bước 2: Nhu cầu của các bên liên quan tác động vào mục tiêu của doanh nghiệp.   Nhu cầu của các...

MỤC 2.1: TẠO GIÁ TRỊ (CREATING VALUE)

Các dự án tồn tại trong một hệ thống lớn hơn, chẳng hạn như một cơ quan chính phủ, tổ chức hoặc thỏa thuận hợp đồng. Để ngắn gọn, tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ tổ chức (organization) khi đề cập đến các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, các thỏa thuận hợp đồng, liên doanh và các thỏa thuận khác. Tổ chức tạo ra giá trị cho các bên liên quan. Ví dụ về các cách mà các dự án tạo ra giá trị bao gồm, nhưng không giới hạn ở: Tạo sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc người dùng cuối; Tạo ra những đóng góp tích cực cho xã hội hoặc môi trường; Cải thiện hiệu quả, năng suất, hiệu quả hoặc khả năng đáp ứng; Thực hiện các thay đổi cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi tổ chức sang trạng thái mong muốn trong tương lai; và Duy trì các lợi ích được kích hoạt bởi các chương trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh trước đó. 2.1.1 CÁC THÀNH PHẦN CUNG CẤP GIÁ TRỊ (VALUE DELIVERY) Có nhiều thành phần khác nhau, chẳng hạn như danh mục đầu tư, chương tr...

Quản trị công nghệ thông tin

"Theo định nghĩa của OCED, quản trị doanh nghiệp (corporate governance) bao gồm các quy trình để định hướng, kiểm soát và lãnh đạo tổ chức. Quản trị doanh nghiệp bao gồm thẩm quyền, trách nhiệm, quản lý, lãnh đạo và kiểm soát trong tổ chức." Theo Principles of Corporate Governance,  OCED. "Quản trị công nghệ thông tin (IT Governance - ITG) là trách nhiệm của Ban Giám Đốc và các nhà quản lý. Quản trị công nghệ thông tin là một phần của quản trị doanh nghiệp và bao gồm cấu trúc lãnh đạo, cấu trúc tổ chức và các quy trình để đảm bảo công nghệ thông tin của tổ chức được duy trì và mở rộng theo các định hướng chiến lược và mục tiêu của tổ chức'' Theo Board Briefing on IT Governance, 2 nd  Edition,  IT Governance Institute Thông tin là một nguồn lực quan trọng của tất cả các doanh nghiệp và công nghệ giữ một vai trò cũng quan trọng từ khi thông tin được hình thành đến khi thông tin bị phá hủy.  Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và trở nên phổ biế...